Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Chăm sóc cho phụ nữ có thai như thế nào tốt nhất ?

Thay đổi nội tiết tố và đường tiêu hóa trong quá trình mang thai khiến cho việc ăn uống và sinh hoạt của sản phụ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai lần đầu.
Các mẹ bầu có thể lưu ý một số vấn đề sau để giúp chăm sóc bản thân và thai nhi một cách tốt nhất trong thời gian thai kỳ.

Chăm sóc cho bà bầu mang thai như thế nào tốt nhất ?

1. Giảm khó chịu ốm nghén
- Ăn theo sở thích của cá nhân để hạn chế tình trạng ốm nghén. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Thức ăn nên được nấu mềm, dễ ăn và có thay đổi thực đơn hàng ngày để tránh nhàm chán. Tránh các đồ ăn kích thích dạ dày.
- Uống đủ nước, nhất là nước ép, sinh tố để bổ sung khoáng chất và bù nước,
- Có thể dùng các sản phẫm của gừng như: trà gừng , mứt gừng , gừng tươi.. Để làm giảm các triệu chứng khó chiu của nghén
- Vận động nhẹ nhàng với các bài thể dục dành cho phụ nữ mang thai. Xoa bóp, massage cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích.
- Trong 3 tháng đầu mang thai mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm có chứa sắt hữu cơ, canxi hữu cơ.
2. Những loại rau tốt cho cơ thể
Trong quá trình mang thai, việc bổ sung các vitamin và chất xơ từ rau, củ, quả rất cần thiết cho sản phụ. Việc chọn sản phẩm phù hợp cho cả mẹ và bé cần được lưu tâm thật kỹ.
- Cà rốt: Chứa hàm lượng cao beta-carotene, một tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A, giúp cho bé phát triển thị giác. Ngoài ra cà rốt còn chứa nhiều vitamin C giúp tăng hấp thụ sắt cho cơ thể.
- Cải xoăn: Phần đặc biệt của loại cây này là sự phong phú về chất xơ, vitamin và canxi. Giá trị dinh dưỡng của cải xoăn giúp em bé phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ.
- Bắp cải: Hàm lượng canxi và sắt có nhiều trong bắp cải. Hai dưỡng chất quan trọng cho mẹ và bé
- Cà tím: giúp bảo vệ bà mẹ và em bé khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giảm cao huyết áp và các rủi ro khác. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn cà tím với lượng vừa phải, nhiều quá sẽ không tốt cho cơ thể, đặc biệt một số mẹ bầu do cơ địa nhạy cảm có thể gây phản ứng ngứa và dị ứng.
- Măng tây: Kiểm soát lượng đường trong máu vì măng tây có chứa vitamin B cao, tăng sản lượng sữa đối với các bạn đang cho con bú.
- Rau bina: Hay còn gọi là rau bó xôi, là một loại rau rất bổ dưỡng với hàm lượng cao các vi chất rất tốt cho thai phụ.
3. Những lưu ý khi tập thể dục
Tập thể dục lúc mang thai là một điều tốt cho cơ thể của sản phụ. Việc tập thể dục đúng cách sẽ giúp giảm các triệu trứng đau nhức cơ thể và lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, các mẹ không nên tập một cách tùy tiện, mà cần phải hiểu các quy tắc để an toàn cho cả mẹ và bé.
Những lưu ý cực kì quan trọng các mẹ cần nhớ
- Phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập.
- Chọn trang phục phù hợp
- Khởi động kỹ
- Tập luyện nhẹ nhàng
- Không nín thở lâu
- Không thay đổi động tác đột ngột
- Không tập đến kiệt sức
- Đi lại thư giãn sau khi tập, không ngồi ngay
- Uống nhiều nước

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Giải đáp nhanh các thắc mắc về xét nghiệm NIPT

Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT là một phương pháp sàng lọc nguy cơ bệnh di truyền thai nhi bằng máu mẹ. Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm những bất thường về nhiễm sắc thể. Độ chính xác cao, bảo đảm được sự an toàn mà thực hiện dễ dàng và nhanh chóng.>> illumina

Giải đáp nhanh các khúc mắc về xét nghiệm NIPT

2. Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT phát hiện được dị tật nào?
Xét nghiệm NIPT chủ yếu phát hiện một số dị tật như:
Hội chứng Down ( Trimosy 21, thừa 1 nhiễm sắc thể 21 ).
Hội trứng Edward ( Trimosy 18, thừa 1 nhiễm sắc thể 18 ).
Hội trứng Patau ( Trimosy 13, thừa 1 nhiễm sắc thể 13 ).
Klinefelter, hội chứng 3X: Thừa nhiễm sắc thể giới tính ( X hoặc Y)….
5. Xét nghiệm trước sinh không xâm lấn NIPT như thế nào?
Nguyên lý của xét nghiệm NIPT: Tách cfDNA của thai nhi từ 4 -7 ml máu của người mẹ. Tỷ lệ cfDNA của thai nhi trong máu của mẹ phải >4% để có thế xác định những bất thường trên nhiễm sắc thể của thai nhi. CfDNA >4% thường thai nhi ở khoảng 10 tuần tuổi trở lên.
6. CfDNA là gì?
cfDNA ( Cell free DNA) là DNA của thai nhi được lưu thông tự do trong máu của người mẹ. Máu của người mẹ được lấy mẫu qua tĩnh mạch. Phân tích cfDNA là một phương pháp: Chẩn đoán trước khi sinh không xâm lấn thường được thực hiện trên các bà mẹ cao tuổi.
7. Khác nhau giữa NIPT và chọc ối là gì?
Ưu điểm:
Phương pháp sàng lọc mới nhất và chính xác nhất để phát hiện dị tật.. Độ chính xác rất cao, khoảng 99- 99,5%.
Không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Xét nghiệm NIPT chỉ cần 10 ml máu của sản phụ.
Quy trình thực hiện đơn giản mà đảm bảo tính an toàn.
Giảm số lượng thai phụ trải qua các thủ thuật xâm lấn nguy hiểm và căng thẳng.
8. Xét nghiệm NIPT có thay thế chọc ối được không?
Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm có độ chính xác rất cao >99%. Tuy nhiên đây vẫn là xét nghiệm sàng lọc không phải là xét nghiệm chẩn đoán. Do đó, xét nghiệm được lựa chọn nhằm gia tăng khả năng phát hiện bệnh và giảm số ca thực hiện các thủ thuật xâm lấn không cần thiết.
Tuy nhiên, xét nghiệm không có ý nghĩa thay thế cho các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán xâm lấn. Ví dụ như chọc dò ối hoặc sinh thiết gai nhau.>> xét nghiệm quốc tế gentis
9. Xét nghiệm NIPT có chính xác hay không ?
Đối với phương pháp xét nghiệm sàng lọc thông thường: Xét nghiệm Double test, Triple test và siêu âm độ mờ da gáy độ chính xác chỉ đạt khoảng 60-80%.
Độ chính xác của phương pháp xét nghiệm NIPT >99%.
10. Rủi ro xảy thai của xét nghiệm NIPT?
Phương pháp xét nghiệm thông thường tỷ lệ xảy thai có thể rơi vào khoảng : 0.2-1%.
Đối với phương pháp xét nghiệm NIPT tỷ lệ sảy thai là 0%
11.Thời gian xét nghiệm NIPT trong bao lâu?
Thời gian để thực hiện xét nghiệm NIPT nhanh chóng mà kết quả chính xác: Chỉ mất có 4 – 6 ngày để có thể nhận kết quả xét nghiệm NIPT.
12. Mẫu xét nghiệm NIPT?
Lấy mẫu xét nghiệm đơn giản. Chỉ cần lấy 4 – 7ml máu ở tĩnh mạch của thai phụ để thực hiện quá trình xét nghiệm.
13. Ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi không?
Vì chỉ lấy mẫu xét nghiệm là máu của thai phụ. Do đó, quá trình xét nghiệm NIPT không có tác động gì đến thai nhi. Như vậy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi.
14.Trường hợp nào nên xét nghiệm NIPT?
Những người phụ nữ trên 35 tuổi.
Những người bi sảy thai liên tiếp.
Các trường hợp bị lưu thai với thai bị di dạng hoặc chết lưu thai không rõ nguyên nhân.
Những người có dấu hiệu bất thường trong siêu âm.
Những người có tiền sử sinh con mắc bệnh dị tật bẩm sinh như bệnh Down, bệnh Patau, bệnh Edward ,vv…
Sự bất thường của cha mẹ liên quan đến một trong những NST thử nghiệm.
Phụ nữ mang thai đã từng sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hạ sốt, thuốc phục hồi nhiễm trùng, vv …
Phụ nữ mang thai trên 20+6 tuần tuổi, những người đã bỏ lỡ thời gian tốt nhất để sàng lọc huyết thanh.
Mang thai sinh đôi trở lên.
Phụ nữ bị mắc một trong các bệnh sau: Cao huyết áp, tiểu đường, lupus, tim, thận, ung thư, bệnh lây truyền qua đường tình dục, hen suyễn, động kinh.
15. Thời điểm nào xét nghiệm NIPT thì hợp lý ?
Thông thường để chính xác thì xét nghiệm dị tật bằng xét nghiệm NIPT ở tuần thứ 10 của thai kỳ trở đi. Bởi vì ở giai đoạn đầu <10 tháng đầu của thai kỳ lượng cfDNA của thai nhi trong máu của mẹ rất thấp. Nếu phân tích ở giai đoạn này thì dễ cho kết quả dương tính giả.
16. Dương tính giả, âm tính giả là gì?
Dương tính giả và âm tính giả được hiểu là kết quả xét nghiệm mà bạn nhận được là không chính xác. Vậy nên lựa chọn thời gian và phương pháp hợp lý để tránh những nhầm lẫn trong các xét nghiệm. Giúp bạn giảm chi phí trong khám xét và yên tâm hơn với kết quả xét nghiệm nhận được.
17. Dị tật bẩm sinh là gì?
Dị tật bẩm sinh là các hiện tượng của thai nhi hay khi trẻ sinh ra có dấu hiệu bất thường về chức năng, cấu trúc cơ thể hay chuyển hóa. Ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất hay trí tuệ của trẻ, cần được can thiệp chữa trị y tế hoặc phẫu thuật

Máu người mẹ hé lộ bí mật ADN thai nhi

Trăn trở về thủ thuật chọc ối nguy hiểm có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, một giáo sư người Hong Kong đã phát triển phương pháp thử máu chẩn đoán hội chứng di truyền tiền sản qua ADN của thai nhi trong huyết tương mẹ.>> illumina

Máu người mẹ sẽ tiết lộ bí mật ADN bào thai

Đồng hồ điểm quá nửa đêm một tối mùa thu năm 1996 là lúc giáo sư Yuk Ming Dennis Lo tìm ra bước đột phá hứa hẹn thay đổi nền y học hiện đại. Phát hiện được ví như báu vật của Lo chính là một ADN di chuyển tự do trong máu, có thể giúp thực hiện những xét nghiệm tiền sản cho bào thai về hội chứng di truyền, tạo lập bộ gene hoàn chỉnh, thậm chí tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm.
Tất cả chỉ nằm trong một xét nghiệm máu đơn giản.
Bí ẩn trong máu
ADN của bào thai di chuyển tự do trong huyết tương người mẹ là phát hiện đầu tiên của giáo sư Lo. ADN này chính là cửa sổ giúp chẩn đoán sức khỏe thai nhi trong hiện tại và cả tương lai. Tuy nhiên, phát hiện quan trọng lúc đó không làm giới y khoa hứng thú.
"Họ nghĩ rằng nó chỉ được dùng cho mục đích chọn lựa giới tính", giáo sư Lo, hiện là Giám đốc Viện khoa học sức khỏe Li Ka Shing, Hong Kong, nhớ lại.
Định kiến cho rằng đây chỉ là một ứng dụng hẹp và vấp phải các vấn đề đạo đức đã khiến giới khoa học bỏ lỡ một trong những đột phá lớn nhất thế kỷ 21. Thế nhưng, khó khăn này không ngăn cản Lo tiếp tục công trình đầy tâm huyết.
Khởi đầu của tham vọng vượt thời đại
Lo bắt tay truy tìm ADN của thai nhi trong máu mẹ tại đại học Oxford, Anh, nơi ông có cơ hội gặp nhà khoa học hàng đầu, giáo sư John Bell.
"Tôi được nghe giáo sư giảng về phản ứng chuỗi Polymerase (PCR), kỹ thuật khuếch đại một đoạn ADN thành hàng nghìn, thậm chí hàng triệu bản sao. Ông ấy nói kỹ thuật này sẽ thay đổi thế giới", nhà khoa học 52 tuổi hồi tưởng.
Sau khi học cách thực hiện PCR, Lo nhanh chóng lao vào nghiên cứu một ứng dụng hiệu quả cho kỹ thuật này. Đích đến là một kiểm tra an toàn và không xâm lấn nhằm phát hiện hội chứng Down thay cho phương pháp truyền thống chọc dò màng ối, thủ tục sản khoa phát hiện các bất thường như hội chứng Down thông qua kiểm tra tế bào của thai nhi trong dịch ối.
"Một cây kim lớn sẽ chọc xuyên qua bụng người mẹ tới tử cung", Lo mô tả thủ thuật có thể gây sảy thai với tỷ lệ ước tính 1%, theo thống kê của Cơ quan dịch vụ sức khỏe quốc gia Anh.
"Tôi tự hỏi vì sao các bác sĩ phải thực hiện thủ thuật nguy hiểm như vậy? Tại sao chúng ta không lấy một mẫu máu từ người mẹ để kiểm tra?" Ông nhớ lại những trăn trở thôi thúc ông tìm ra phương pháp chẩn đoán mới.
Tuy nhiên, kiến thức khoa học thời bấy giờ lại chậm một bước so với tham vọng của Lo. Những năm 1980 khi ông còn là sinh viên, giới chuyên gia vẫn tin rằng máu của thai nhi và người mẹ là hoàn toàn độc lập.
Công cuộc tìm kiếm ADN bào thai trong máu mẹ của Dennis Lo kéo dài ròng rã suốt 8 năm nhưng không mang lại kết quả. Tế bào thai nhi đi vào máu mẹ có số lượng quá ít ỏi, nghiên cứu vì vậy phải tạm ngưng.
Chìa khóa từ các phân tử
Năm 1997 là thời điểm bước ngoặt khi giáo sư Lo trở về Hong Kong. 3 Tháng trước đó, ông biết tới thông tin những bệnh nhân ung thư được phát hiện có các ADN từ khối u trôi nổi trong huyết tương (plasma).
Các nhà khoa học nhận thấy các tế bào ung thư chết đi có thể giải phóng vật liệu di truyền vào máu người bệnh, được biết với tên ADN tự do có nguồn gốc từ các tế bào khối u chết (ctADN).
"Tôi nghĩ một đứa trẻ lớn lên bên trong người mẹ cũng giống như ung thư phát triển trong cơ thể, ngoại trừ một điều tôi chưa từng thấy khối u nào nặng hơn 3,6 kg. Như vậy, nếu một khối u nhỏ có thể giải phóng đủ ADN cho chúng ta quan sát thì một bào thai cũng có thể làm điều tương tự", Lo giải thích.
Kiên trì với mục tiêu, Lo buộc phải tìm được cách trích xuất ADN từ huyết tương. Ông bất ngờ tìm ra lối thoát từ một phạm trù tưởng như không liên quan.
"Khi còn ở Anh, tôi thường nấu mỳ ăn liền, đun sôi nước dùng rồi cho mì vào. Tôi chợt nghĩ cách đơn giản nhất để xử lý huyết tương chính là đun sôi nó lên", Lo chia sẻ.
Cách thức đơn giản mang tới hiệu quả không ngờ. Khi đun nóng, protein trong huyết tương, thành phần có thể phá hủy AND bị triệt tiêu, trong khi đó, ADN cần cho nghiên cứu vẫn còn nguyên vẹn.>> phòng xét nghiệm gentis
Tuân theo quy trình này, Lo bắt đầu kiểm tra huyết tương của thai phụ tìm kiếm ADN của thai nhi và hoàn toàn bất ngờ khi nhìn thấy kết quả đầu tiên.
"Tôi không thể tin vào mắt mình, ADN của bào thai tìm kiếm lâu nay tồn tại trong chính phần mà chúng tôi đã bỏ lỡ suốt 8 năm qua".

Mô tả xét nghiệm máu chẩn đoán hội chứng Down cho thai nhi trong bụng mẹ. Ảnh: CNN

Từ khám phá tới ứng dụng
Nhiều năm sau phát hiện ADN mang tính đột phá, giáo sư Lo vẫn không tìm được người ủng hộ hay ứng dụng nào.
"Khám phá sẽ là một giải thưởng lớn nếu có thể trở thành xét nghiệm chẩn đoán hội chứng Down", ông nhớ lại lời khuyên từ giới chuyên gia.
Hội chứng Down là bệnh di truyền, xảy ra khi thai nhi đột biến dư một nhiễm sắc thể thứ 21. Thông thường, hội chứng được chẩn đoán bằng kiểm tra các tế bào thai nhi và đếm số lượng nhiễm sắc thể. Các nhà khoa học không tin ADN tế bào tự do có thể làm được điều này. Song, giáo sư Lo đã chứng minh điều ngược lại.
Trải qua một thập kỷ nghiên cứu, năm 2007, nhóm của giáo sư Lo phát hiện vì thừa một nhiễm sắc thể thứ 21, số lượng các phân tử sản xuất từ nhiễm sắc thể này sẽ gia tăng trong huyết tương mẹ nếu thai phụ đang mang bào thai mắc chứng Down.
"Mọi người nghĩ chúng tôi điên vì phương pháp này đồng nghĩa với việc phải thực hiện nhiều kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng lặp (PCR)", Lo nói.
ADN của bào thai trong huyết tương, theo vị giáo sư, là rất nhỏ. Do đó, cần thực hiện PCR khuếch đại để tạo ra đủ dữ liệu cho phân tích. Chi phí đắt đỏ lúc ấy khiến phương pháp này trở nên phi thực tế nếu ứng dụng hàng loạt. Tuy nhiên, may mắn mỉm cười với giáo sư Lo vào năm 2008 nhờ sự ra đời của kỹ thuật chuỗi trình tự ADN thế hệ mới có thể tạo ra hàng triệu đoạn ADN chỉ trong thời gian ngắn.
Năm 2011, xét nghiệm máu kiểm tra hội chứng Down được triển khai hàng loạt, tới nay được hơn 90 quốc gia áp dụng. Theo thống kê mới nhất, hơn hai triệu phụ nữ mang thai đã sử dụng phương pháp mới không xâm lấn này trong xét nghiệm tiền sản.
Song song với lợi ích không thể bàn cãi là vấn đề chọn lựa giới tính bị lợi dụng từ xét nghiệm ADN thai nhi. Lo cho biết, ông rất lo lắng về những rủi ro đạo đức này và đã xây dựng nên những quy định nghiêm ngặt cấm sử dụng cho mục đích chọn lựa giới tính từ khi xét nghiệm được cấp phép.
Những khả năng vô hạn
Bí mật trong máu có thể ẩn chứa những khả năng vô hạn trong tương lai, theo giáo sư Lo. Xác lập trình tự bộ gene trước khi sinh là tiền đề kiểm tra những hội chứng có thể mắc phải sau này, trong đó có ung thư vú do đột biến gene BRCA1, ứng dụng trong dự đoán màu tóc hay tuổi thọ.
Vị giáo sư lưu ý chi phí cực đắt đỏ khiến những xét nghiệm này chưa thể thực hiện phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, "về cơ bản, chúng ta đã mở được cửa sổ không xâm lấn để tìm hiểu về cơ thể người".
Tìm kiếm ung thư
Giáo sư Lo đang tập trung nghiên cứu một xét nghiệm máu cho người trưởng thành nhằm chẩn đoán ung thư gan, mũi và vòm họng ngay từ giai đoạn đầu mà các phương pháp tầm soát khác không thể phát hiện.
Được mệnh danh là kỹ thuật "sinh thiết lỏng", phương pháp này truy tìm trong huyết tương những ctDNA giải phóng bởi các tế bào ung thư, qua đó xác định loại ung thư và giai đoạn mà một người đang mắc phải.
Xét nghiệm này đã được triển khai trên 10.000 nam giới trung niên ở Hong Kong và có khả năng cứu sống hàng trăm nghìn người trên thế giới nếu được áp dụng rộng rãi.
Bên cạnh đó, Lo còn sử dụng "sinh thiết lỏng" trong giám sát phản ứng thải loại khi ghép tạng và sức khỏe của bệnh nhân sau tai nạn giao thông.
Tham vọng tiếp theo
Giáo sư Lo đặt mục tiêu tiếp theo cho mình là một xét nghiệm ADN ít xâm lấn hơn, bằng cách sử dụng nước tiểu người mẹ.
"Hai giờ sau khi sinh, ADN của bào thai biến mất trong máu mẹ. Vậy ADN đó đã đi đâu? Chúng tôi đoán là trong nước tiểu", giáo sư nhận định.
Ông cho rằng nước tiểu có thể ẩn chứa một cửa sổ khác mở ra sức khỏe của người mẹ và em bé trong tương lai.
"Do đó, tôi nghĩ đây sẽ là 'kho báu' tiếp theo mà chúng tôi hướng tới", ông nói.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Những điều mẹ bầu cần biết khi tiến hành làm hồ sơ sinh

Với mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối việc tìm hiểu về bệnh viện dự định sinh con là điều rất cần thiết. Đặc biệt không ít chị em băn khoăn về việc đi làm hồ sơ sinh cần chuẩn bị những gì?>> illumina

Những điều mẹ bầu nên biết khi đi làm hồ sơ sinh

1. Bà bầu có cần làm hồ sơ sinh trước khi chuyển dạ nhập viện?
Câu trả lời là mẹ bầu nên làm thủ tục hồ sơ trước sinh vì những lý do dưới đây:
- Thứ nhất: Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng, khi nhập viện sinh con thì mình có thể vào bất cứ bệnh viện nào để cấp cứu chuyển dạ, do vậy không cần thiết làm hồ sơ trước sinh. Nhưng trên thực tế, nếu bạn chưa từng thăm khám thai, chưa có hồ sơ sinh dù bạn sinh cấp cứu vẫn có khả năng bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân và chuyển viện do không có thông tin theo dõi thai kỳ của sản phụ để đảm bảo an toàn cho ca sinh.
- Thứ hai: Nếu ca sinh của bạn chưa đến mức nguy cấp, khi chuyển dạ vào viện, bạn vẫn phải tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Lúc này bạn vừa đau chuyển dạ, vừa mệt mỏi mà vẫn phải tự mình đến các phòng chức năng để thăm khám theo đúng thủ tục. Vậy tại sao không bỏ chút thời gian làm hồ sơ sinh từ sớm để giảm bớt sự phiền phức cho chính mình.
- Thứ ba: Việc thực hiện các xét nghiệm thai kỳ trước dự kiến sinh khoảng 1 tháng sẽ giúp mẹ bầu cũng như bác sĩ chuyên khoa nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để có sự chuẩn bị tốt nhất trong ca sinh nở. Ví dụ: thai nhi nhẹ cân hơn bình thường thì mẹ cần tẩm bổ thêm ở những tuần cuối mang thai, mẹ có liên cầu khuẩn nhóm B có thể xin mổ chủ động hoặc cơ sở y tế sẵn sàng thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong cuộc sinh… Như vậy, làm hồ sơ sinh có rất nhiều ưu điểm và khuyến khích các mẹ thực hiện.

Làm hồ sơ trước sinh giúp mẹ bầu cũng như cơ sở y tế nơi bạn đăng ký sinh chủ động theo dõi thai kỳ một cách chặt chẽ. (Ảnh minh họa)
2. Hồ sơ sinh gồm những gì?
Khi mang thai 3 tháng cuối, đặc biệt là từ tuần 28, mẹ bầu có thể đến bệnh viện có chuyên khoa sản hoặc bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa để đăng ký sinh và làm thủ tục hồ sơ sinh.
Khi đăng ký, thai phụ sẽ phải tiến hành thực hiện các thủ tục về hồ sơ giấy tờ thông tin cá nhân của sản phụ, khám thai, làm các xét nghiệm theo quy định của bệnh viện.
Những thủ tục như mua sổ khám bệnh, nộp phí khám thai theo hướng dẫn của nhân viên y tế bệnh viện thì quy trình thực hiện hồ sơ sinh của mỗi bệnh viện lại khác nhau, tuy nhiên đa số mẹ bầu sẽ phải làm 1 số xét nghiệm trước sinh bao gồm:
+ Xét nghiệm và phân tích máu tổng thể: xác định nhóm máu, xét nghiệm huyết học đông máu, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu…
+ Xét nghiệm vi sinh miễn dịch gồm: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B…
+ Xét nghiệm vi sinh vi khuẩn: cụ thể là phết âm đạo và trực tràng để tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B
+ Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu
+ Nghiệm pháp dung nạp glucose ở phụ nữ có thai: Thử đường huyết/test tiểu đường thai kỳ
+ Làm Non-stress test: Đếm cử động và nghe nhịp tim của thai nhi để đánh giá hiệu quả tình trạng sức khỏe của thai.

Một số chỉ định xét nghiệm của thai phụ khi đi làm hồ sơ sinh tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội (Ảnh: Phương Thanh)
+ Siêu âm thai
+ Nếu thai phụ nằm trong diện có thai kỳ nguy cơ cao thì có thể phải tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác như chọc ối, sàng lọc kháng thể…
>> https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina
Như vậy, làm hồ sơ sinh thực chất là thực hiện các xét nghiệm cần thiết nêu trên. Kết quả các xét nghiệm sẽ được trả lại cho thai phụ lưu giữ hoặc bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ gốc để theo dõi quá trình sinh sản của bạn khi bạn chính thức nhập viện sinh con.
Ngoài bộ xét nghiệm cơ bản ở trên, hồ sơ sinh còn bao gồm 1 số giấy tờ mang tính chất hành chính nhưng cũng vô cùng quan trọng như:
+ Chứng minh nhân dân
+ Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu thai phụ sinh ở bệnh viện trái tuyến và xin được giấy chuyển viện)
+ Sổ hộ khẩu
Một số giấy tờ mang tính chất hành chính nhưng mẹ bầu không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ sinh mang vào viện. (Ảnh: Phương Thanh)
Các giấy tờ này mục đích để làm giấy chứng sinh cho em bé và thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho thai phụ. Gia đình cần phô tô 2 bản các giấy tờ này để nộp cho bệnh viện khi được yêu cầu.

Toàn bộ các giấy tờ cần thiết ở trên, mẹ bầu cần sắp xếp theo thứ tự ngăn nắp, để riêng trong một túi nhựa và cất giữ trong làn đồ dùng sẽ mang vào viện khi đi sinh.
3. Tuần thai bao nhiêu mẹ bầu nên đi làm hồ sơ sinh?
Thai bao nhiêu tuần nên đi làm hồ sơ sinh còn tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi bệnh viện. Có bệnh viện 28 - 32 tuần thai phụ đã có thể đi làm hồ sơ sinh nhưng có bệnh viện quy định 36-38 tuần mới nhận đăng ký sinh.
Nếu đi làm hồ sơ sinh từ 28 tuần, bạn có thể chỉ phải làm 1 số xét nghiệm nhất định và 1 số xét nghiệm sẽ thực hiện khi thai 32-36 tuần, vì nếu làm quá sớm kết quả xét nghiệm sẽ không còn chính xác.
Nếu mẹ bầu đã xác định được bệnh viện thích hợp để sinh con thì nên tìm hiểu các quy định, thủ tục, quy trình làm hồ sơ sinh trong quá trình đi khám thai định kỳ để kịp thời đăng ký sinh.
4. Một số kinh nghiệm đi làm hồ sơ sinh mẹ bầu cần biết
- Bạn nên tham gia một số diễn đàn hoặc hội nhóm của mẹ bầu để được chia sẻ kinh nghiệm từ người đi trước trong việc làm thủ tục hồ sơ sinh tại các bệnh viện mà bạn dự định sinh.

Thai phụ nên đi cùng người nhà khi làm hồ sơ sinh để có người hỗ trợ. (Ảnh minh họa)
- Mỗi bệnh viện sẽ có những quy định khác nhau về việc làm hồ sơ sinh, đặc biệt là có sự thay đổi theo từng thời điểm do vậy bạn phải cập nhật tình hình để tránh mất thời gian, lãng phí tiền bạc không cần thiết.
- Nếu bạn đã xác định đi làm hồ sơ sinh, tốt nhất nên thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện theo yêu cầu hướng dẫn của bác sĩ trong viện. Hầu như các bệnh viện sẽ từ chối kết quả siêu âm, xét nghiệm từ các phòng khám tư bên ngoài cho dù bạn mới thực hiện.
- Đến sớm trước giờ bệnh viện bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự. Lắng nghe hướng dẫn của y tá để tiết kiệm thời gian trong khi di chuyển đến các phòng khám, xét nghiệm một cách nhanh nhất.
- Khi đi làm hồ sơ sinh, nên đi cùng người nhà để có người hỗ trợ mẹ bầu khi đi lấy số khám, nộp lệ phí, đặc biệt là khi mệt mỏi có người hỗ trợ cần thiết.
- Không ăn sáng để tiến hành xét nghiệm máu. Nếu bệnh viện có quy định làm xét nghiệm đường huyết, bạn cần nhịn ăn ít nhất từ 8 giờ tối ngày hôm trước và chỉ ăn sau khi tiến hành xét nghiệm đường huyết xong. Do vậy, nên mang theo nước lọc, đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi khám xong.
- Chuẩn bị từ 1- 2 triệu đồng để nộp phí xét nghiệm hồ sơ sinh. Nếu mẹ bầu có bảo hiểm y tế đúng tuyến, số tiền này sẽ được miễn giảm khá nhiều.
>> Gói xét nghiệm NIPT - iLLUMINA

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2019

Các xét nghiệm mẹ bầu cần làm để giúp con luôn khỏe mạnh

Mỗi lần nhìn con, chị MHK (36 tuổi, Hà Nội) lại không kìm nổi nước mắt, chị luôn tự dằn vặt mình: “giá khi mang thai, chị làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh …”. Nhớ lại lúc mang bầu, chị đã thật hạnh phúc, chị từng đi siêu âm rất nhiều nơi, từng mê mải ngắm con qua những hình chụp 3 D, 4D. Chị đã từng nghĩ rằng, chỉ cần siêu âm sẽ phát hiện được dị tật thai nhi.>> Xet nghiem NIPT

Các xét nghiệm bà bầu nên làm để giúp con luôn khỏe mạnh

Câu chuyện dưới đây là một trường hợp đáng tiếc.
Nỗi đau luôn tự dằn vặt của người mẹ…
Chị MHK (36 tuổi, Hà Nội) lấy chồng đã 7 năm, trải qua một thời gian lo lắng, chạy chữa thuốc thang, rồi một ngày, chị đã mang bầu. Nhớ lại thời điểm khi biết có bầu, chị đã rất hạnh phúc. Chồng chị chăm đưa chị đi siêu âm ở nhiều phòng khám. Thậm chí, thời gian đầu khi mới biết mang bầu, chị và chồng có sở thích xem hình siêu âm con, có khi tuần nào chồng cũng chở chị tới phòng siêu âm. Hai vợ chồng đều nghĩ rằng, siêu âm và thấy cân nặng của con đạt chuẩn là yên tâm.
Tuy nhiên, khi thai nhi được 13 tuần, vì chị ở độ tuổi có nguy cơ con dễ bị Down, bác sĩ khuyên chị nên làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh.
Khó khăn mãi mới có một mụn con cộng thêm lo sợ làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh sẽ dễ bị sảy thai, chị K đã tự tìm tới những phòng khám siêu âm khác và không đi làm các xét nghiệm.
Và thật buồn, sau khi sinh được 2 tháng, biết con có những dấu hiệu không nhanh nhẹn, lờ mờ đoán trước kết quả nhưng hai vợ chồng vẫn một lần nữa tìm hy vọng đưa con đi làm các xét nghiệm. Kết quả cho thấy, em bé bị mắc hội chứng Down.
Mẹ bầu cần tuân thủ theo những xét nghiệm do bác sĩ chỉ định. Ảnh: Minh họa
Những xét nghiệm bà bầu không nên bỏ qua trong thai kỳ
Theo PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật - BV Đa khoa Medlatec, khi mang thai, tất cả các mẹ bầu nên đi xét nghiệm để tầm soát nguy cơ cho con em mình. PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật lưu ý, chỉ siêu âm sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi. Cần kết hợp siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm quy định của thai kỳ mới có thể phát hiện được dị tật thai nhi sớm và chính xác.
Đặc biệt, đối với những thai phụ có một hoặc nhiều hơn các yếu tố dưới đây thì làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh là bắt buộc:
Tiền sử gia đình có người bị dị tật bẩm sinh;
Thai phụ đã trên 35 tuổi;
Đang sử dụng các chất có hóa chất gây hại cho thai nhi;
Thai phụ bị tiểu đường và sử dung insulin;
Thai phụ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai;
Thai phụ đã từng tiếp xúc với chất phóng xạ liều lượng cao;
Thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, thai lưu chưa rõ nguyên nhân;
Thai phụ hút thuốc lá;
Thai phụ có nghi ngờ hình ảnh dị tật trên kết quả siêu âm.
Theo PGS-TS. Nguyễn Nghiệm Luật: chỉ siêu âm sẽ không phát hiện được sớm dị tật thai nhi. Cần kết hợp siêu âm và làm các xét nghiệm ở từng thời điểm quy định của thai kỳ mới có thể phát hiện được dị tật sớm và chính xác.
Dưới đây là những xét nghiệm theo từng thời điểm của thai kỳ do PDS.TS Nguyễn Nghiêm Luật khuyến cáo:
1. Lần khám thai đầu tiên
Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, mẹ bầu nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm. Đặc biệt là khi siêu âm ở thời điểm 11 – 12 tuần thì việc tính tuổi thai sẽ cực chính xác dựa vào các chỉ số của thai nhi. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh giúp bạn.
Trong lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm 2D để kiểm tra thai xem thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung. Trong trường hợp bạn thử que đã lên hai vạch, bác sĩ siêu âm đã thấy túi thai trong tử cung nhưng chưa thấy tim thai thì bạn cũng không phải quá lo lắng vì thai còn quá bé, thường bác sĩ sẽ hẹn ngày để bạn khám lại vì từ 7- 8 tuần tim thai sẽ có rõ.
2. Đo độ mờ da gáy
Kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test, các bác sĩ sẽ tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down sớm trong thai kỳ. Đo độ mờ da gáy cho kết quả chính xác nhất khi thai kỳ ở tuần lễ 11 -13. Lưu ý, khi thai nhi sau 13 tuần thì chỉ số xác định độ mờ sau gáy không còn độ chính xác cao. Vì vậy, mẹ bầu cần nhớ thời điểm này để đi làm xét nghiệm.

Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down). Khi độ mờ da gáy dày 3.5-4.4mm có tỉ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21.1% và trong trường hợp ≥ 6.5 mm bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64.5%.
Trong trường hợp độ mờ da gáy >3mm, thì vào tuần lễ 16-18 thai kỳ (có thể từ tuần lễ 15 tới 22) các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm triple test (gồm alpha-fetoprotein, hCG và unconjugated estriol).
Sau khi trễ kinh và thử que lên hai vạch, mẹ bầu nên đi khám thai để kiểm tra thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Mình: minh họa
3. Làm xét nghiệm Double test và Triple test
Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có rất nhiều, nhưng an toàn và độ tin cậy cao, phổ biến nhất hiện nay là Double test và Triple test qua cách lấy máu của mẹ bầu. Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai không có não bộ.
Để thực hiện xét nghiệm Double test, Triple test chỉ cần lấy mẫu máu mẹ bầu. Xét nghiệm này rất đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Xét nghiệm Double test: thực hiện vào 11 tuần 2 ngày đến 13 tuần 6 ngày.
Xét nghiệm Triple test: thực hiện vào tuần thứ 14 đến tuần 22, tốt nhất vào tuần thứ 16 đến 18 tuần.
Nếu xét nghiệm tiến hành đúng lúc, kết hợp cả xét nghiệm máu và siêu âm, thì độ chính xác cho các hội chứng Down, Edwards và dị tật ống thần kinh đạt khoảng 94 - 96%.
4. Xét nghiệm máu
Đây là xét nghiệm mọi bà bầu buộc phải thực hiện trước khi sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Xét nghiệm này để lấy các chỉ số là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của thai phụ.
Hemoglobin là một loại protein trong máu cung cấp oxy cho các tế bào, hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Nếu hemoglobin hoặc hematacrit thấp là dấu hiệu mẹ bầu đang thiếu máu, thiếu sắt, cản trở sự phát triển của thai nhi. Cơ thể phụ nữ mang thai cần lượng sắt tăng gấp đôi người bình thường để mang oxy vào hồng cầu.
Ngoài việc kiểm tra các thành phần tế bào của máu, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện xem thai phụ có bị các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) như HIV/AIDS, giang mai, herpes, viêm gan b, C... Hay không.
Muốn xét nghiệm Double test và Triple test, chỉ cần lấy máu của các mẹ
5. Xét nghiệm nước tiểu
Tương tự xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là điều các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện trước khi sinh.
Nó giúp phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường trong thai kỳ như dư lượng glucose trong nước tiểu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng, vận động thích hợp.
Dư đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng phù hoặc cao huyết áp, mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật cao.

Tương tự xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu là điều các bác sĩ yêu cầu mẹ bầu thực hiện trước khi sinh
6. Siêm âm 4D
Được thực hiện trong tuần thai thứ 22 – 24. Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời.
7. Siêu âm trước khi sinh
Tuần 35 – 36, thời gian gần sinh thai phụ sẽ được bác sĩ tiến hành siêu âm theo dõi doppler động mạch não, động mạch tử cung cũng như kiểm tra lượng nước ối, dây rốn… Trong thời gian này, bác sĩ cũng có thể cho bạn làm xét nghiệm Non-stress (xét nghiệm để theo dõi nhịp tim thai đơn thuần mà không cần tạo nên cơn co tử cung) để kiểm tra lượng oxy thai nhi nhận được, kiểm tra sức khoẻ của bé… cũng như tuỳ vào tình hình sức khoẻ thai phụ, bác sĩ có thể cho thực hiện một số xét nghiệm cần thiết khác để sẵn sàng cho ngày lâm bồn.
xét nghiệm máu cũng như nước tiểu thì thời gian thực hiện sẽ tuỳ thuộc vào bác sĩ theo dõi thai kỳ của bạn.
PGS.TS Nguyễn Nghiêm Luật cho biết, với các xét nghiệm Double test, Triple test, xét nghiệm máu, nước tiểu, mẹ bầu nếu mệt mỏi, không muốn xếp hàng chờ đợi, có thể gọi dịch vụ tận nhà tới lấy mẫu. Kết quả sẽ có nhanh chóng trong ngày và sẽ có bác sĩ tư vấn qua điện thoại cho mỗi mẹ bầu. Hiện dịch vụ này đang phát triển ở nhiều cơ sở y tế trong cả nước.

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2019

Chia sẻ các xét nghiệm bào thai cần làm khi ở 12 tuần tuổi

Thai nhi 12 tuần tuổi là một dấu mốc quan trọng trong quá trình hình thành và là giai đoạn thích hợp để thực hiện các xét nghiệm cơ bản để xác định có hay không các dị tật ở thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của người mẹ. Có nhiều xét nghiệm mà bà mẹ nào cũng cần phải làm khi em bé 12 tuần tuổi.>> tầm soát trước sinh không xâm lấn

Một số giám nghiệm bào thai cần làm khi ở 12 tuần tuổi

1. Xét nghiệm nhóm máu của mẹ khi thai 12 tuần tuổi
Trong thai kỳ cần xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh bởi đây là hai hệ nhóm máu có vai trò rất quan trọng trong việc truyền máu.
Một hiện tượng tuy hiếm gặp đó là sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con dẫn đến hiện tượng tán huyết gây nguy hiểm cho em bé. Yếu tố Rhesus (Rh) là một kháng nguyên hay protein nằm trên bề mặt của hồng cầu. Kháng nguyên D sẽ quyết định đến yếu tố Rh. Nếu một người có kháng nguyên D nghĩa là người đó mang Rh dương. Và ngược lại khi không có các kháng nguyên D tức là Rh âm. Khi người mẹ có Rh âm tiếp xúc với máu của con Rh dương, lập tức mẹ sẽ sinh ra phản ứng miễn dịch. Lúc đó cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể anti D để chống lại các tế bào hồng cầu mang Rh dương của em bé xâm nhập vào cơ thể mình. Nếu trong tương lai, người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh dương thì các kháng thể anti D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết. Nếu em bé sơ sinh bị bệnh Rhesus(tán huyết) không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Xét nghiệm máu nhằm phát hiện tình trạng bất đồng nhóm máu khi thai 12 tuần
2. Xét nghiệm công thức máu khi thai 12 tuần tuổi

Xác định số lượng hồng cầu để sớm phát hiện người mẹ có bị thiếu hụt máu hay không nhằm đưa ra những lời khuyên hợp lý trong quá trình mang thai cũng như có kế hoạch cho thời kỳ sinh nở.
Xác định số lượng bạch cầu (bạch cầu đơn, lymphocytes, bạch cầu trung tính, basophils và eosinophils) để chẩn đoán tình trạng mắc các bệnh nhiễm trùng ở người mẹ.
Tìm ra số lượng tiểu cầu giúp phát hiện khả năng đông máu của bà mẹ, điều này có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình chuyển dạ sinh con.
Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm khi thai 12 tuần tuổi
3. Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm
Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm khi thai 12 tuần tuổi là thực hiện các xét nghiệm phát hiện những bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục, đường máu, lây từ mẹ sang con như xét nghiệm HIV, bệnh lậu, giang mai, viêm gan B, Chlamydia... Theo các nghiên cứu cho thấy, khoảng 50- 60% các bệnh lây truyền từ mẹ sang con chủ yếu do trong quá trình chuyển dạ, khi đứa trẻ chào đời bằng phương pháp sinh thường sẽ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của mẹ hoặc do sự trao đổi máu mẹ - thai nhi. Ngoài ra đối với những trường hợp khó sinh bộ phận của người mẹ bị tổn thương thì nguy cơ lây nhiễm càng cao.>> xét nghiệm quốc tế gentis
4. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai 12 tuần
Xét nghiệm nước tiểu nên được tiến hành định kỳ trong thai kỳ nhằm phát hiện các dấu hiệu bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng có thể điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng hay hoạt động hằng ngày. Vấn đề thừa đạm trong nước tiểu có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng có thể kèm theo bệnh cao huyết áp làm người mẹ có nguy cơ tiền sản giật.
5. Xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test
Double Test, Triple Test là hai xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh giúp phát hiện và tầm soát nguy cơ dị tật ở thai nhi. Đây là các xét nghiệm không xâm lấn và dễ thực hiện.
Xét nghiệm Double test giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh của của nhóm hội chứng Down, Ba nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) hay 18 (Trisomy 18). Được thực hiện bằng cách lấy máu mẹ kết hợp với kết quả đo độ mờ da gáy khi siêu âm xác định nguy cơ thai nhi mắc bệnh. Trong trường hợp Double Test tìm ra nguy cơ dị tật bẩm sinh thì cần tiến hành sinh thiết nhung mao màng đệm nhau thai. Nếu thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh ở mức ranh giới, người mẹ cần thực hiện Triple test ở quý II của thai kỳ để xác định nguy cơ dị tật chắc chắn hơn
Xét nghiệm Triple test được làm ở quý II của thai kỳ (khoảng từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 22) nhằm phát hiện các thai có nguy cơ mắc hội chứng Down, dị tật ống thần kinh ở não hay tủy sống và dị tật ba nhiễm sắc thể 18. Xét nghiệm này nhằm khẳng định lại xét nghiệm Double Test thông qua 3 chỉ số: hCG, AFP và Estriol.
Sự khác nhau Double test và Triple test là Double test giúp phát hiện sớm nguy cơ bị Down, còn Triple test xác đinh có nguy cơ thai có bị dị tật ống thần kinh hay không.
Xét nghiệm Double test và Triple test được thực hiện đơn giản bằng cách lấy máu của người mẹ

Trong trường hợp Double test và Triple test cho kết quả là nguy cơ cao thì sẽ tiến hành chọc ối giúp xét nghiệm xem chính xác có bị thai Down hay không.
6. Xét nghiệm Rubella IgM và IgG
Mục tiêu xét nghiệm là để tìm ra kháng thể Rubella IgG và Rubella IgM khi phụ nữ mang thai. Nếu nhiễm Rubella lần đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ thai nhi bị Rubella bẩm sinh biểu hiện bằng các triệu chứng mù, điếc, tật não nhỏ, bệnh tim bẩm sinh lên đến 90%. Do đó, việc xét nghiệm sớm sẽ giúp phát hiện sớm Rubella ở mẹ, tránh những biến chứng gây nguy hiểm cho thai nhi.
Ngoài những xét nghiệm điển hình kể trên, còn có một số khác như xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu, xét nghiệm điện giải đồ, dung nạp đường huyết,...

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019

Khám tổng thể trước khi có mang sẽ gồm những gì?

Khám tổng quát trước khi mang thai là điều cần thiết để chuẩn bị mang thai. Việc này không chỉ đảm bảo em bé sinh ra được khỏe mạnh, mà còn giúp lường trước những vấn đề không may có thể xảy ra trong thai kì và di chứng đối với em bé sau này.>> xét nghiệm NIPT là gì

Xét nghiệm tổng thể trước khi có thai sẽ gồm những gì?

Sức khỏe bố mẹ có tốt thì em bé mới có thể khỏe mạnh, cứng cáp. Vì thế, việc khám tiền sản sẽ giúp các bạn biết được những nguy cơ của cơ thể có thể ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, thai lưu, sinh non và các bệnh bẩm sinh của thai nhi. Vậy khám tổng quát trước khi mang thai vợ chồng cần khám những gì và như thế nào, mời bạn cùng Yeutre.vn điểm qua nội dung cụ thể sau đây.
Các cặp đôi cần biết về những bệnh lý có thể lây truyền qua thai nhi - Ảnh Internet
1. Kiểm tra tổng quát các cơ quan
Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm việc kiểm tra tổng quát các cơ quan như tim, gan, phổi... Để biết được các bất thường của cơ thể. Thông qua đó có những cách xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Xét nghiệm máu
Đây là bước quan trọng đối với các cặp đôi chuẩn bị mang thai, để biết nhóm máu của vợ chồng, đồng thời giúp xác định xem người phụ nữ có nguy cơ bị thiếu máu không. Vì thiếu máu là nguyên nhân chính gây nên những dị tật ở thai nhi như mù, câm, điếc, sinh non hoặc sẩy thai. Nhờ xét nghiệm máu, có thể biết tình trạng của những chị em thiếu máu, để có phương án ăn uống bổ sung sắt thường xuyên, nhằm bảo vệ cơ thể và thai nhi.
Trước khi mang thai người phụ nữ cũng cần làm xét nghiệm sinh hóa để xem lượng đường huyết trong máu có ổn định hay là có nguy cơ mắc tiểu đường, hay các chức năng của thận hay không. Đồng thời nên làm xét nghiệm xác định yếu tố Rh đề phòng việc bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, thông qua việc xét nghiệm này sẽ biết được khả năng sẩy thai và sinh non.
Đồng thời các cặp đôi nên làm xét nghiệm tầm soát viêm gan siêu vi B, HIV và các bệnh về di truyền có thể lây cho thai nhi.
Cần xét nghiệm máu khi khám tổng quát trước khi mang thai - Ảnh Internet
3. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện những vấn đề về đường tiết niệu và các bệnh đường tình dục. Biết được các dấu hiệu bất thường của nước tiểu như vi khuẩn, đường, đạm, máu sẽ giúp đưa ra những giải pháp xử lý sớm trước khi mang thai .
Đồng thời thông qua việc xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu sẽ giúp chị em biết được những vấn đề về thận.
4. Khám dinh dưỡng trước khi mang thai
Việc kiểm tra dinh dưỡng của người phụ nữ sẽ giúp hạn chế những nguy cơ có thể mắc phải trong thai kì.
Việc thừa cân hay thiếu cân đều nguy hiểm như nhau, nếu thừa cân có thể dẫn tới nguy cơ thừa cholesterol, huyết áp cao dẫn đến sản giật.
Nếu người mẹ bị thiếu cân nguy cơ sảy thai, con nhẹ cân cao nên các cặp đôi đang mong con nên lên kế hoạch cân bằng hoặc bổ sung dinh dưỡng để có thể sinh con khỏe mạnh.
Khám dinh dưỡng trước khi mang thai là điều cần thiết - Ảnh Internet
5. Kiểm tra nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc thể của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, cho nên, trước khi mang thai, vợ chồng nên kiểm tra nhiễm sắc thể, xem thử nguy cơ mắc bệnh về di truyền khi sinh con là bao nhiêu. ≫> phòng xét nghiệm gentis
Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng di truyền của cả hai vợ chồng, để đưa ra những phán đoán về tình trạng di truyền cho đời sau, khi đã có kết quả kiểm tra nhiễm sắc thể.
6. Siêu âm ổ bụng trước khi mang thai
Siêu âm ổ bụng là một phần không thể thiếu khi khám sức khỏe trước khi mang thai, đây là biện pháp chính xác nhất giúp cho bác sĩ nhận biết được những dấu hiệu bất thường như u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, u xơ... Từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.
7. Kiểm tra các bệnh lý ở âm đạo
Các bệnh lý ở âm đạo như viêm, nhiễm trùng roi, nấm... Sẽ gây ra những tổn thương nhất định đối với tử cung dẫn đến nguy cơ khó thụ thai hoặc nhiễm khuẩn màng ối, sảy thai....
Chị em phụ nữ nên khám âm đạo định kì 6 tháng mỗi năm hoặc nên đi khám ngay khi phát hiện những biểu hiện lạ của âm đạo để có biện pháp kịp thời.
8. Kiểm tra tuyến giáp ở phụ nữ
Nếu người mẹ bị suy giảm chức năng tuyến giáp trong quá trình mang thai, sẽ dễ dẫn đến việc sinh con kém thông minh và chậm phát triển.
Những bệnh lý về tuyến giáp thường không có biểu hiện cụ thể nên khó nhận biết khiến chị em dễ dàng bỏ qua. Nên trước khi mang thai người phụ nữ nên kiểm tra tuyến giáp sớm để được điều trị kịp thời.
Kiểm tra tuyến giáp giúp ngăn ngừa sinh con kém thông minh - Ảnh Internet
Các cặp đôi cần khám tổng quát trước khi mang thai để có thể chuẩn bị kĩ lưỡng nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh. Đồng thời, nhờ khám tổng quát sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời trước khi xảy ra những vấn đề đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình mang thai. Hãy "hành động" ngay bây giờ, để bảo vệ sức khỏe cho vợ chồng bạn và cả những đứa con sau này nhé.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Mắc trĩ khi có thai và các vấn đề nên chú tâm

Thông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.>> phòng xét nghiệm gentis

Dính trĩ khi có bầu và các điều nên chú tâm

Bị trĩ khi mang thai sẽ gây ra tình trạng khó chịu, ảnh hưởng sức khỏe bà bầu. Bà bầu bị sa búi trĩ cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như cách điều trị căn bệnh này.
Tại sao phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ?
Mang thai dễ khiến bạn bị trĩ, giãn tĩnh mạch ở chân và đôi khi ngay cả trong âm hộ vì nhiều lý do.
Tử cung của bạn phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên.
Táo bón, một trong những chứng phổ biến khi mang thai, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Đó là do sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ và phụ nữ thường có xu hướng căng cơ khi phải gắng sức rặn để đi vệ sinh.
Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng. Progesterone làm chậm nhu động ruột và khiến bạn dễ bị táo bón.>> Gói NIPT - illumina Cao Cấp
Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai
Có hai dạng trĩ trong và trĩ ngoài. Nếu là trĩ trong, bạn có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh. Trĩ ngoài tạo cảm giác như có 1 vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng như một quả nho.
Nếu bạn nghi ngờ, hãy lấy một cái một gương và kiểm tra. Hãy chuẩn tinh thần vì chúng không phải thứ đẹp đẽ để nhìn.
Kích thước trĩ không nhất thiết phải phải chỉ số cố định và rõ rệt. Một số phụ nữ mô tả nỗi đau của bệnh trĩ giống như một “ngồi lên một con dao sắc” hoặc “bị rạch bởi một lá bài”. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình bị trĩ mà không cảm thấy đau đớn thì cũng không cần lo lắng.
Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Triệu chứng này cũng nguy hiểm vì nó có thể dễ bị nhầm lẫn bởi các nguyên nhân gây chảy máu trong khác.
Bệnh trĩ có nhiều dấu hiệu khác nhau nên mẹ cần chú ý phát hiện điều trị kịp thời
Nếu bạn lo lắng hãy kiểm tra hãy tới cơ sở y tế. Việc này sẽ tốt hơn cho sự an toàn của bạn và con bạn.
Phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.
Bệnh trĩ gây cảm giác rất khó chịu do đau phía trong và xung quanh hậu môn. Chúng cũng có thể cảm thấy ngứa và gây áp lực cho cơ thể. Tất cả những cảm giác này sẽ trải nghiệm rất khác biệt nếu bạn chưa từng trải qua trước đó.
Một số phụ nữ cho biết rằng sau khi quan hệ tình dục, cảm giác đau nhói xung quanh búi trĩ cũng bị gia tăng. Điều này xuất phát từ sự gia tăng nói chung lượng máu chảy đến và bị dồn ứ lại tại các khu vực âm đạo/vùng đáy chậu/hậu môn trong quá trình giao hợp.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

Kiểm tra tiền sản cùng với tầm quan trọng của nó

Xét nghiệm tiền sản là sử dụng những phương pháp thăm dò trong thời kỳ thai nghén nhằm phát hiện các bất thường về hình thái hay nhiễm sắc thể của thai. Đây là những phương pháp chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh của thai, từ đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh, tỷ lệ trẻ bị dị tật, khuyết tật nặng nề…>> xét nghiệm trước sinh

Kiểm tra trước sinh và tầm quan trọng của nó

Xét nghiệm tiền sản là để khảo sát tình trạng sức khỏe thai nhi và các dị tật thai nhi trước khi thai nhi được sinh ra. Dị tật thai nhi chiếm 20-25% các nguyên nhân tử vong chu sinh. Do đó, tầm soát dị tật thai nhi là phần quan trọng trong chẩn đoán tiền sản.
Ngoài ra, việc phát hiện sớm những khuyết tật có thể sửa chữa được sau sinh như chẻ vòm hầu, tay chân khoèo… giúp thai phụ và gia đình chuẩn bị tâm lý tốt hơn.
Xét nghiệm phát hiện gen gây bệnh THALASSEMIA
Sẽ là một gánh nặng cho gia đình nếu đứa con ra đời bị bệnh thalassemia vì phải được truyền máu thường xuyên mà kết cục thì cũng sẽ phải tử vong trước tuổi trưởng thành vì các biến chứng của việc tích tụ sắt trong gan hay các cơ quan khác do hậu quả của việc truyền máu. Chính vì vậy việc tầm soát gen thalassemia cho các phụ nữ trước hay sau khi mang bầu nhưng trước khi sanh con là rất cần thiết.
Người phụ nữ trước hay sau khi mang bầu, nếu xét nghiệm công thức máu cho thấy có nguy cơ thalassemia thì phải được xét nghiệm phát hiện gen β-thalassemia hay a-thalassemia. Nếu sản phụ có mang gen thì phải xét nghiệm máu cho chồng. Nếu chồng cũng mang gen thì phải làm xét nghiệm tiền sản cho thai nhi để xác định thai có hay không mang gen hay hay sẽ chắc chắn bị bệnh thalassemia.
Mẫu để làm xét nghiệm là máu kháng đông bằng EDTA, có thể giữ ở nhiệt độ thường trong vòng 24 giờ hay phải giữ lạnh 4-8oC trong vòng 3 ngày. Kết quả sẽ có trong vòng 3 ngày sau khi nhận được mẫu để BS cho sản phụ lời khuyên thích hợp.
Hình 1: Kết quả phát hiện gen thalassemia. Β-thalassemia là kết quả giải trình tự (A) HBE dị hợp; (B) Cd41/32 dị hợp. A-thalassemia là GAP-PCR (C) 96C, 128, 129, 130, 131,133, 138, 148: aa/aa (âm tính). 132, 135, 136, 137, 139, 140, 141, 147, 149: Aa/–SEA (SEA dị hợp). 134: Aa/-4.2 (4.2 dị hợp). 142, 127C: –SEA/–SEA (SEA đồng hợp)
Xét nghiệm trước sanh không xâm lấn (NIPT)
Nguy cơ bị dị tật thai nhi do sự đột biến gia tăng số lượng của các nhiễm sắc thể (NST) là 1/16.000 đối với NST 13 (hội chứng Patau), 1/5.000 đối với NST 18 (hội chứng Edwards) và 1/700 đối với NST 21 (hội chứng Down). Ngoài ra các đột biến NST X hay Y cũng có thể xãy ra. Các đột biến này không di truyền nhưng có thể xãy ra trong quá trình sinh tinh, sinh trứng hay trong quá trình phân chia tế bào để hình thành bào thai. Tuổi bà mẹ càng lớn thì nguy cơ này càng cao.>> phòng xét nghiệm gentis
Các xét nghiệm double test, triple test và siêu âm độ mờ da gáy cùng phối hợp tuổi thai và tuổi mẹ có giá trị sàng lọc nhưng độ đặc hiệu không cao, vì có nhiều ca bất thường trên double test và triple test cũng như độ mờ da gáy nhưng thai vẫn bình thường. Muốn xác định có hay không có bất thường số lượng các NST 13, 18, 21, X/Y của thai nhi thì phải làm xét nghiệm qF-PCR hay FISH trên các tế bào lấy từ chọc ối. Tuy nhiên đây là kỹ thuật xâm lấn và chỉ có thể làm từ thai 16 tuần.
Xét nghiệm trước sanh không xâm lấn NIPT (Non-Invasive Prenatal Testing) thực hiện trên máu mẹ là giải pháp thích hợp và tiên tiến nhất, có thể sàng lọc các nguy cơ thai nhi bị dị tật do bất thường số lượng các nhiễm sắc thể 13, 18, 21, X/Y và có thể cả 19 cặp nhiễm sắc thể còn lại với độ chính xác trên 99.9%. H
Mẫu để làm xét nghiệm là: (1) Máu kháng đông bằng EDTA, (dùng ống chân không EDTA của BD). Với loại mẫu này thì phải giữ lạnh 4-8oC cho đến khi đến phòng xét nghiệm nhưng tổng thời gian không được quá 24 giờ. (2) Máu kháng đông bằng ống STRECK, mẫu này phù hợp cho các nơi xa vì thời gian bảo quản lên đến 15 ngày ở nhiệt độ phòng. Kết quả sẽ có trong vòng không quá 10 ngày kể từ khi lấy mẫu.
Hình 2: Một kết quả NIPT cho thấy thai bị nguy cơ cao “Trisomy 21”. Các nhiễm sắc thể 13, 18 và X/Y là bình thường.
Các nhiễm sắc thể khác cũng bình thường nên không được hiển thị.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

Tìm hiểu tình trạng bà bầu bị trào ngược dạ dày

Bà bầu bị trào ngược dạ dày sẽ gặp phải cảm giác khó chịu, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.>> https://nipt.com.vn/

Tham khảo tình trạng mẹ bầu bị trào ngược dạ dày

Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bà bầu bị trào ngược dạ dày do đâu?
Trào ngược dạ dày là chứng bệnh mà hầu hết phụ nữ mang thai đều gặp phải. Nó không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn gây nên tình trạng chán ăn. Từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Có hai nguyên nhân khiến bà bầu bị trào ngược dạ dày. Đầu tiên đó là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khi mà lượng progesterone tăng lên.
Đây là loại nội tiết tố giúp cơ tử cung giãn nở nhưng cũng là nguyên nhân khiến cửa van dạ dày giãn ra.
Trào ngược dạ dày khiến bà bầu khó chịu, buồn nôn
Lúc này một lượng axit dạ dày sẽ bị tràn ra gây cảm giác nóng ran, khó chịu. Nó còn làm các cơn co thắt của thực quản và ruột chậm lại ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Như vậy thức ăn ở trong dạ dày lâu hơn khiến lượng axit tăng lên.
Nguyên nhân thứ hai làm bà bầu bị trào ngược dạ dày là do kích thước thai nhi lớn dần. Điều này gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến axit bị đẩy lên thực quản.
Theo thống kê thì có khoảng một phần ba phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày từ ba tháng đầu. Đến giai đoạn cuối thì con số tăng lên gấp đôi.
Biểu hiện trào ngược dạ dày khi mang thai
Bà bầu có thể nhận biết chứng trào ngược dạ dày qua các dấu hiệu sau đây:
Vùng ngực nóng rát, khó chịu
Thường xuyên ợ nóng, ợ hơi
Bị đau ở thượng vị
Buồn nôn, nôn khan
Rát họng khó nuốt
Giọng khàn, ho khan
Nó còn gây ợ nóng, nôn khan khó chịu cho mẹ bầu
Một số thai phụ khi gặp tình trạng này liền đi xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng điều này không quá cần thiết.
Khi khám thai định kỳ các bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng, tình trạng để đánh giá và làm những xét nghiệm cần thiết. ≫> xét nghiệm quốc tế gentis
Biện pháp khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày
Trên thực tế hiện tượng trào ngược dạ dày do mang thai sẽ tự động biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài sẽ cực kỳ khó chịu và khiến bà bầu không muốn ăn uống.
Ăn uống khoa học là cách tốt nhất tránh kích thích dạ dày
Điều này sẽ khiến em bé bị thiếu dinh dưỡng, kém phát triển. Bởi vậy, bà bầu bị trào ngược dạ dày cần thực hiện các biện pháp sau để cải thiện chứng bệnh này:
Chia nhỏ bữa ăn: Việc ăn quá no sẽ khiến dạ dày bị căng, hoạt động co bóp không ổn định. Nên cách này sẽ tránh được việc axit bị dư thừa trong dạ dày. Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa chính thành 7 – 8 bữa nhỏ trong ngày.
Tuyệt đối nghỉ ngơi sau khi ăn: Việc nghỉ ngơi không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu mà còn giúp thức ăn được chuyển hóa tốt hơn.
Tránh bị căng thẳng, stress: Khi lo âu hay căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Vậy nên lời khuyên cho mẹ bầu là hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để bị chứng trào ngược dạ dày làm phiền.
Không ăn thực phẩm chua, nóng: Bởi chúng sẽ khiến niêm mạc nhu động ruột bị kích thích gây trào ngược. Tránh ăn các món chứa nhiều gia vị, cà phê, trà, chocolate, hạn chế món chiên xào…
Ăn chậm và từ từ: Vì nếu ăn nhanh, nuốt đại cho xong sẽ khiến không khí đi vào dạ dày gây trào ngược.
Không được vừa ăn vừa uống: Hay trộn chung cơm với canh sẽ vì điều này khiến dạ dày bị quá tải và kích thích axit sản sinh nhiều hơn.
Tập luyện thể dục thể thao: Bà bầu bị trào ngược dạ dày nên chăm chỉ đi bộ, bơi lội, vận động nhẹ nhàng… để thức ăn tiêu hóa tốt hơn, giảm sản sinh axit trong dạ dày. Điều này còn giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Không nằm sau khi ăn: Thay vào đó hãy đi dạo vài vòng, ngồi nghỉ trước khi nằm. Khi gặp phải cảm giác khó chịu thì nên ngồi dậy.
Kiểm soát trọng lượng: Việc tăng cần quá nhiều sẽ khiến cảm giác khó chịu ở dạ dày tăng lên. Vì thế, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống của bà bầu hợp lý để tăng cân vừa đủ.

Những lưu ý cần thiết nhất cho mẹ bầu bị đau hông trái

Tình trạng bà bầu bị đau hông trái là hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt của mẹ bầu.>> phòng xét nghiệm gentis

Các chú ý quan trọng nhất cho mẹ bầu khi bị đau hông trái

Hiểu rõ nguyên nhân khiến bà bầu bị đau hông trái, cũng như phương pháp cải thiện sẽ giúp chị em có thai kỳ khỏe mạnh, thoải mái hơn.
Bà bầu bị đau hông trái do đâu?
Khi bắt đầu bước vào thời kỳ thai nghén, cơ thể người mẹ có rất nhiều sự thay đổi. Một trong những số đó là tình trạng đau hông trái.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do tử cung lớn dần lên gây áp lực lên dây thần kinh hông. Đây là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể chạy từ tử cung đến chân chi phối hoạt động của phần thân dưới. Bởi vậy khi tử cung lớn lên, sức ép lên dây thần kinh này càng lớn gây nên những cơn đau hông vô cùng khó chịu.

Dây thần kinh bị chèn ép khiến vùng hông bị đau
Nguyên nhân thứ hai khiến bà bầu bị đau hông trái là do đứng lên, ngồi xuống quá nhiều. Thai nhi đạp hay thúc đầu xuống gây những cơn co ở tử cung.
Thiếu canxi do cơ thể phải nuôi dưỡng thai nhi hay tăng cân quá đà gây áp lực lên khớp háng cũng là nguyên nhân gây nên những cơn đau nhức hông.
Theo thống kê thì những người lao động chân tay, thừa cân, mang đa thai hoặc có tiền sử đau hông sẽ rất dễ mắc phải tình trạng này.
Cách cải thiện tình trạng đau hông trái ở bà bầu
Dù những cơn đau hông không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vì thế nếu bà bầu bị đau hông bên trái thì nên thực hiện các biện pháp sau để cải thiện:
Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng
Điều này sẽ giúp cơ thể được thả lỏng một cách thoải mái. Bà bầu nên chọn các môn như bơi lội, đi bộ, yoga cho bà bầu… Kết hợp massage thư giãn nhẹ nhàng, ngâm mình với nước ấm.
Việc luyện tập còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm phù nề và tăng cường ô-xy cho cơ thể. Nhiều nghiên cứu còn cho thấy vận động điều độ sẽ kích thích thai nhi thay đổi vị trí, giảm áp lực lên xương chậu

Luyện tập thể dục, thể thao giúp giảm các cơn đau
Tránh làm việc nặng>> Gói NIPT - illumina VIP
Việc bà bầu bị đau hông phái bên trái một phần nguyên nhân là do khớp xương bị ảnh hưởng. Bởi vậy, phụ nữ mang thai không nên vận động quá mạnh, khiêng vật nặng.
Tránh ngồi xổm và gập người
Điều này sẽ giúp xương chậu không phải chịu thêm áp lực. Nên ngồi trên ghế, lưng thẳng và tựa vào mặt phẳng.
Tuyệt đối không đi giày cao gót
Điều này sẽ khiến cơ thể mất cân bằng, xương chậu nghiêng làm vùng hông bị đau. Đặc biệt nó còn gây nguy hiểm cho thai nhi nếu bị trượt ngã. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên mang giày, dép quá chật làm sưng kẽ chân. Tốt nhất mẹ bầu nên chọn loại đế bằng, phù hợp với kích thước chân.
Chế độ ăn uống
Như đã nói ở trên việc thiếu canxi sẽ khiến bà bầu bị đau hông trái, khớp háng. Bởi vậy, thai phụ cần chú ý bổ sung canxi thông qua các thức ăn như tôm, cua… kèm theo các chất cần thiết như sắt, vitamin D, A, C…

Cung cấp đầy đủ canxi qua các bữa ăn
Biện pháp giúp giảm đau hông tức thời
Nằm xuống nghỉ ngơi, bà bầu bị đau hông trái sẽ nằm nghiêng về bên trái
Nếu phải đứng liên tục thì nên dồn trọng tâm vào một chân rồi thay đổi liên tục khi mỏi
Đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh đau hông lúc ngủ
Thay đổi tư thế ngủ nghiêng về bên phải, kết hợp kê gối nhỏ ở vùng hông
Dùng đai hỗ trợ nâng bụng để giảm áp lực lên vùng hông
Sử dụng gạc ấm đắp lên vùng hông bị đau
Thực hiện các bài tập thể dục giảm đau hông theo hướng dẫn của chuyên gia
Nếu bà bầu bị đau hông trái quá nặng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau.

Bà bầu bị trào ngược dạ dày, nguyên nhân và cách khắc phục. Bà bầu bị trào ngược dạ dày sẽ gặp phải cảm giác khó chịu, chán ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Tuy bà bầu bị đau hông bên trái là biểu hiện bình thường. Nhưng trong 3 tháng đầu một số trường hợp đau hông kèm các biểu hiện sau cần được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm:
Đau hông trái dữ dội, cơn đau xuất hiện liên tục, xâm lấn sang vùng bụng trên hoặc dưới
Chảy máu âm đạo
Phần thắt lưng bị mỏi, khó chịu
Thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi
Không cảm nhận được sự xuất hiện của thai nhi
Vì vậy, khi bà bầu bị đau hông trái và kèm theo những biểu hiện trên cần được theo dõi, thực hiện các biện pháp chữa trị kịp thời để giúp cải thiện tình trạng sớm nhất.
>> https://nipt.com.vn/

Canxi cho thai phụ dạng nào tốt dễ hấp thu nhất

Canxi đóng một vai trò rất lớn đối với sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ. Do đó, bổ sung canxi trong thời gian mang thai là việc hết sức quan trọng. Nhưng loại thuốc canxi cho bà bầu nào tốt nhất? Nhu cầu cơ thể cần là bao nhiêu?>> illumina

Canxi cho thai phụ loại nào tốt dễ hấp thu nhất

Nếu nhu cầu canxi của người mẹ không được đáp ứng đủ trong những giai đoạn này, sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và tăng nguy cơ loãng xương của mẹ sau này.
Vì thế bác sĩ phụ sản thường khuyên bà bầu nên bổ sung thêm canxi từ dạng viên uống. Dưới đây là 5 loại canxi cho bà bầu được nhiều người tin tưởng sử dụng:
Green Calcium của Mỹ
Green Calcium là sản phẩm nhập khẩu từ hãng Olympian labs – thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ. Đây là một trong những loại canxi được nhiều người lựa chọn bởi sản phẩm chiết xuất hoàn toàn là canxi hữu cơ (canxi gluconate).
Vì là canxi hữu cơ nên ưu điểm của Green Calcium là dễ hấp thu. Hơn nữa Green Canxi còn có sự kết hợp của Vitamin D3 và Vitamin K2 giúp hấp thụ canxi một cách hiệu quả nhất.
Vitamin D3 đóng vai trò là chất giúp tăng hấp thụ canxi (tạo ra các nguyên bào osteocalcin ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận và tăng canxi hóa sụn giúp xương phát triển dài ra.
Vitamin K2 được xem là một nhân tố không thể thiếu giúp kích hoạt các nguyên bào cấu tạo xương (osteocalcin).
5 loại thức uống cho bà bầu ngày nắng nóng, uống vào tốt mẹ khỏe con!Trong những ngày hè oi bức, một số bà bầu cảm thấy cơ thể hết sức mệt mỏi, đắng miệng, không muốn ăn uống gì. Lúc này, chị em có thể bổ sung thêm dưỡng chất bằng các loại thức uống cho bà bầu ngày nắng nóng.
Sự kết hợp giữa Vitamin K2 và Vitamin D3 giúp hấp thu và vận chuyển Canxi vào tận xương và ngăn canxi đến chỗ nguy hiểm là thành mạch máu và mô mềm để gây tác dụng phụ (xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm, lắng đọng canxi gây sỏi thận…).
Ngoài hàm lượng canxi cao 1000mg/2 viên, sản phẩm còn chứa Magie và Vitamin C giúp ngăn ngừa thiếu máu, giảm nguy cơ tiền sản giật, đẻ non.
Ưu điểm nổi bật nữa của Green Canxi là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu sạch, tự nhiên không chứa các chất biến đổi Gen, không chứa gluten có hại và các chất gây dị ứng theo đúng chuẩn FDA Hoa Kỳ.
Nhược điểm của thuốc canxi cho bà bầu Green Calcium là bào chế dưới dạng viên nén, một số chị em có thể thấy khó uống hơn canxi dạng viên nang hoặc dạng nước.
Giá 1 hộp Green Calcium (100 viên) khoảng 450.000Đ.
Calcium Corbiere của Pháp
Calcium Corbiere là thuốc canxi cho bà bầu của hãng dược phẩm nổi tiếng Sanofi (Pháp). Calcium Corbiere có dạng ống thủy tinh chứa dung dịch 10ml và 5ml. Sản phẩm này khá phổ biến ở Việt Nam.
Calcium Corbiere gồm: Calcium glucoheptonate 1,1g; Vitamin C 100mg; Nicotinamide (Vitamin PP) 50mg và H3PO3 40mg.
Ưu điểm lớn nhất của sản phẩm là được bào chế ở dạng dung dịch nên có độ tan, độ hấp thu tốt hơn các dạng bào chế khác như viên nén, viên nang hay dạng cốm.
Tuy nhiên sản phẩm có nhược điểm là mỗi ống Canxi Corbiere 10ml chỉ tương đương với 90mg ion canxi nguyên tố.
Calcium Corbiere là sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu của hãng dược phẩm nổi tiếng Sanofi (Pháp) khá phổ biến ở Việt Nam.
Do vậy nếu mẹ chỉ uống 2 -3 ống canxi corbiere sẽ không đáp ứng được nhu cầu Canxi (từ 1000-1500mg/ngày) khi mang thai.
Hơn nữa dạng ống thủy tinh không thuận tiện khi sử dụng, khó bảo quản. Sản phẩm cũng được khuyến cáo không nên dùng cho những ai bị bệnh đường huyết vì lượng đường trong thuốc khá cao.
Ngoài ra, Calcium Corbiere cũng không có vitamin K2 giúp tăng cường hấp thụ canxi một cách hiệu quả ngăn ngừa lắng đọng, dư thừa canxi.
Một Calcium Corbiere (3 vỉ x 10 ống 10ml) có giá khoảng 150.000 – 200.000 Đ
Canxi Ostelin của Úc
Ostelin Vitamin D & Calcium là sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D, hỗ trợ xương khớp của thương hiệu Ostelin Úc.
Tuy nhiên hiện nay Ostelin chưa được bán tại Việt Nam, chủ yếu là hàng xách tay nên khi lựa chọn sản phẩm này các mẹ bầu cũng cần phải chú ý kẻo mua phải hàng nhái, hàng giả.
Thành phần của 1 viên Ostelin Vitamin D & Calcium gồm 1,5g canxi cacbonat (tương đương với 600mg canxi nguyên tố) và 12.5mcg cholecalciferol (tương đương với Vitamin D3 500 IU).
Ưu điểm của sản phẩm là chứa hàm lượng lớn canxi và vitamin D3
Nhược điểm của Ostelin là chứa Canxi Carbonat – dạng canxi khó hòa tan trong nước dẫn đến việc cơ thể khó hấp thu.
Một số người thấy các tác dụng phụ như táo bón, đầy bụng, khó tiêu khi sử dụng sản phẩm trong thời gian dài. Sản phẩm cũng không có vitamin K2 giúp tăng cường hấp thụ canxi một cách hiệu quả ngăn ngừa lắng đọng, dư thừa canxi.
Một lọ Ostelin Vitamin D & Calcium (130 viên) có giá khoảng 400.000 – 500.000 Đ
Canxi NextG Cal của Úc
NextG Cal là sản phẩm bổ sung canxi của Úc. NextG Cal bao gồm canxi và photpho ở dạng Hydroxyapatite tự nhiên dưới dạng vi tinh thể (MCHA), cùng với Vitamin K1 và D3 để giúp cung cấp và tăng hấp thu canxi cho mẹ bầu.
Canxi hữu cơ với thành phần có chứa MCHA – chính là canxi và Photpho tự nhiên chiết xuất từ xương bò non dạng vi tinh thể với tỷ lệ cân đối tương tự như cấu trúc xương của người nên quá trình hấp thu canxi ổn định và dễ dàng.
Nhược điểm: Hàm lượng canxi trên 1 viên thấp hơn nhiều so với các sản phẩm khác. Trong 500mg Hydroxyapatite chỉ chứa 150 mg canxi dạng nguyên tố vì vậy phải uống liều lượng lớn mới đáp ứng đủ nhu cầu của phụ nữ mang thai.
Giá của 1 hộp canxi NextG Cal (5 vỉ x 12 viên) giao động khoảng 320.000Đ – 350.000 VND.
Các mẹ đừng chủ quan nếu đau bụng dưới bên trái khi mang thai Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể là một triệu chứng bình thường của thai kỳ. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo sảy thai.

Canxi Nature Made 500 mg and Vitamin D của Mỹ
Nature made là thương hiệu nổi tiếng của Mỹ với các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất trong đó có sản phẩm Canxi Nature made 500mg và Vitamin D.
Canxi Nature Made 500 mg chứa 500 mg canxi carbonate với thành phần chiết xuất hoàn toàn tự nhiên đồng thời bổ sung Vitamin D3 (400IU).
Đây là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo. Nó có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Bổ sung đầy đủ Vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn.
Ưu điểm của sản phẩm là hàm lượng canxi cao, không có chất tạo màu, chất tạo mùi, chất bảo quản, gluten, đạt tiêu chuẩn GMO của Mỹ.
Nhược điểm: Dạng viên nén khó uống, không có vitamin K2 giúp tăng cường hấp thụ canxi một cách hiệu quả ngăn ngừa lắng đọng, dư thừa canxi.
Giá 1 hộp Nature Made 500 mg (130 viên) giao động khoảng 450.000 – 500.000 Đ
Lưu ý khi chọn canxi cho phụ nữ mang thai
Cùng tham khảo để biết cách chọn canxi tốt cho mẹ bầu
Mẹ bầu nên khi khám và bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.>> phòng xét nghiệm gentis
Không được sử dụng canxi quá liều bởi dễ gây nguy cơ sỏi thận, cản trở việc hấp thụ kẽm, sắt trong những loại thức ăn khác.
Đối với mẹ bầu bị huyết áp cao, tiền sản giật nên hạn chế những loại canxi chứa muối natri hoặc mẹ bầu bị bệnh tiểu đường thì nên hạn chế những loại canxi có chứa đường.
Khi chọn canxi nên xem hàm lượng chì, bởi một số loại canxi có chứa hàm lượng chì tuy nhỏ nhưng cũng gây hại cho thai nhi.
Không nên dùng canxi cùng lúc với những thực phẩm chứa oxalate như trà, nước ép hoa quả, chocolate, dâu tây… Bởi những thực phẩm này sẽ gây giảm sự hấp thu canxi cho mẹ bầu.
Nên sử dụng canxi sau bữa sáng hoặc bữa trưa trong vòng khoảng 1 – 2 giờ. Không nên uống canxi vào buổi tối.
Không nên uống thuốc canxi cho bà bầu trong cùng thời điểm với uống sắt. Nên tách thời gian sử dụng canxi và sắt cách xa nhau.
Có thể chia nhỏ lượng canxi cần bổ sung trong ngày thành nhiều lần khác nhau.
Canxi cho bà bầu bao nhiêu là đủ?
Tuy canxi rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai nhưng bạn cần lưu ý chỉ nên sử dụng một lượng thích hợp. Khi cơ thể thừa canxi cho dù chỉ một lượng nhỏ cũng sẽ mang lại nhiều tác hại như:
Làm tăng nguy cơ canxi hóa bánh nhau
Ảnh hưởng đến sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi
Mẹ bị táo bón, sỏi thận và làm giảm khả năng hấp thụ các chất sắt, kẽm…
Mỗi giai đoạn mang thai cần bổ sung lượng canxi khác nhau: 3 tháng đầu thai kỳ cần khoảng 800 mg/ngày; 3 tháng giữa cần 1.000 mg/ngày; 3 tháng cuối cần 1.500mg/ngày.
Cơ thể không thể hấp thụ một lượng lớn canxi do đó, một lần uống chỉ tối đa khoảng 500mg là đủ. Nếu trường hợp cần tiêu thụ nhiều hơn thì mẹ nên chia ra thành nhiều lần trong ngày.
Khi đã sử dụng nhiều thực phẩm giàu canxi thì mẹ cũng nên giảm các viên uống bổ sung canxi trực tiếp nhằm tránh tình trạng dư thừa canxi.
Vì vậy, mẹ nên tính toán lượng canxi đưa vào cơ thể trong 1 ngày từ nhiều nguồn khác nhau để không được vượt quá 2.500mg.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2019

Khám sức khỏe sinh sản dành cho nam và nữ cần gì?

Khám sức khỏe sinh sản cho nam và nữ rất cần thiết, nhằm phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các bệnh lý di truyền, truyền nhiễm ở đường tình dục. Từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cũng như phòng ngừa các dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong tương lai.>> Xét nghiệm NIPT

Kiểm tra sức khỏe sinh sản cho nam & nữ cần gì?

Hiện nay, tại Việt Nam, đa phần mọi người đều quan niệm khám sức khỏe sinh sản chỉ dành cho nữ giới. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh tỷ lệ vô sinh ở nam giới và nữ giới là như nhau. Đồng thời, tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng một cách đáng báo động. Vì vậy, cả nam giới và nữ giới đều phải đi kiểm tra sức khỏe sinh sản theo định kỳ.
Kiểm tra sức khỏe sinh sản theo định kỳ đều rất quan trọng cho cả nam và nữ
1.Vì sao cần kiểm tra sức khỏe sinh sản theo định kỳ?
1.1 Đối với sức khỏe của ông bố và mẹ bầu
Tư vấn về cuộc sống tình dục lành mạnh, an toàn và những kiến thức cần thiết để chuẩn bị mang thai. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc nhằm đảo bảo sức khỏe sinh sản luôn tốt nhất.
Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trong cấu tạo của cơ quan sinh dục, các bệnh lý tiềm ẩn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như viêm gan B, HIV...
Đưa ra phương pháp điều trị để tầm soát kịp thời các biến chứng nguy hiểm của bệnh (nếu có bệnh).
1.2 Đối với sức khỏe thai nhi
Là cơ sở để phòng ngừa các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho thai nhi trong tương lai.
Bé sẽ được bảo vệ toàn diện và phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhờ hệ miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang.
Vì vậy, người đang trong độ tuổi sinh sản nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 – 2 năm/lần. Riêng đối với những đối tượng trên 40 tuổi nên thăm khám theo định kỳ 6 tháng/lần. Trường hợp có các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, khí hư có mùi hôi, chảy máu âm đạo, tiểu khó, tiết dịch mủ...thì nên thăm khám càng sớm càng tốt.
Kiểm tra sức khỏe sinh sản theo định kỳ là biện pháp bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và bé sau khi sinh ra>> xét nghiệm quốc tế gentis
2. Khám sức khỏe sinh sản gồm những hạng mục nào?
Khi kiểm tra sức khỏe sinh sản, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, cận lâm sàng và chuẩn đoán hình ảnh, thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện các mầm móng gây bệnh và một số bệnh lây qua đường tình dục.


Nam giới 
Nữ giới


Lâm sàng 

Khám nội tổng quát. 

Khám nội tổng quát.
Khám phụ khoa.




Cận lâm sáng và chuẩn đoán hình ảnh 
X – quang phổi.
Siêu âm bụng. 
X-quang phổi.
Điện tim.
Siêu âm tuyến vú.
Siêu âm tuyến giáp.
Siêu âm bụng.
Soi tươi dịch âm đạo.











Xét nghiệm 
Đường máu.
Xét nghiệm Bilan Lipid máu (T-Cholesterol, LDL-Cholesterol, HDL, Triglyceride).
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi. 
Xét nghiệm chức năng thận (Creatinine, Ure).
Xét nghiệm chức năng gan (AST(GOT), ALT(GPT), PT, GGT).
Đường máu.
TSH, FT4 (chức năng tuyến giáp).
Xét nghiệm mỡ máu: Triglyceride, Cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol (LDL-c) và HDL-Cholesterol (HDL-c).
Nhóm máu – RH.
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

Bệnh truyền nhiễm 
Xét nghiệm viêm gan B - HBSAG.
Xét nghiệm viêm gan C - ANTI HCV.
Xét nghiệm Giang Mai - VDRL.
Xét nghiệm HIV.

Xét nghiệm viêm gan B - HBSAG.
Xét nghiệm viêm gan C - ANTI HCV.
Xét nghiệm Giang Mai - VDRL.
Xét nghiệm HIV.
Xét nghiệm Rubella (IgM/IgG).
Toxoplasma IGM, IGG – xác định nhiễm sán mèo.
CMV IGM, IGG – xác định nhiễm Cytomegalo virus.
Tổng phân tích nước tiểu.

3. Những lưu ý khi đi kiểm tra sức khỏe sinh sản
Khi kiểm tra sức khỏe sinh sản cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, bảo hiểm, tình trạng sức khỏe, lịch chủng ngừa vaccine trước đây, tiền sử bệnh tật cá nhân và gia đình, chu kỳ kinh nguyệt, xuất tinh...
Không nên thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên kiểm tra trước hoặc sau ngày có kinh ít nhất 7 ngày.
Không quan hệ tình dục trước 24 giờ kiểm tra sức khỏe.
Khi đi khám nên ưu tiên quần áo rộng rãi, thoáng mát.
Người đang điều trị Tiểu đường không nên dùng thuốc hoặc tiêm Insulin vào sáng ngày lấy máu để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Riêng thuốc huyết áp vẫn sử dụng bình thường.
Nên nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm máu. Chỉ uống nước lọc và tránh tuyệt đối các loại nước có ga, sữa, rượu, trà, nước hoa quả, coffee.
Không sử dụng các loại khoáng chất, vitamin hay thực phẩm chức năng trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
Nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi siêu âm bụng. Chỉ uống nước lọc và nhịn tiểu khoảng 1 giờ để kết quả siêu âm chính xác hơn.
Phụ nữ có kinh, đang bị viêm tuyến vú, áp xe vú không nên chụp X - quang, siêu âm tuyến vú. Nên chụp X-quang vú vào ngày thứ 7 hoặc 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Vì lúc này nồng độ hormone Estrogen trong cơ thể đã giảm xuống thấp, mô tuyến vú ít giữ nước, ít giãn nở.
Khi lấy nước tiểu xét nghiệm, nên vệ sinh sạch tay và bộ phận sinh dục ngoài, tay không chạm vào mặt trong của lọ. Nên đi tiểu vào bồn cầu, vài giây sau mới lấy nước tiểu đến khi được 2/3 lọ thì dừng.
Ngoài các bệnh viện lớn, Phòng khám Quốc tế cũng là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều người hiện nay. Trong đó có thể kể đến Hệ thống Phòng Khám Quốc tế CarePlus.
Đến thăm khám tại CarePlus, bạn không cần mất thời gian chờ đợi để lấy số thứ tự mà chỉ với vài bước đơn giản khách hàng đã có thể đặt lịch hẹn khám trong khoảng thời gian mong muốn. Đội ngũ y bác sĩ CarePlus luôn sẵn sàng tư vấn, lắng nghe từng triệu chứng, tâm sự của bệnh nhân để nắm bắt và hiểu rõ tình trạng sức khỏe, chỉ định đúng xét nghiệm và phương pháp khám cần thiết nhất.

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Phòng tránh và chữa trị bệnh nhờ xét nghiệm di truyền

Nghiên cứu về di truyền đang tạo ra những lối đi mới trong việc chủ động phòng ngừa và điều trị một số lượng đáng kể các loại bệnh lý, từ nhẹ cho tới nghiêm trọng, bằng những phương thuốc và liệu pháp được cá nhân hóa cho từng trường hợp bệnh khác nhau.>> Gói xét nghiệm NIPT - iLLUMINA

Phòng tránh và điều trị bệnh dựa vào xét nghiệm di truyền

Bệnh sử gia đình có thể giúp tôi như thế nào trong việc phòng ngừa bệnh tật?
Khoa học đã chứng minh về tính di truyền của các bệnh như tim mạch, hen suyễn, ung thư, và tiểu đường. Một số bệnh hiếm như chứng rối loạn đông máu (máu loãng hoặc máu không đông), bệnh u xơ nang (cystic fibrosis), hay bệnh hồng cầu hình liềm (sickle cell anemia) cũng là những bệnh được truyền lại qua từng thế hệ trong gia đình. Khi gia đình có bố hoặc mẹ mắc chứng huyết áp cao, con của họ sẽ có nguy cơ cũng bị huyết áp cao khi trưởng thành.
Tìm hiểu về các bệnh lý thường xảy ra ở các thành viên trong gia đình mình và thông tin bệnh sử gia đình đến bác sĩ sẽ giúp bạn biết được liệu bản thân cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý mang tính di truyền đó hay không. Từ đó, những phương pháp phòng tránh (như thay đổi thói quen sống, xét nghiệm gen, tiến hành tầm soát ung thư di truyền) có thể được tiến hành chủ động hơn, giúp phát hiện sớm và điều trị thành công bệnh tật.
Từ những thông tin về bệnh sử của gia đình, các bác sĩ và các chuyên viên y khoa có thể đưa ra những thông tin riêng cho trường hợp sức khỏe của bản thân ở các khía cạnh sau đây:
Thời gian và tần suất tầm soát bệnh
Thói quen ăn uống khoa học để tránh các bệnh di truyền thường xuất hiện trong gia đình
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa mắc các bệnh di truyền
Tránh hút thuốc và uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn đối với cá nhân có nhiều thành viên ruột thịt mắc các bệnh ung thư liên quan, như ung thư phổi hay ung thư đại trực tràng
Xét nghiệm gen cho từng loại bệnh đặc trong để hỗ trợ cho quá trình chuẩn đoán và điều trị
Làm thế nào để biết về bệnh sử của gia đình?
Một công cụ khá hữu ích trong việc tạo “cây gia đình” là trang “My Family Health Portrait”, được tạo ra bởi Liên đoàn phẫu thuật Mỹ (U.S Surgeon General) thuộc chiến dịch “U.S. Surgeon General’s Family History Initiative” (tạm dịch: Sáng kiến nâng cao nhận thức về bệnh sử gia đình). Mục đích của chiến dịch này nhằm nâng cao nhận thức của người dân Mỹ về các bệnh di truyền qua cây gia đình của họ.
Một sơ đồ di truyền mẫu từ công cụ My Family Portrait có thể giúp cho các bác sĩ trong khâu tư vấn di truyền.
Chỉ cần một máy tính có kết nối mạng và thông tin về bệnh của các thành viên trong gia đình, công cụ này sẽ giúp cá nhân biết về nguy cơ mắc các bệnh di truyền của mình. Tuy nhiên, trang My Family Health Portrait chỉ vẽ ra sơ đồ di truyền chứ không chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh. Cần thực hiện các xét nghiệm gen để biết được rủi ro chính xác nhất. Sơ đồ gia đình chỉ là bước đầu.
Di truyền có thể giúp như thế nào trong điều trị bệnh?
Mỗi năm có tới hơn 2 triệu người Mỹ gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng từ thuốc được kê đơn và hàng trăm người chết vì dùng thuốc không hợp với cơ địa của mình. Phương pháp điều trị “one-size-fits-all” (một cách điều trị chung cho số đông) có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng vì mỗi bệnh nhân đều khác nhau. Lĩnh vực di truyền giúp tìm ra phản ứng của từng cá nhân đối với các loại thuốc điều trị. Phương pháp này có tên gọi là “dược động học” (pharmacogenetics/pharmagenomics).
Một vài ví dụ của di truyền trong điều trị bệnh:
Cấu trúc di truyền của mỗi người ảnh hưởng đến cách mà cơ thể “tiêu hóa” các loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh. Xét nghiệm di truyền có thể kiểm tra một số enzyme đặc trưng ở gan để tìm ra cách mà cơ thể người đó phân giải các chất ỏ trong thuốc. Ở một số người, những enzyme ở gan này kém hoạt động hơn, khiến khả năng hấp thụ thuốc không tích cực bằng những người khác. Xét nghiệm gen di truyền giúp tìm ra liều lượng thích hợp cho những cơ địa đặc biệt (ví dụ như thuốc chống trầm cảm trong điều trị các bệnh tam thần).
Xét nghiệm gen di truyền đối với một loại thuốc có tên gọi Herception trong điều trị ung thư vú. Xét nghiệm di truyền tìm các thụ thể estrogen trong khối u và thẩm định mức độ hiệu quả của thuốc.
Trẻ em mắc bệnh bạch cầu có thể xét nghiệm gen di truyền để tìm ra liều lượng thích hợp trong hóa trị ung thư.>> phòng xét nghiệm gentis
Ngoài ra, xét nghiệm di truyền còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác (xem thêm ở mục bên dưới).
Những vấn đề của việc sử dụng thông tin di truyền trong điều trị bệnh
Một số vấn đề có thể là mối quan tâm khi sử dụng kết quả của các xét nghiệm gen di truyền để điều trị bệnh bao gồm:
Thuốc đặc chế thường có giá thành cao
Không phải ai cũng có điều kiện tiếp cận đến các phương pháp điều trị di truyền mới
Bảo mật thông tin từ xét nghiệm gen di truyền
Cần nhiều nghiên cứu hơn về lĩnh vực di truyền
Xét nghiệm di truyền là gì?
Xét nghiệm di truyền là loại xét nghiệm y khoa tìm ra những thay đổi ở NST, gen, hoặc protein trong cơ thể. Kết quả của xét nghiệm di truyền có thể xác nhận hoặc loại bỏ nguy cơ mắc một bệnh di truyền của người yêu cầu xét nghiệm. Xét nghiệm di truyền còn rất hữu ích để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Trước khi kết hôn, bố mẹ có thể làm xét nghiệm gen vợ chồng để tìm nguy cơ truyền lại cho con những gen mầm bệnh như hội chứng X dễ vỡ, teo cơ tuỷ SMA, v.v. Có thể phát triển thành những hội chứng di truyền nghiêm trọng. Hiện có hơn 100 loại xét nghiệm gen di truyền đang được sử dụng. Ngoài ra, hiện cũng đang có rất nhiều nghiên cứu về xét nghiệm di truyền với nhiều loại gen khác đang được tiến hành.
Một số phương pháp có thể được sử dụng để xét nghiệm di truyền
Các xét nghiệm di truyền phân tử (xét nghiệm trên hệ gen) đánh giá bản chất của các gen đơn hoặc độ dài của gen để tìm những biến thể hoặc đột biến bất thường dẫn đến các rối loạn di truyền.
Xét nghiệm di truyền nhiễm sắc thể phân tích toàn bộ bộ NST hoặc độ dài của các AND của cơ thể để xem liệu có những thay đổi di truyền đáng chú ý nào không, chẳng hạn như sự xuất hiện dư thừa của một NST gây ra một hội chứng bệnh di truyền (ví dụ: hội chứng siêu nữ khiến trẻ có 3 NST X).
Xét nghiệm di truyền sinh hóa nghiên cứu lượng protein và mức độ hoạt động của protein để tìm các bất thường để chỉ ra những thay đổi ở AND có thể dẫn đến các rối loạn di truyền.
Xét nghiệm di truyền là tự nguyện. Bởi vì xét nghiệm di truyền có lợi ích cũng như các hạn chế và rủi ro, quyết định về việc tiến hành các xét nghiệm di truyền là một vấn đề cần được bàn bạc kỹ lường trong gia đình. Các bác sĩ chuyên về di truyền học hoặc chuyên viên có thể giúp đỡ bằng cách tư vấn di truyền nhằm cung cấp thông tin về những ưu và khuyết điểm của xét nghiệm.
Các loại xét nghiệm di truyền hiện nay
Xét nghiệm chẩn đoán: Kết quả của xét nghiệm chẩn đoán giúp xác nhận sự chẩn đoán về các triệu chứng của một bệnh di truyền và được sử dụng để phân tích hoặc chữa trị những dạng bệnh có liên quan đến nhiễm sắc thể hoặc di truyền (ví dụ như xét nghiệm gen trong hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư di truyền). Kết quả của xét nghiệm di truyền này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn trong việc chăm sóc và kiểm soát bệnh.
Xét nghiệm thể mang (hay xét nghiệm người mang gen mầm bệnh): là loại xét nghiệm được sử dụng để xác định xem một người có mang một bản sao của gen bị đột biến gây ra các rối loạn di truyền. Xét nghiệm thể mang thường được thực hiện cho những cặp vợ chồng hoặc cá nhân có bệnh sử gia đình mắc các bệnh di truyền để xác định nguy cơ mang thai đứa con cũng mắc các bệnh đó.
Xét nghiệm tiền sản (hay sàng lọc trước sinh): Đây là xét nghiệm được thực hiện trong thời kỳ mang thai để tìm nguy cơ mắc các hội chứng và dị tật bẩm sinh phổ biến như hội chứng Down, hội chứng Patau, hay hội chứng Edwards. Một số rối loạn nghiêm trọng như bệnh u xơ nang (CF) cũng có thể được sàng lọc. Các hội chứng và dị tật bẩm sinh thường được phát hiện qua các lần kiểm tra sức khỏe thường quy của thai phụ, bao gồm các xét nghiệm như siêu âm, xét nghiệm máu, hay chọc dò ối. Hiện nay, nhiều phụ nữ mang thai đang dần chuyển qua thực hiện xét nghiệm NIPT vì bản chất không xâm lấn và an toàn của xét nghiệm này.
Sàng lọc sơ sinh là xét nghiệm được thực hiện khi bé vừa chào đời bằng cách lấy máu gót chân của trẻ để đem đi phân tích xét nghiệm gen di truyền. Kết quả sẽ cho biết liệu bé có nguy cơ mắc một hội chứng hay rối loạn nào đó mà đã bị bỏ sót trong quá trình mang thai.
Xét nghiệm tiên đoán triệu chứng: Đây là loại xét nghiệm gen tìm kiếm những thay đổi di truyền, hoặc đột biến, có liên quan đến các bệnh di truyền. Xét nghiệm di truyền tiên đoán triệu chứng được thực hiện trước khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh và hữu ích cho những người có tiền sử mắc các bệnh di truyền chữa trị được (như hội chứng Huntington).
Pharmacogenomics: Đây là loại xét nghiệm gen để tìm những phản ứng của cơ thể với các loại thuốc khác nhau, từ đó có thể “cá nhân hóa” liều lượng cho từng bệnh nhân để giảm tác dụng phụ và đạt được hiệu quả cao nhất.
Làm sao để biết là tôi nên làm xét nghiệm di truyền?
Nếu có một hoặc nhiều bệnh rạng sau đây, nên cân nhắc xét nghiệm di truyền:

Xét nghiệm di truyền cho ung thư

Xét nghiệm di truyền cho sinh sản

Xét nghiệm di truyền cho các bệnh tim mạch di truyền
Lợi ích của xét nghiệm di truyền
Xét nghiệm di truyền có nhiều lợi ích to lớn, cho dù kết quả là dương tính hay âm tính. Kết quả xét nghiệm gen di truyền có thể giúp người yêu cầu xét nghiệm có được cảm giác nhẹ nhõm vì biết được bản thân không có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư. Ngoài ra, xét nghiệm di truyền còn giúp mọi người đưa ra quyết định sáng suốt về việc quản lý chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với các bệnh tim mạch. Các xét nghiệm gen di truyền trong sinh sản có thể giúp vợ chồng đưa ra quyết định về việc có con. Sàng lọc sơ sinh có thể xác định các rối loạn di truyền sớm của trẻ ngay khi bé vừa chào đời để có thể bắt đầu điều trị, tránh các ảnh hưởng về lâu dài.
Xét nghiệm di truyền ở đâu?
Để yêu cầu xét nghiệm gen di truyền, bạn có thể đến các khoa di truyền và sinh học phân tử ở các bệnh viện ở thành phố. Các bệnh viện tư nhân lớn hiện cũng đã cung cấp các xét nghiệm di truyền ở nhiều lĩnh vực.
Nếu bạn có quan tâm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ với Asia Genomics để có được sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ lúc bắt đầu cho tới lúc nhận kết quả xét nghiệm gen và được giải thích bởi các bác sĩ.