Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2021

Bà bầu ăn cà rốt sống lưu ý những điều gì ?

 Cà rốt được biết đến là loại củ quen thuộc, giàu dinh dưỡng và khá “lành” với nhiều người. Vậy riêng bà bầu ăn cà rốt sống được không? Mời bạn đọc bài viết này để xem liệu bà bầu có thích hợp ăn món này hay không nhé! cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nào ?

Bà bầu ăn cà rốt sống lưu ý những gì ?

Cà rốt giàu dinh dưỡng, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như dưỡng gan, sáng mắt, nhuận tràng, kiện tỳ, tăng cường chức năng miễn dịch, giảm lượng đường và lượng mỡ trong máu… Hầu như ai cũng có thể ăn loại củ này.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai cũng nên lựa chọn cà rốt cho thực đơn ăn uống của mình. Các chuyên gia sức khỏe cho biết: Thực tế, bà bầu uống nước ép cà rốt cũng là cách “ăn cà rốt sống”.

Tuy nhiên, so với nấu chín thì bà bầu ăn cà rốt sống có tốt không? Cà rốt có một số chất sẽ khó được cơ thể hấp thu và tận dụng khi ăn sống, ngoài ra nó cũng dễ khiến cho hệ tiêu hóa tăng thêm gánh nặng nếu mẹ bầu dung nạp quá nhiều. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và không lãng phí dưỡng chất thì bà bầu vẫn nên ưu tiên nấu chín cà rốt để ăn.

Lợi ích của cà rốt đối với sức khỏe bà bầu

Bà bầu được khuyến khích lựa chọn cà rốt vào khẩu phần ăn trong thai kỳ. Loại củ này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như các loại glucose, lipit, carotene, vitanin A, B1, B2, anthocyanidin, canxi, sắt… Ăn cà rốt đúng cách có thể giúp mẹ bầu nhận được nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé.

1. Tăng cường phòng ngừa chứng rạn nứt da

Carotene trong cà rốt khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A, thêm vào bản thân cà rốt cũng có thành phần vitamin A cho nên bà bầu ăn cà rốt kết hợp với nhiều thực phẩm đa dạng khác sẽ có hiệu quả bảo vệ làn da. Các cấu trúc da được bảo vệ, tái tạo tốt, thúc đẩy sự hợp thành collagen giúp da mềm mại, trắng sáng, hạn chế nứt da khi mang thai.

2. Điều tiết chức năng miễn dịch cho bà bầu

Nhiều loại dinh dưỡng và thành phần chống oxy hóa trong cà rốt có tác dụng cân bằng và tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt là lignin được hấp thu và phát huy công dụng tốt hơn nếu được nấu chín cùng các nguyên liệu khác. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn cà rốt sống quá nhiều mà bỏ lỡ hiệu quả này.

3. Phòng ngừa cảm mạo

Nghiên cứu cho thấy, khi hàm lượng carotene trong cơ thể bị thiếu hụt thì niêm mạc của các cơ quan hô hấp cũng theo đó mà suy yếu. Hậu quả là bạn dễ bị đối diện các dấu hiệu cảm lạnh hơn so với người đầy đủ dinh dưỡng khác. Bà bầu ăn cà rốt hợp lý sẽ hạn chế nguy cơ này, giúp mẹ và bé đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

4. Cải thiện chứng táo bón khi mang thai

Mỗi loại rau củ quả đều ít nhiều chứa hàm lượng chất xơ nhất định, có hiệu quả cải thiện và ngăn ngừa táo bón, trong số đó cà rốt cũng là một lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn không thích mùi vị đặc trưng của cà rốt thì có thể chế biến chung với các loại rau củ quả khác, vừa tăng thêm khẩu vị vừa đảm bảo cân bằng dưỡng chất đa dạng. xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không ?

Nếu bạn không bị táo bón, ăn cà rốt sẽ giúp ngừa chứng bệnh này. Tuy nhiên, nếu đang bị táo bón và muốn ăn cà rốt để cải thiện, bạn nhớ uống nhiều nước nhé kẻo lại phản tác dụng.

5. Thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể

Nhóm vitamin B trong cà rốt có tác dụng giảm căng thẳng, phục hồi thể lực, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp mẹ bầu đầy đủ sức sống và tinh thần cũng như đảm bảo cân nặng hợp lý khi mang thai.

Bà bầu ăn cà rốt nên kiêng gì?

Cà rốt mặc dù giàu dinh dưỡng, nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng bà bầu khi ăn cũng cần chú ý một số điểm sau:

Đầu tiên, nếu bạn có sở thích ăn cà rốt sống, hãy đảm bảo liều lượng thỏa đáng, không vì “ngon miệng” mà ăn quá nhiều gây gánh nặng cho tiêu hóa. Khi ăn, bạn nên chia làm nhiều lần và không quá 150gram/tuần.

Bà bầu ăn cà rốt nên hạn chế kết hợp ăn chung với rau củ giàu vitamin C (chẳng hạn như cải bó xôi, cà chua, ớt, cam quýt, canh, dâu tây…) để tránh làm phá vỡ thành phần vitamin C cũng như đồng thời làm giảm giá trị dinh dưỡng của carotene.

Món salad với cà rốt cũng không nên cho quá nhiều giấm để đảm bảo giữ lại được carotene tối ưu nhất trong cà rốt. Đặc biệt khi chế biến các món không qua nấu chín thì nên chú ý không chọn cà rốt đã mọc mầm để tránh độc tố.

Cà rốt có mặt trong thực đơn cho bà bầu, dù đã nấu chín vẫn nên được ăn chậm, nhai kỹ để đảm bảo các dưỡng chất “hòa tan” với nước. Từ đó, cơ thể hấp thu và tiêu hóa thuận lợi hơn, hạn chế hiện tượng khó tiêu sau khi ăn. Ngoài ra, bạn cũng không nên chỉ ăn duy nhất một loại thực phẩm nào mà cần kết hợp đa dạng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và bé.

Mẹ bầu tham khảo thêm: xét nghiệm hpv là làm gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét