Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Chia sẻ 3 mẹo ngủ ngon dành cho bà bầu

Tùy theo mỗi đặc trưng riêng của các giai đoạn thai kỳ, hãy áp dụng các mẹo ngủ ngon cho bà bầu dưới đây để có thể ngủ ngon hơn trong suốt giai đoạn bầu bí của mình nhé!
Khi mang thai, những kích thích tố progesterone thường khiến cho nhiều phụ nữ mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên bà bầu cũng thường bị mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.  Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu chi tiết hơn nhé !

Chia sẻ 3 mẹo ngủ ngon dành cho bà bầu

Nguyên nhân gây mất ngủ của mẹ bầu

Hầu hết phụ nữ trong giai đoạn mang thai đều bị rối loạn về giấc ngủ, tập trung chủ yếu vào các tháng cuối thai kỳ, chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Khó thở

Mang thai khiến cơ thể phụ nữ bị thay đổi hormone khiến hơi thở chậm và sâu hơn dẫn đến cảm giác khó chịu khi ngủ. Thai nhi càng lớn thì phần dạ con chiếm và ép lên cơ hoành dẫn tới tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.

Đi tiểu nhiều lần

Dạ con không ngừng lớn lên chèn ép vùng bàng quang làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu và đi tiểu nhiều lần trong đêm. Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng mất ngủ ở nhiều phụ nữ mang thai.

Đau lưng và nhức chân

Chân và lưng của thai phụ ngày càng chịu sức nặng từ thai nhi gây nên cảm giác khó chịu khi ngủ. Không ít bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ do sự gia tăng trọng lượng của thai hoặc thiếu canxi, kali dẫn tới chứng chuột rút ban đêm.

Vấn đề tiêu hóa

Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường gặp tình trạng thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản do thai nhi lớn dần khiến dạ dày bị chèn ép. Ngoài ra còn do thừa chất dinh dưỡng khi mang thai khiến mẹ bầu không hấp thụ hết gây đầy hơi, chướng bụng.  xét nghiệm double test là gì ?

Phụ nữ mang thai thường bị rối loạn giấc ngủ

Tác hại của việc mất ngủ của phụ nữ mang thai đối với thai nhi
Sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng xấu nếu mẹ bầu ngủ muộn hay ngủ không đủ giấc như:

Trẻ sinh ra dễ thiếu máu

Nếu trong thời gian mang thai mẹ bầu ngủ muộn sau 23 giờ không chỉ tác động xấu tới sức khỏe của mẹ mà còn vô tình làm chậm quá trình tự tạo máu tự nhiên của thai nhi trong bụng. Bởi trong khoảng thời gian từ 23 giờ – 3 giờ sáng là thời điểm thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể trẻ.

Trẻ sinh ra chậm phát triển

Thông thường khi các mẹ thức quá khuya dẫn tới sự thay đổi đồng hồ sinh học làm rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên của trẻ. Vì thế, khi phụ nữ mang thai thiếu ngủ hay ngủ quá muộn sẽ kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi, trẻ sinh ra có thể nhẹ cân, chậm phát triển…

Trẻ sinh ra hay quấy khóc

Mẹ bầu ngủ muộn đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và dần dần trở thành thói quen. Tình trạng này kéo dài trẻ trong bụng mẹ được sinh ra hay quấy khóc, tức giận.
Mẹo ngủ ngon cho bà bầu

3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu, phụ nữ mang thai thường phải đối diện với một loạt cảm xúc từ sợ hãi, lo lắng đến vui sướng với tin mang bầu. Đây là thời kỳ cơ thể cũng sản xuất thêm các kích thích tố mới.
Sự gia tăng hormone progesterone trong thai kỳ sẽ gây ra nhiều mệt mỏi liên tục cho bà bầu. Lúc này, bà bầu thường có xu hướng mệt mỏi hơn trong 3 tháng đầu và tình trạng này sẽ được cải thiện trong 3 tháng tiếp sau của thai kỳ.
Đặc biệt hormone progesterone không chỉ làm cho bà bầu buồn ngủ, mà nó còn khiến bà bầu phải đi tiểu nhiều vì nó tăng cường chức năng của thận.
Chưa kể, những dấu hiệu của “ốm nghén” hoành hành như chóng mặt, buồn nôn cũng làm cho giấc ngủ bà bầu khó khăn hơn khi nằm xuống hoặc khi bị kích hoạt bởi mùi vị.

Mẹo ngủ ngon cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ:

– Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể và ngủ mỗi lúc có thể.
– Uống nhiều nước và ăn thực phẩm chứa nhiều chất lỏng trong ngày nhưng tránh ăn hay uống chúng vào buổi tối để có thể cắt giảm những lần phải vào nhà vệ sinh vào ban đêm.
– Chống triệu chứng buồn nôn với đồ ăn nhẹ và bánh quy. Ăn thường xuyên và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh dạ dày trống rỗng. Luôn giữ bánh quy giòn ở bên cạnh khi bạn buồn nôn.
– Ngủ trong tư thế nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt. Đây là vị trí tốt nhất để đảm bảo sự lưu thông máu tốt. Sử dụng thêm gối để đặt giữa hai đầu gối hoặc dưới bụng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
– Khi thức dậy ban đêm, bạn không nên bật đèn sáng mà chỉ nên bật đèn có ánh sáng dịu nhẹ để có thể tiếp tục ngủ.
– Hãy cố gắng đi ngủ cùng một thời điểm mỗi đêm. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn dần xây dựng một lịch trình cho giấc ngủ
Ngủ trong tư thế nghiêng càng nhiều càng tốt

3 tháng giữa thai kỳ

Nhiều bà bầu thường lấy lại sự khỏe khoắn khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là thời kỳ các bà bầu không phải đối diện nhiều với nguy cơ sảy thai, những triệu chứng buồn nôn, đi tiểu thường xuyên và chứng buồn ngủ cũng có nhiều khả năng biến mất.
Hầu hết bà bầu thường cảm thấy tốt nhất trong giai đoạn này và bắt đầu tăng trọng lượng cơ thể nhanh chóng. Nhưng cũng có rất nhiều biến đổi trong giai đoạn này khiến các bà bầu vẫn bị khó ngủ.
Để lấy chỗ cho tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế và hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn. Điều này khiến bà bầu thường phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu. Hoặc nhiều bà bầu lại xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của thai nhi thường xuyên, những giấc mơ này có thể rất đáng sợ hoặc sống động với họ.

Mẹo ngủ ngon cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ:

– Để tránh ợ nóng, bà bầu nên cố gắng tránh gia vị, thức ăn chứa nhiều chất béo hoặc chiên
– Luôn ngủ với tư thế gối đầu cho đầu và cổ cao để giữ cho axit dạ dày không trào ngược lên cổ
– Ăn các bữa ăn thường xuyên nhỏ trong ngày
– Sử dụng thuốc kháng axit cũng cho hiệu quả và an toàn cho chứng ợ nóng
– Khi ngủ, bạn nằm nghiêng với đầu gối và hông cong. Đặt gối giữa hai đầu gối, dưới bụng và sau lưng của bạn. Điều này có thể giúp giảm áp lực thai kỳ nặng nề cho bạn.
– Để tránh những cơn ác mộng, cố gắng không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ và luôn chia sẻ bất cứ lo ngại bạn đang lo lắng với bạn đời hoặc bác sĩ chuyên khoa của bạn.
Mẹ bầu nên sử dụng gối dành riêng cho phụ nữ mang thai để hỗ trợ cơ thể có tư thế ngủ ngon hơn
3 tháng cuối thai kỳ
Đây là giai đoạn bị mất ngủ và ngủ khó nhất trong toàn bộ thai kỳ của các bà bầu. Với tần suất đi tiểu quá nhiều, các bà bầu thường không thể thoải mái, cộng với cân nặng tăng thêm và phải chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn, các bà bầu thường khá tỉnh táo vào ban đêm.
Bên cạnh đó, thai nhi trong bụng lại hay chuyển động. Điều này cũng có thể cản trở giấc ngủ bà bầu. Các khớp được nới lỏng và chuẩn bị cho việc sinh nở, nên cơ thể rất nặng nề, thậm chí việc đi bộ cũng có thể khó khăn.
Nhiều bà bầu thường xuyên thức dậy trong đêm trong giai đoạn này mà không có lý do. Điều này có thể gây buồn ngủ vào buổi sáng. Và trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhiều phụ nữ thấy mũi của họ đã bị sưng và nghẹt mũi nhiều hơn.
Nhiều bà bầu khác lại phàn nàn vì bị tình trạng chuột rút chân gây đau đớn, căng thẳng và mất ngủ vào ban đêm.

Mẹo có giấc ngủ ngon 3 tháng cuối thai kỳ:

– Ngủ nghiêng bên trái sẽ cho phép lưu thông máu tốt nhất cho thai nhi, tử cung và thận của bạn. Nó cũng giúp cải thiện lưu thông máu trở lại với tim.
– Hãy ôm một chiếc gối khi ngủ cũng sẽ giúp ngủ tốt hơn.
– Tránh dùng nước ngọt và đồ uống có ga khác vì chúng có thể gây ra hoặc trầm trọng hơn tình trạng chuột rút ở chân.
– Nếu bị phù chân hoặc ngáy ngủ quá nhiều, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
– Nếu bạn không thể ngủ, hãy đừng cố ngủ mà ngược lại nên dậy và đọc, xem TV, nghe nhạc… vì khi ấy bạn có thể cảm thấy mệt mỏi để muốn tiếp tục ngủ trở lại.
– Nếu bạn đang bị chuột rút chân, hãy duỗi thẳng chân của bạn và uốn cong bàn chân, điều này sẽ giúp bớt đau đớn hơn. Hãy duy trì thói quen này nhiều lần trước khi đi ngủ để tránh tình trạng chuột rút.
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Các biến đổi về gan của người đang mang bầu

 Các bệnh về gan mắc trước khi mang bầu hoặc trong quá trình mang bầu có thể tác động xấu trực tiếp tới sức khỏe của thai phụ. Tác động của từng bệnh gan khác nhau cũng sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến mẹ và thai nhi.  Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

Những thay đổi về gan của người đang mang thai

Người phụ nữ khỏe mạnh khi mang thai hoạt động của gan sẽ có vài thay đổi. Đó là cung lượng tim và thể tích máu gia tăng do tăng giữ nước và muối nhưng lưu lượng máu qua gan bình thường. Lượng máu qua gan chiếm 35% cung lượng tim của người không mang thai nhưng chỉ khoảng 28% ở người mang thai. Lượng máu thặng dư sẽ đi qua nhau thai. Khám lâm sàng có thể phát hiện dấu lòng bàn tay son và sao mạch. Xét nghiệm máu có vài thay đổi trong thai kỳ thứ 3, cho thấy hình ảnh ứ mật nhẹ.6 bệnh lý gan thường gặp ở mẹ bầu

Ứ mật trong gan

Đó là tình trạng mật bị ứ lại trong gan, ngấm vào máu rồi ngấm vào da, gây ra triệu chứng ngứa và vàng da. Tỉ lệ căn bệnh này khoảng dưới 1%. Nó có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và thường bắt đầu xảy ra vào thai kì thứ 2 hoặc thứ 3.Ngứa da thường gặp nhất ở lòng bàn tay, bàn chân. Một số người có thể bị ngứa toàn thân. Triệu chứng ngứa tiến triển càng lúc càng nhiều làm bệnh nhân mất ngủ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vàng da xảy ra khoảng 10 – 20% số người bị căn bệnh này. Nguyên nhân của bệnh chưa được hiểu rõ, có thể do yếu tố di truyền, tăng nhạy cảm với estrogen. Bệnh thường gặp hơn ở người sinh đôi hoặc đa thai do tăng nội tiết tố.

Ứ mật trong gan gây ngứa ngoài da

Khoảng 50% số bệnh nhân bị ứ mật thai kỳ có tiền căn gia đình. Tiên lượng cho mẹ tốt. Triệu chứng tự biến mất khoảng 2 ngày sau sinh. Tuy vậy, khoảng 60 – 70% số bệnh nhân sẽ bị lại bệnh này khi mang thai lần tới và nguy cơ bị ngứa da khi dùng thuốc ngừa thai. Song bệnh này lại có thể ảnh hưởng tới thai nhi.Khoảng 60% số bà mẹ bị căn bệnh này có nguy cơ sinh non trước 37 tuần. Trẻ sinh non có nguy cơ trên sức khỏe tổng quát suốt thời kì sơ sinh và sau đó. Một số trẻ chết lúc mới sinh. Bệnh này cũng làm tăng nguy cơ thai chết lưu với tỉ lệ nhỏ (1 – 2%), suy thai. Do vậy, cần theo dõi thai nhi cẩn thận với siêu âm và đo tim thai. Nếu bất thường có thể cần đề nghị sinh sớm để giảm nguy cơ thai chết lưu.Có thể chọc ối tuần thứ 36 để xem phổi thai nhi có phát triển đầy đủ không; nếu phổi thai nhi bình thường có thể tự thở, có thể kết thúc thai kì vào tuần thứ 36 đến tuần thứ 38 để phòng ngừa thai chết lưu. Vitamin K nên sử dụng vì nguy cơ xuất huyết sau sinh tăng. Cholestyramine và ursodeoxycholic acid làm giảm triệu chứng ngứa da và điều chỉnh một số rối loạn chức năng gan.

Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ cấp trên người mang thai là một bệnh lí hiếm gặp và xảy ra vào 3 tháng cuối thai kì. Nguyên nhân chưa được hiểu rõ, có thể do yếu tố di truyền thiếu các enzyme cần thiết cho việc chuyển hóa chất mỡ của thành phần ty thể trong tế bào gan.Vì vậy, chất mỡ bị đọng lại với một số lượng nhiều bất thường bên trong tế bào gan dẫn đến gan bị viêm và thoái hóa mỡ. Khi một số lượng lớn tế bào gan bị hoại tử ồ ạt sẽ dẫn đến suy giảm chức năng gan. Triệu chứng thường bắt đầu xảy ra vào thai kì thứ 3 và tương tự như triệu chứng của hội chứng HELLP.

Gan nhiễm mỡ

Đau thượng vị hoặc hạ sườn phải, buồn nôn hoặc nôn ói, mệt mỏi, nhức đầu, vàng da. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị hôn mê, suy thận, rối loạn đông máu và tử vong. Do sau khi sinh bệnh hồi phục tự nhiên nên thai nhi cần được sinh ra càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nghiêm trọng.Săn sóc hậu sản bao gồm theo dõi tình trạng đông máu, đường huyết, suy thận, rối loạn chức năng gan. Những người mẹ mang yếu tố gen liên quan đến việc thiếu khả năng oxid hóa chất mỡ có nguy cơ gan bị nhiễm mỡ trở lại trong những lần mang thai khác.Hội chứng huyết tán, giảm tiều cầu và tăng men gan (HELLP)HELLP là từ viết tắt của hemolysis (tán huyết), elevated liver enzymes (tăng men gan) và low platelet (giảm tiểu cầu). Hội chứng xảy ra ở 10% số bệnh nhân mang thai bị tiền sản giật nặng. Ở người bị tiền sản giật nặng, khi thấy tiểu cầu giảm <100.000/mm3 nên xem phết máu ngoại biên và xét nghiệm.Triệu chứng của hội chứng HELLP thường xảy ra vào thai kỳ thứ 3, mặc dù hội chứng có thể bắt đầu sớm hơn. Triệu chứng cũng có thể xuất hiện trong 48 giờ đầu sau sinh. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: đau thượng vị hoặc hạ sườn phải, buồn nôn hoặc nôn ói, mệt mỏi, nhức đầu.

Phụ nữ mang thai sẽ có triệu chứng buồn nôn do hội chứng HELLPHội chứng HELLP làm tăng nguy cơ nhau bong non trước khi sinh, đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi cũng như tăng nguy cơ sinh non. Điều trị bệnh bằng cách kiểm soát huyết áp, truyền tiểu cầu nếu tiểu cầu < 20.000mm3 hoặc 40.000mm3 kèm theo rối loạn cầm máu. Chấm dứt thai kì ngay để phòng ngừa những biến chứng nặng. Nếu thai kì dưới 34 tuần, có thể trì hoãn khoảng 48 giờ để điều trị người mẹ bằng corticoides.Thuốc này giúp đẩy nhanh quá trình trưởng thành của phổi thai nhi và phòng ngừa biến chứng sinh non. Một số đề nghị dùng corticoides liều cao để cải thiện triệu chứng của người mẹ. Sau khi sinh, những bất thường về gan và huyết học sẽ mất đi sau vài ngày. Bệnh nhân bị hội chứng HELLP có nguy cơ <5% bị lại hội chứng này trong những lần mang thai khác, nhưng những người này lại bị tăng những nguy cơ khác như: tiền sản giật, nhau bong non và sinh non.

Nhiễm virus Herpes (HSV) rải rác trong gan

Virus HSV là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay, làm cho trẻ tàn tật hoặc thậm chí là tử vong. Thời gian lây truyền loại virus này chủ yếu là khi người mẹ mang thai và bị nhiễm trùng nguyên phát ở nửa sau thai kỳ.Nhiễm HSV khi mang thai có những dấu hiệu lâm sàng là vết loét, phồng rộp gây đau ở những vị trí như miệng, vùng sinh dục và hậu môn. Nơi có những vết loét chính là nơi đầu tiên mà virus HSV tấn công vào cơ thể.

Virus HSV có dấu hiệu là những nốt mụn rộp

Triệu chứng của nhiễm HSV khi mang thai có thể rất nhẹ là 1 vài vết loét, hoặc có thể rất nặng gồm rất nhiều vết loét trên cơ thể. Sau khi virus HSV xâm nhập vào cơ thể, những triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau đó từ 2 đến 10 ngày, bao gồm:– Sưng hạch– Sốt– Lạnh run– Đau cơ– Mệt mỏi– Buồn nôn– Vết loét ban đầu nhỏ, mụn rộp phồng ở âm đạo, hậu môn và những bộ phận khác, loét thành từng chùm, sau đó những vết loét này sẽ vỡ và chảy nước ra và cuối cùng sẽ đóng vảy và tự lành lại mà không để lại sẹo

– Ngứa và rát bỏng khi tiểu tiện

Khi phụ nữ mang thai bị nhiễm virus HSV, thai nhi sẽ gặp rất nhiều rủi ro, nhất là với những thai phụ mang thai lần đầu. Nếu bà mẹ tái nhiễm virus HSV thì nguy cơ lây sang con chỉ còn 3%, thậm chí khi bị nhiễm virus HSV không có sang thương bóng nước thì khả năng này chỉ còn dưới 1%. Những tổn thương mà thai nhi mắc phải khi người mẹ mang thai bị nhiễm virus herpes có thể là ở não hoặc mắt.

Bệnh sỏi túi mật do cholesterol

Tuy rằng phụ nữ thường ít bị sỏi mật hơn so với nam giới, nhưng phụ nữ mang thai lại là đối tượng đặc biệt có nguy cơ cao hơn, bởi vì cơ thể đang sản xuất ra rất nhiều estrogen và progesterone.Sỏi mật trở thành một bệnh khá phổ biến trong thai kỳ, nguyên nhân do hormone progesterone được tạo ra trong quá trình mang thai làm các mô cơ trong cơ thể thư giãn hơn, khiến quá trình tiết mật chậm lại và dễ hình thành sỏi mật cũng như gây viêm túi mật.

Virus HSV có dấu hiệu là những nốt mụn rộp
Bà bầu bị sỏi mật cũng có thể sẽ gặp những triệu chứng dưới đây, xuất hiện sau khi ăn một bữa ăn giàu chất béo khoảng 1 giờ:– Vàng da;– Buồn nôn;– Đau ở vùng bụng trên hoặc giữa bụng, đau tại vị trí túi mật. Cơn đau có thể là đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau dữ dội.

Viêm gan B

Các triệu chứng cấp tính của viêm gan B thường hay gặp, bao gồm:– Mệt mỏi– Ăn không ngon– Buồn nôn và ói mửa– Vàng da (tình trạng màu da và vùng kết mạc mắt trở nên vàng nhẹ khác thường)– Đau bụng– Đau ở cơ và khớpĐối với mẹ bầu bị viêm gan B, em bé có thể bị nhiễm bệnh khi sinh. Phụ nữ mang thai bị viêm gan B thường khó nhận ra các triệu chứng vì chúng khá giống với những biến đổi tự nhiên trong thai kỳ. Mẹ bị viêm gan B có thể truyền sang con và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, có khoảng 90% phụ nữ mang thai bị nhiễm vi rút viêm gan B cấp tính sẽ truyền vi rút cho em bé. Đối với viêm gan B mãn tính thì tỷ lệ này khoảng chừng 10% đến 20%.

Đối với mẹ bầu bị viêm gan B, em bé có thể bị nhiễm bệnh khi sinhBị nhiễm viêm gan B không ảnh hưởng đến việc sinh con. Thai phụ vẫn có thể sinh con qua âm đạo và cho con bú bình thường nếu bị nhiễm vi rút viêm gan B.Tuy nhiên, viêm gan B là tình trạng nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống sau này: Nguy cơ cao (lên đến 90%) sẽ trở thành người mang mầm bệnh và truyền bệnh cho người khác. Khi trưởng thành, các trẻ mang vi rút viêm gan B từ nhỏ sẽ có tới 25% nguy cơ tử vong do xơ gan hoặc ung thư gan.

Lời khuyên của chuyên gia y tế

Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng của cơ thể, nếu gan bị bệnh sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ, nhất là ở phụ nữ mang bầu bệnh lý về gan có thể nguy hiểm tính mạng.Do vậy, trước khi mang thai, chị em cần đi khám sức khoẻ để biết trước các bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi; trong thời kỳ mang thai nếu có những biểu hiện bất thường như nhức đầu, buồn nôn, đau bụng vùng thượng vị ở thai 3 tháng cuối cần thận trọng và đi khám ngay.Để phòng ngừa, những người có bệnh về gan cần được điều trị đúng trước khi mang bầu; không nên mang bầu khi tuổi cao, không mang bầu nhiều lần và quá dày. Đồng thời có chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang thai.

Đọc thêm: hội chứng edwards là gì ? đo độ mờ da gáy khi nào tốt nhất ?

Dùng thuốc chống nôn khi có thai cần lưu ý gì

 Có tới 90% trường hợp phụ nữ mang thai bị nôn hoặc buồn nôn trong những tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, có khoảng 50% phụ nữ sẽ giảm dần những triệu chứng này vào tuần thai thứ 14, , tuy vậy vẫn còn khoảng 10% phụ nữ vẫn sẽ tiếp tục bị nôn hoặc buồn nôn khi thai đã 20 tuần, thậm chí số rất ít trong đó còn nôn đến tận ngày sinh.

Tình trạng này kéo dài khiến các mẹ không thể ăn uống gì được và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vậy có nên sử dụng thuốc chống nôn khi thai nghén hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của mẹ và đưa ra một số giải pháp giúp mẹ hạn chế tình trạng ốm nghén này.

Dùng thuốc chống nôn khi mang thai có sao không

Đây là một trong những tình trạng phổ biến nhất trong thời kỳ mang thai mà hầu như phụ nữ nào cũng phải trải qua. Ốm nghén là hiện tượng sinh lý khiến mẹ bầu luôn cảm thấy buồn nôn, khó chịu theo kèm là những trận nôn mửa. Thông thường các triệu chứng nôn và buồn nôn hay xảy ra vào khoảng thời gian buổi sáng sớm, vậy nên còn được gọi là bệnh buổi sáng. Nhưng trong một số trường hợp thì nôn và buồn nôn còn xuất hiện ở nhiều khung thời gian khác nhau và thậm chí còn kéo dài đến nguyên ngày.
Ốm nghén là tình trạng phổ biến nhất ở thai kỳ

Ốm nghén xảy ra khi nào?

Theo thống kê thì có tới gần 90% phụ nữ sẽ gặp hiện tượng ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Cụ thể, ốm nghén sẽ xuất hiện vào khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ và sẽ giảm dần vào khoảng tuần thứ 12-14 của thai kỳ.
Trong một số trường hợp không may nếu bị ốm nghén nặng thì các mẹ bầu sẽ phải chịu đựng cảm giác khó chịu này đến tận ngày sinh.

Nguyên nhân ốm nghén khi mang thai

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ốm nghén ở phụ nữ mang thai là do sự thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể. Các hormone tuyến sinh dục được sản xuất với số lượng lớn gấp đôi trong vòng 48-72 giờ . Đặc biệt, dấu hiệu gia tăng sẽ diễn ra nhanh chóng trong suốt thai kỳ.

Triệu chứng và dấu hiệu của thai nghén

Tùy vào mức độ của tình trạng ốm nghén mà sản phụ sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu giống và khác nhau.

Ốm nghén mức độ nhẹ

Trong trường hợp này, cảm giác buồn nôn và nôn sẽ thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi ăn hoặc cả khi dạ dày trống rỗng. Thường triệu chứng ốm nghén sẽ làm ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống thường ngày của mẹ bầu và thậm chí mẹ cảm thấy nhạy cảm quá mức với mùi cùng vị của thức ăn. Tuy nhiên nếu ở mức độ nhẹ thì mẹ bầu vẫn có thể ăn uống được một số thứ và khi xuất hiện hiện tượng nôn thì vẫn giữ được lượng thức ăn trong cơ thể.

Ốm nghén mức độ nặng

Ốm nghén mức độ nặng hay nôn nghén là một dạng nặng hơn của buồn nôn và nôn thông thường và chỉ xảy ra ở khoảng 1% phụ nữ, có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Đối với mẹ bầu mắc chứng nôn nghén thì thường có các triệu chứng sau:
– Cảm giác buồn nôn kéo dài và xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào
– Nôn liên tục trong ngày, thức ăn trong dạ dày bị tống hết ra bên ngoài
– Giảm cân trong thai kỳ
– Không ăn được gì
– Cơ thể mất nước
– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt
Ốm nghén nặng có thể kéo dài trong suốt thai kỳ

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu sản phụ chỉ buồn nôn và nôn ở mức độ nhẹ thì sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. Tuy nhiên tình trạng này sẽ khiến cơ thể bị mất nước và có thể khó tăng cân khiến cân nặng của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí mất quá nhiều nước sẽ dẫn đến những nguy cơ rối loạn tuyến giáp, gan hay nước ối.
Còn trong trường hợp nôn nghén nặng kéo dài khiến người mẹ không thể ăn uống được bất cứ thứ gì làm cho cơ thể không được bổ sung dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Nguy hiểm hơn, mẹ bầu có thể phải nhập viện điều trị. nipt là gì ?

Những bà bầu nào dễ nôn nghén?

Như đã nhận định ở trên, tình trạng nôn nghén thường xảy ra ở khoảng 1% phụ nữ và nằm trong các nhóm nguy cơ sau:
– Tiền sử đã từng mắc hội chứng nôn nghén ở những lần mang thai trước
– Phụ nữ mang thai đôi
– Phụ nữ béo phì, thừa cân
– Mang thai lần đầu

Phương pháp giảm nôn nghén khi mang thai không dùng thuốc

Trước khi phải bắt buộc sử dụng thuốc để điều trị thì các mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp giúp giảm ốm nghén an toàn.

Gừng

Gừng có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày và gia tăng nhu động ruột giúp làm giảm các triệu chứng nôn, buồn nôn. Các chuyên gia đánh giá 1,000mg bột gừng tương đương với 10mg metoclopramid có tác dụng chống nôn hiệu quả và gừng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của mẹ vả bé.
Sử dụng gừng có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén

Bổ sung vitamin đầy đủ trước sinh

Trong giai đoạn ốm nghén, các mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa vitamin B hay axit folic để giúp giảm nghén khi mang thai. Ngoài ra, những vitamin này còn hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng cùng với chế độ ăn uống khoa học để nâng cao thêm sức khỏe cho sản phụ và thai nhi.

Súc miệng thường xuyên nếu miệng nhiều nước bọt

Hãy hạn chế nuốt nhiều nước bọt quá nhiều vì có thể làm gia tăng thêm các triệu chứng nôn nghén cho mẹ bầu. Thay vì nuốt thì hãy nhổ nước bọt và tăng cường súc miệng thường xuyên để làm giảm các triệu chứng ốm nghén.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Việc ốm nghén có thể khiến sản phụ cảm thấy chán ăn và không còn khẩu vị, chính vì thế thay vì ăn một bữa no với lượng thức ăn lớn dễ gây buồn nôn và nôn thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi ngày, sản phụ có thể chia thành 5 đến 6 bữa ăn nhỏ để giúp dạ dày dễ chịu và bụng không bị rỗng.

Uống nhiều nước

Dù bạn có ốm nghén hay không thì việc uống đủ nước cũng rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tình trạng nôn nghén kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu nước trầm trọng, vậy nên việc cần làm là bổ sung đủ nước, hạn chế tối đa khả năng thiếu nước.
Ngoài ra, sản phụ có thể uống nữa giữa các bữa ăn để chống lại cảm giác buồn nôn và nôn hiệu quả hơn.

Sử dụng thực phẩm giàu protein và tránh thức ăn cay nóng

Ngoài bổ sung các loại vitamin tổng hợp thì những thức ăn có chứa nhiều protein cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm nghén ở các bà bầu. Bên cạnh đó, bà bầu cũng tránh ăn các thức ăn cay nóng hay nhiều dầu mỡ vì có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày, càng làm tăng tình trạng nôn nghén.

Bà bầu ốm nghén cần đi gặp bác sĩ khi nào?

Nếu việc ốm nghén diễn biến ngày một nghiêm trọng và xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì sản phụ cần đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn và hướng điều trị tốt nhất
  • Sút cân nhiều và trong thời gian ngắn
  • Suy nhược cơ thể
  • Nôn nghén kéo dài và ngày càng nặng hơn
  • Nôn nghén đi kèm là bụng phát triển quá nhanh so với thực tế tuổi thai
  • Tiểu ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm khác lạ
  • Chóng mặt và ngất xỉu
Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp cho các mẹ bầu có thêm nhiều thông tin hữu ích để vượt qua thời kỳ ốm nghén một cách thật khỏe mạnh. Chúc các mẹ bầu có thời kỳ dưỡng thai thật an toàn.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2020

Điều bà bầu cần làm trong phát triển giác quan thai nhi

 Những việc mẹ bầu nên làm trong quá trình phát triển các giác quan thai nhi. 

Giai đoạn phát triển xúc giác

Bụng mẹ vừa là môi trường hoàn hảo để bé tìm tòi và học hỏi. Con luôn có thể cảm nhận được sự thay đổi tâm sinh lý của mẹ nên mẹ cần giữ cho những căng thẳng của mình ở mức thấp nhất có thể. Nếu công việc của mẹ đang làm quá bận rộn hoặc nặng nhọc, tốt hơn hết mẹ nên tìm giải pháp cho mình để ổn định cả thể chất lẫn tinh thần. Gợi ý cho mẹ về một khóa thiền hoặc hoạt động ngoài trời nhẹ nhàng thật sự rất hữu ích lúc này.
Mẹ có thể tham khảo bài luyện tập cho bé có phản xạ phát triển xúc giác tốt hơn thông qua massage bụng bầu. Thực hiện từ tuần thứ 12 của thai kỳ, mẹ bầu tự mình hoặc với sự giúp đỡ của ông bố tương lai thực hiện massage nhẹ nhàng bụng bầu.
  • Xoa nhẹ nhàng từ phía trước bụng dưới lên phía trên thành 1 vòng.
  • Dùng ngón tay cái ấn nhẹ, vuốt khắp bụng từ trên xuống dưới.
  • Có thể dùng hai ngón tay giả động tác đi bộ trên bụng hoặc massage với bóng gai lăn đều khắp bụng.
Lưu ý với các mẹ bầu có tiền sử sinh non, sảy thai thì không được massage trong 3 tháng đầu của thai kỳ và tháng cuối thai kỳ.
Mẹ có thể tham khảo bài luyện tập cho bé có phản xạ phát triển xúc giác tốt hơn thông qua massage bụng bầu. sàng lọc trước sinh là gì ?

Giai đoạn phát triển vị giác

Giai đoạn mang thai, mẹ thực sự đang phải ăn cho cả hai người và bé thì luôn bắt chước theo khẩu vị của mẹ. Bé thường có xu hướng thích ăn hoặc quen thuộc hơn với các món ăn mà mẹ thường xuyên ăn trong thai kỳ. Mẹ bầu nên tạo thói quen ăn uống ngon miệng, đa dạng khẩu vị để giúp con phát triển vị giác tốt nhất. Vì thế, một chế độ ăn lành mạnh là ưu tiên hàng đầu của mẹ. Tuy vậy, mẹ cũng đừng quá căng thẳng và gò ép bản thân nếu thực sự không thể ăn nổi một món nào đó được xem là tốt cho sức khỏe. Khi mang thai, mẹ kén ăn rau không có nghĩa là trẻ sau này không tập được thói quen ăn rau quả để khỏe mạnh.

Giai đoạn phát triển thính giác

Âm nhạc và giọng nói thực sự có tác động đến thai nhi. Tuy vậy, không có quá nhiều sự khác biệt giữa việc cho bé nghe nhạc giao hưởng thay vì nhạc rock. Chính vì vậy mẹ không phải quá gò ép bản thân bật nhạc Mozart hay một kênh tiếng nước ngoài cho bé nghe. Một chút giai điệu yêu thích của bạn để cải thiện tâm trạng đã là lựa chọn tốt nhất rồi.
Hàng ngày, mẹ bầu cũng nên dành thời gian nói chuyện với bé, đọc đồng dao hoặc hát các bài hát sẽ ru bé sau này, thai nhi có thể cảm nhận sự truyền cảm thông qua giọng điệu của mẹ. Đặc biệt, đối với giọng của các ông bố thường trầm hơn cũng dễ dàng giúp thai nhi tiếp nhận hơn ở tần số âm thanh thấp. Do đó ngoài việc mẹ bầu thủ thỉ với con thường xuyên hoặc cùng con nghe nhạc thì các ông bố tương lai cũng nên dành thời gian thủ thỉ, tương tác với bụng bầu của mẹ.

Giai đoạn phát triển thị giác

Bé trong bụng mẹ có thể cảm nhận sáng tối nếu mẹ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên thường xuyên tắm nắng sớm để hở bụng để bé nhận biết ánh sáng. Hoặc luyện tập cho bé sáng tối bằng cách dùng một miếng vải đen phủ kín trước bụng mẹ rồi lại bỏ ra, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần.
Việc kích thích thị giác của bé có thể thực hiện khoảng 2 lần/tuần bằng việc luyện tập với đèn pin. Mẹ bầu dùng 1 đèn pin nhỏ chiếu sáng dí vào thành bụng vài giây sau đó tắt đi. Lặp lại vài lần thay đổi ở các vị trí khác nhau trên thành bụng. Tuy nhiên, việc kích thích bé bằng ánh sáng chớp tắt có thể khiến bé khó chịu hoặc hoảng loạn, khi đó bé sẽ phản ứng bằng cách đạp mạnh.

Giai đoạn phát triển khướu giác

Mặc dù sự phát triển khứu giác ở thai nhi gây tranh đối với các nhà khoa học và bác sĩ thế nhưng việc mẹ quan tâm đến vấn đề này cũng không bị xem là thừa thãi. Mẹ có thể tự thưởng cho mình một không gian phòng ngủ thơm mùi tinh dầu, vừa sảng khoái tinh thần và biết đâu lại giúp đánh thức khướu giác đang ngày một hoàn thiện của con yêu.
Mẹ có thể tự thưởng cho mình một không gian phòng ngủ thơm mùi tinh dầu
Sự phát triển các giác quan ở bé quả thật là một điều kỳ diệu. Hy vọng với những lời khuyên trên, mẹ sẽ biết cách chăm sóc cho sức khỏe của mình thật tốt để đảm bảo một môi trường lý tưởng cho con phát triển các giác quan một cách tốt nhất!
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh là gì ? sàng lọc trước sinh khi nào chất lượng nhất ?

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Những cơn đau mà bà bầu phải xử lý

 trong suốt hành trình chín tháng mười ngày, trong cơ thể người mẹ chắc chắn sẽ có nhiều biến đổi đáng kể, đôi khi những biến đổi này có thể dấu hiệu ra thành những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Vậy nên, phụ nữ có thai cần biết các thông tin cần thiết để có cách “đối phó” với các cơn đau này thật hiệu quả nhất & an toàn.

những cơn đau xuất hiện bên trong quá trình mang bầu thường vô hại & không có gì đáng lo ngại, trừ khi chúng liên quan đến các triệu chứng tiền sản giật hay chuyển dạ trước khi sinh. Thực tế, các cơn đau nhức này thường do những thay đổi trong cũng như sự tăng trọng lượng cơ thể tạo ra. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết sau.

Những cơn đau mà mẹ bầu phải xử lý

mặc dù vậy có con là niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với các bà bầu nhưng trong quá trình có thai, phụ nữ phải trải qua các cơn đau nhức cơ thể rất thường xuyên. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến mà bà bầu cần biết để có cách xoa dịu cũng như làm cho bản thân cảm thấy yên tâm hơn mỗi lần cơn đau “ập đến”.

1. Đau bụng

Đau bụng khi mang thai là một hiện tượng hay gặp & hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân có thể là do đầy hơi, ợ nóng, táo bón hay thậm chí là vì sự phát triển của thai nhi bên trong cơ thể. Cơn đau cũng hình thành khi trứng bắt đầu làm tổ bên trong tử cung hay do sự kéo giãn của dây chằng tròn hỗ trợ tử cung. Hiện tượng chuyển dạ giả hay cơn gò Braxton-Hicks, 1 cơn đau xảy ra vào tháng thứ 8 khi mang thai cũng là một lý do gây nên ra đau bụng ở bà bầu. Đương nhiên trong quá trình chuyển dạ thật cũng vậy, đa số mẹ bầu đều cảm thấy đau quặn bụng.
Cách xử lý
Nếu đau bụng khi mang thai vì các nguyên do đơn giản, bạn có thể giảm bớt cơn đau bằng cách tránh cử động mạnh vùng thắt lưng. Khi cảm thấy đau, hãy cúi người về bên bị đau, uống càng nhiều nước càng tốt, tập vài động tác giãn cơ nhẹ nhàng hay đi bộ xung quanh để giúp giải phóng khí tích tụ trong dạ dày.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Nếu thấy cơn đau kéo dài, dù có thể có hoặc không thấy chảy máu âm đạo hay huyết trắng thì bạn vẫn nên đến gặp bác sỹ sản khoa để được thăm khám chữa càng sớm càng tốt.

2. Đau lưng

Có hai vị trí đau lưng thường gặp ở phụ nữ có thai. Một là đau vùng lưng hay thắt lưng và hai là đau phần chậu phía sau. Lý do dẫn đến tình trạng này có thể là vì tăng cân, đứng hoặc ngồi sai tư thế, thay đổi nội tiết tố và cơ bị tách ra do tử cung mở rộng. 1 Nguyên nhân nữa cũng có thể tạo đau lưng ở phụ nữ mang thai chính là căng thẳng về mặt tâm lý. xét nghiệm double test và những điều cần biết !
Cách xử lý
Bạn có thể kiểm soát những cơn đau lưng bằng cách điều chỉnh tư thế phù hợp khi ngồi & đứng, tập những bài tập dành cho từng giai đoạn thai kỳ. Khi ngủ, bà bầu cũng nên trang bị cho mình một chiếc gối đặt giữa hai chân và ngủ nghiêng về bên trái. Châm cứu cũng là một cách mang lại hiệu quả trong việc giảm đau lưng khi mang thai. Ngoài ra, việc chườm nóng & lạnh lên khu vực bị đau cũng có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Nếu bạn bị đau lưng kèm với sốt, đó có thể là biểu hiện của nhiễm trùng. Khi cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn hoặc đau dữ dội đến mức khiến bạn khó đi vệ sinh được, hãy đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.

3. Đau âm đạo

Đau âm đạo là 1 bên trong số các cơn đau xuất hiện ở giai đoạn đầu thời kỳ mang thai. Nguyên nhân có thể là do tử cung đang mở rộng và thể tích máu gia tăng ở vùng xương chậu. Táo bón (do tác động của các hormone và thuốc sắt được chỉ định trong thai kỳ) cũng có khả năng gây nên đau âm đạo ở bà bầu.
Cách xử lý
Nếu bạn thường xuyên bị táo bón khi có thai, hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày, đồng thời uống nhiều nước nhất có thể. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những cách làm mềm phân an toàn khi mang thai. Tập luyện các bài tập liên quan đến xương chậu cũng giúp bạn bớt đau hơn.
Ngoài ra, việc massage nhẹ nhàng cũng như ngâm mình bên trong nước nóng có thể giúp làm dịu cơn đau âm đạo của bạn. Mặc quần áo có chức năng nâng đỡ bụng bầu cũng có khả năng giảm bớt áp lực lên mảng xương chậu, hông & thắt lưng.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Bạn nên để ý đến các biểu hiện nguy hiểm đi kèm với đau âm đạo như chảy máu âm đạo, đau mảng chậu gay gắt khiến đi lại khó khăn, đau đầu dữ dội, chóng mặt, cơ thể bị phù, sốt hoặc ớn lạnh. Khi đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

4. Hội chứng ống cổ tay

phụ nữ mang thai cần biết 1
Đau ở cổ tay, khớp ngón tay cùng với cảm giác tê ngón tay hay ngứa ran là các triệu chứng phổ biến của hội chứng ống cổ tay. Khi có bầu, hội chứng này thường xảy ra bên trong tam cá nguyệt thứ hai, thứ 3 và thậm chí vẫn tiếp diễn sau khi sinh. Đôi lúc cơn đau trầm trọng đến mức bạn gần như không thể ôm được em bé.
Cách xử lý
Để giảm đau và tê bì do hội chứng ống cổ tay, bạn có thể thử các phương pháp sau:
  • Massage bởi một chuyên gia trị liệu được đào gây.
  • Nếu bạn thực hiện những hành động có thể làm cho cơn đau trở nên tệ hơn, hãy chườm lạnh & nóng lên vị trị cảm thấy đau, xoay & lắc cổ tay hoặc đeo nẹp.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Thật đáng quan ngại nếu bạn cảm thấy đau gay gắt ở cổ tay hoặc tê liệt nghiêm trọng đến mức cầm hay giữ đồ vật trong tay cũng cảm thấy khó khăn. Nếu trường hợp đó xảy ra, bạn cần phải thông báo tình trạng mắc phải cho bác sỹ sản khoa để được theo dõi và khám chữa kịp thời.

5. Đau đầu

Đây cũng là 1 hiện tượng mà phụ nữ hay gặp khi mang thai. Mặc dù, phụ nữ mang thai thường không bị đau đầu liên tục hoặc sẽ hết hẳn trong tam cá nguyệt cuối cùng. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên tình trạng này vẫn là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. 1 Số lý do khác cũng gây đau đầu là bứt rứt, căng thẳng hoặc suy nhược thần kinh.
Cách xử lý
Bạn có thể chườm lạnh, massage đầu, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, đi dạo & thư giãn để giảm bớt căng thẳng. Đó đều là các cách đơn giản mà người mang thai nên biết để thoát khỏi tình trạng đau đầu. Nếu bạn cảm thấy nhức nhối và muốn sử dụng một số loại thuốc giảm đau, hãy hỏi ý kiến từ bác sỹ sản khoa.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Đôi khi đau đầu khi có thai có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Vậy nên, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ nếu cảm thấy đau đầu gay gắt, mờ mắt, đau bên dưới xương sườn, buồn nôn và cơ thể bị sưng phù lên. Đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

6. Chuột rút ở chân

Chuột rút ở chân là một cơn đau nhói do tình trạng cơ bị co rút đột ngột gây nên ra. Đôi lúc bạn sẽ cần có ai đó hỗ trợ để giúp duỗi thẳng chân. Những cơn chuột rút thường tạo nên đau ở bắp chân hay mặt sau của đùi. Nguyên do đằng sau cơn chuột rút đột ngột có thể là do tuần hoàn máu xuống chân không tốt.
Cách xử lý
Ngay khi bị chuột rút, bạn hãy đứng dậy và cố gắng duỗi chân ra từ từ hoặc nhờ người khác trợ giúp. Sau đó, cố gắng di chuyển chân và bàn chân bên trong khi tay vịn vào một điểm tựa nào đó. Bạn có thể bổ sung thêm magiê bằng những thực phẩm giàu magiê để giảm nguy cơ bị chuột rút thay vì dùng những thực phẩm chức năng.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sỹ nếu tình trạng chuột rút diễn ra thường xuyên & mỗi lần bị đều gây ra cảm giác vô cùng đau đớn.

7. Đau dây thần kinh tọa

phụ nữ mang thai cần biết 2
Để giúp xương chậu sẵn sàng cho quá trình sinh nở, cơ thể bắt đầu tiết ra hormone relaxin. Kết quả là dây chằng giãn ra và dây thần kinh tọa bị chèn ép ở giữa. Khi đó, phụ nữ có thai có thể cảm nhận những cơn đau nhói lan xuống mông & mặt sau của chân.
Cách xử lý
Phương pháp vi lượng đồng căn (homeopathy) có thể làm giảm đau thần kinh tọa. Ngoài ra, bạn cũng nên thử massage (bởi các chuyên gia được đào tạo và cấp phép), tắm bằng nước ấm hoặc sử dụng các miếng sưởi ấm và đặt lên khu vực bị đau. Thêm vào đó, bơi lội cũng có thể giúp bạn giảm bớt các cơn đau thần kinh tọa trong thời kì mang thai.
Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Ngay khi bạn cảm thấy cơn đau lan xuống mông & mặt sau chân, hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

8. Bệnh trĩ

Khi có thai, bạn dễ mắc trĩ hơn vì tử cung giãn nở gây áp lực lên những tĩnh mạch khung chậu và những tĩnh mạch chi dưới. Điều này có thể làm giảm lưu thông máu ở nửa chi dưới của cơ thể, tăng áp lực lên ổ bụng & tạo ra trĩ. Ngoài ra, một nguyên nhân phổ biến khác cũng góp mảng gây ra bệnh trĩ khi có bầu là táo bón nghiêm trọng do có sự thay đổi nội tiết tố.
Cách xử lý
Điều đầu tiên mà phụ nữ có thai cần biết để ngăn ngừa bệnh trĩ là hạn chế tình trạng táo bón xảy ra. Hãy uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ mỗi ngày. Thiết lập một chế độ ăn lành mạnh & ít sử dụng gia vị cay. Tắm bằng nước ấm với 1 ít bột baking soda có thể giúp tăng lưu lượng tuần hoàn máu ở hậu môn. Để giảm bớt ngứa khi bị trĩ, bạn cũng có thể sử dụng baking soda bôi vào vùng dưới mông. Nước cây phỉ (Witch Hazel) có khả năng chữa sưng & chảy máu khi bị bệnh trĩ.
các giải pháp chẩn đoán không phẫu thuật cho bệnh trĩ bao gồm đốt cầm máu lưỡng cực, khâu triệt mạch trĩ/thắt mạch khâu treo búi trĩ (HAL), thắt trĩ bằng vòng cao su… bác sỹ cũng có khi yêu cầu bạn thực hiện phẫu thuật nếu hiện tượng chảy máu do búi trĩ không kiểm soát được hoặc có nhiều búi trĩ nội & ngoại.
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào cho kết quả chính xác

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2020

Có nên ăn mực trong khi đang có thai

 Mực hay các loại thức ăn hải sản khác chưa nhiều chất dinh dưỡng, có mùi vị thơm ngon làm cho cho bất cứ ai, kể cả bà bầu đều cảm thấy thích thú khi được thưởng thức món ăn này. Tuy nhiên, chính vì ‘quá bổ dưỡng’ như vậy mà nhiều chị em hay đặt câu hỏi: phụ nữ có thai có nên ăn mực không, và có cần lưu ý gì khi chế biến mực hay đồ ăn hải sản cho mẹ có bầu không.

Để giúp chị em giải tỏa điều băn khoăn này, xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về chuyện bà bầu có nên ăn mực không nhé.

Có nên ăn mực khi đang có bầu

Mực hay hải sản là những loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng: protein, giàu canxi, omega ba, chất đạm và nhiều chất khoáng khác… rất bổ dưỡng cho con người. Chính vì thế, mực hay đồ ăn hải sản là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được cho chị em phụ nữ đang mang thai, chúng cung cấp năng lượng để mẹ và thai nhi phát triển tốt. Nhất là với Omega ba có trong hải sản sẽ giúp hệ thần kinh & trí não của em bé được hoàn thiện tốt hơn.

Vậy phụ nữ có thai có nên ăn mực?

Bà bầu có nên ăn mực không?

Có nhiều thông tin cho rằng: tuy nhiên mực hay hải sản rất bổ dưỡng cho người mang thai, nhưng nên hạn chế ăn hải sản trong ba tháng đầu để tránh bị sảy thai, & một tháng cuối để không bị sinh non. Điều này chưa được khoa học chứng minh là đúng cả, mặc dù bạn có thể nhận ra môi trường sinh sống của sinh vật dưới biển đang ngày càng bị ô nhiễm, nên mực hay thức ăn hải sản thường bị nhiễm độc thủy ngân, thuốc trừ sâu,… & như vậy thì cực kỳ không tốt cho thai nhi nhỏ bỏng của bạn. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn nguồn thực phẩm tươi ngon, an toàn vệ sinh, và nên hạn chế ăn mực hay đồ ăn hải sản trong các tháng đầu để bảo vệ thai nhi của mình.
và mẹ bầu có nên ăn mực khô không? Bạn có biết nhiều nơi chế biến mực khô đã dùng Cadium & 1 số chất hóa học khác để biến con mực có màu sắc bắt mắt hơn, dẻo dai hơn và để lâu hơn nữa. Những chất độc hại này có thể làm tăng nguy cơ ung thư & các biến chứng khác cho mẹ và em nhỏ. Tuy mực hay đồ ăn hải sản được chế biến khô rất dinh dưỡng và thơm ngon, nhưng với tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam thì các chị em nên biết cách thưởng thức chúng một cách thông minh nhất để cả mẹ & bé được phát triển tốt nhất.
Như vậy, các bạn cùng với gentis tìm câu giải đáp cho vấn đề người mang thai có nên ăn mực để tốt cho thai nhi không. Hy vọng với những thông tin trên, các bạn thu thập được nhiều kiến thức bổ ích cho mình.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Nằm ngửa khi mang bầu có hại cho thai nhi

 trong thời gian mang bầu, có rất nhiều chi tiết cần được chú ý, kể cả các việc mà bình thường bạn không xem trọng. Bên trong đó, tư thế ngủ của người mang thai là 1 bên trong các yếu tố mà không thể bỏ qua, đặc biệt là bên trong những tháng cuối thai kỳ.

Với những người lần đầu tiên làm mẹ, còn khá nhiều kiến thức và kinh nghiệm mà bạn thiếu xót và chưa biết. Cho nên, việc học hỏi là rất quan trọng. Đối với người thường, việc nằm ngửa bên trong khi ngủ là chuyện hết sức phổ biến. Mặc dù, phụ nữ có thai hoàn toàn không nên nằm ngửa trong thai kỳ. Cùng nipt gentis chúng tôi tìm hiểu nhé !

Nằm ngửa khi mang thai có hại cho thai nhi

Tư thế nằm ngủ bên trong giai đoạn thai kỳ

trong 3 tháng đầu

Vào thời gian này, thai nhi còn rất bé & hầu như không thấy được bụng của bạn đang to lên. Do đó, bạn có thể thoải mái ngủ như bình thường. Mặc dù vậy, nếu như có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối, co tròn người lúc ngủ thì bạn không nên tiếp tục như vậy nữa.

trong 3 tháng giữa

Lúc này bụng bạn cũng tương đối lớn, nên bạn có thể tập nằm nghiêng, với chân được kê lên cao một chút bằng gối.

trong 3 tháng cuối

Lúc này, tư thế nằm của người mang thai rất quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi. Trong các tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy mẹ bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Bà bầu không nên nằm ngửa trong thời kỳ mang thai 1
Nằm ngửa rất có lợi cho mẹ bầu
Tư thế tốt nhất lúc này là nằm nghiêng, gối kê hơi cao, chân kê gối để tránh trường hợp sưng chân trong thời kỳ có thai. Bạn có thể xoay người qua lại để có thể không bị mỏi lưng. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì ?

người mang thai nằm ngửa làm tăng nguy cơ sẩy thai

Theo 1 nghiên cứu, bà bầu nằm ngửa làm tăng nguy cơ sẩy thai gấp 6 lần những người nằm nghiêng. Chính vì thế, việc nằm ngửa trong thời kì mang thai, đặc biệt là vào 3 tháng cuối, là hoàn toàn cấm kỵ.
Bà bầu không nên nằm ngửa trong thời kỳ mang thai 2

phụ nữ mang thai nên chọn tư thế thoải mái cho mình

mặc dù, nghiên cứu cũng bổ sung thêm rằng chị em đang mang bầu không cần quá sợ hãi nếu đôi khi họ ngủ bên trong tư thế nằm ngửa. Theo một khảo sát trước đây, 3/4 số phụ nữ có bầu dành hầu hết thời gian ngủ bên trong tư thế nghiêng về bên trái – cao hơn tỷ lệ ở phụ nữ không có bầu.
Do đó, điều này thể hiện theo bản năng, phụ nữ sẽ tự tìm cho mình tư thế phù hợp và thoải mái nhất cho chính mình, cũng như cho thai nhi, cho nên bạn không nên quá căng thẳng trong việc này.
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất ?

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Dùng thuốc chữa khớp đối với người đang mang thai

 Người trong độ tuổi sinh đẻ, hay đang mang thai, cần thận trọng khi dùng thuốc điều trị các bệnh xương khớp.

Người trong độ tuổi sinh đẻ, hay đang mang thai, cần thận trọng khi dùng thuốc điều trị các bệnh xương khớp, bao gồm từ các thuốc thông thường đến các thuốc hiện đại, Chỉ dùng khi thật cần thiết theo chỉ định của thầy thuốc. sàng lọc trước sinh gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu chi tiết hơn nhé !

Cẩn trọng dùng thuốc chữa khớp với người mang thai

Hiểu tác động của thuốc vào mỗi giai đoạn thai kỳ sẽ có cách dùng đúng, tránh các tác hại của thuốc khớp với thai.
Có 3 giai đoạn thai kỳ: 3 tháng đầu là quá trình hình thành các cơ quan (tim, thần kinh, tay chân); nếu thuốc cản trở làm sai lệch các quá trình này sẽ gây dị tật, quái thai. 3 tháng giữa là quá trình trưởng thành, hoàn thiện; thai ít nhạy cảm, ít bị thuốc gây hại; song lúc này vẫn có bộ phận tiếp tục biệt hóa (thần kinh, sinh dục bên ngoài); tác động của thuốc thì thường tập trung vào các bộ phận này. Ba tháng cuối, các bộ phận hình thành đủ nhưng chức năng hoạt động chưa hoàn thiện (chưa làm tốt việc chuyển hóa thải trừ); trong khi đó nhau thai đã mỏng đi, nhiều thuốc có thể thấm ồ ạt vào thai.
Thuốc trong các bệnh khớp (viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp) có tác dụng khác nhau lên các giai đoạn thai kỳ, gây ra các bất lợi ở mức khác nhau với thai.

Thuốc kháng viêm giảm đau

Các corticoid: không gây quái thai nhưng một số thấm qua nhau thai nhanh, ảnh hưởng xấu đến phát triển thai. Với thai phụ: gây tăng đường huyết, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén. Khi thai phụ bị viêm khớp dạng thấp, không đáp ứng với các kháng viêm không steroid (NSAIDs) vẫn có thể dùng corticoid nhưng cần dùng prednisolon vì kháng viêm tốt, khó thấm qua nhau thai, ít hại thai; không nên dùng dexamethasol, bethamethasol vì thấm qua nhau thai nhanh, ảnh hưởng xấu đến phát triển thai.
Kháng viêm không steroid (NSAIDs): với thai: không gây quái thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu cần thiết vẫn có thể dùng với liều thấp, chỉ trong thời gian ngắn. Với thai phụ: NSAIDs ức chế tổng hợp prostaglandin, kéo dài thời gian đông máu, gây băng huyết; cấm dùng cho thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt trước thời gian sinh. NSAIDs cũ (aspirin, ibuprofen, diclofenac), NSAIDs thế hệ mới (nimesulid, meloxicam, celecoxib) các dạng uống tiêm dùng ngoài đều có tác động như nhau với thai (tuy khác nhau mức độ) nên đều áp dụng quy định trên.
Riêng aspirin: tập trung ở nhau thai, có nồng độ gấp 4 lần ở máu mẹ. Dùng liều cao (1,5 - 4g/ngày) có nguy cơ gây chảy máu cho thai phụ và cho trẻ sơ sinh. Dùng gần ngày sinh, có nguy cơ gây băng huyết (vì kéo dài thời gian đông máu). Ở liều bình thường không gây ảnh hưởng nhưng ở liều cao sẽ gây quái thai. Gần đây có nghiên cứu thấy aspirin làm tăng tỉ lệ trẻ sinh ra bị dị tật, dùng kết hợp với ibufrofen tỉ lệ này càng cao. Để cẩn thận, không dùng aspririn (với liều điều trị thông thường), đặc biệt không nên dùng biệt dược chứa hỗn họp aspirin và ibupofen cho người có thai. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu ?

Thuốc cải thiện tình trạng bệnh

Nhóm thuốc này không chỉ làm giảm triệu chứng mà còn có cải thiện tình trạng bệnh. Chúng là các thuốc ức chế miễn dịch, giảm triệu chứng viêm, làm nhẹ các đợt tiến triển, ngưng sự hủy hoại bảo tồn chức năng khớp. Có 2 nhóm:
Nhóm ức chế miễn dịch thông thường: nhiều thuốc, khác về mức độ trên thai:
- Methotrexat, cyclophosphamid: gây quái thai, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thai. Cấm dùng trong suốt thai kỳ. Ở độ tuổi sinh đẻ phải thử chắc chắn không có thai, có biện pháp ngừa thai hữu hiệu mới dùng; ngừng dùng ít nhất 3 tháng mới được có thai.
- Leflunomid: gây tích lũy, dùng kéo dài sẽ gây quái thai; dùng trong cuối thai kỳ ảnh hưởng xấu đến trẻ sơ sinh. Thuốc bài tiết qua sữa ảnh hưởng xấu cho trẻ bú. Nếu có dùng thuốc thì phải nghỉ hai năm mới được có thai.
- Cephalosporin: không gây quái thai. Tuy nhiên với trẻ chậm phát triển trong tử cung hay sinh non, dù sinh ra bình thường vẫn tiềm ẩn khả năng bị bệnh. Không nên dùng trong suốt thời kỳ mang thai, nếu bắt buộc phải dùng vì không có thuốc thay thế thì chỉ được dùng với liều thấp 2 - 3,5mg/kg.
- D-Penicilamin: gây dị tật thai. Khi đang dùng thuốc mà lỡ có thai thì phải ngừng ngay vì tiếp tục dùng thuốc thì sẽ gây dị tật thai.
Nhóm ức chế miễn dịch sinh học: gồm nhiều kháng thể đơn dòng. Thí dụ: thuốc chống lại yếu tố gây viêm (TNF- ), khóa yếu tố gây miễn dịch TNF, tác dụng vào tế bào B ức chế miễn dịch, chống viêm như Rutiximat, Entanrecept Infliximats, Adalimumab. Thuốc gắn vào bề mặt các tế bào viêm ngăn chặn việc truyền tín hiệu viêm, ngăn chặn hoạt động của tế bào T sản xuất ra kháng thể như Abatacept. Thuốc ức chế Interleukin 6 (IL6) một phân tử truyền tín hiệu về viêm, đau như tocilizumab.
Nhóm thuốc này gây quái thai, ảnh hương xấu đến sự phát triển thai. Không dùng cho người có thai trong suốt thai kỳ. Nếu trước đó có dùng đơn lẻ hay dùng kết hợp với methotrexat thì phải ngừng thuốc một thời gian mới được có thai (với entanercep, influximat là 6 tháng với alinumab là 5 tháng). Người trong độ tuổi sinh đẻ phải thử chắc chắn không có thai, có biện pháp ngừa thai hữu hiệu mới dùng. Nếu khi đang dùng mà lỡ có thai thì phải ngừng dùng thuốc ngay, có thể không cần phải bỏ thai nhưng phải theo dõi thai cẩn thận bằng siêu âm xác định thai không bị dị tật.

Thuốc chống thoái hóa khớp

Thường dùng là glucosamin sulfat, hyaluronat sodium.
Glucosamin có ái lực đặc biệt với mô sụn, kích thích chọn lọc tế bào sụn bị hư hỏng sản xuất ra proteopolycan mà không tác dụng trên phần sụn còn lành lặn; ức chế các enzym tiêu hủy protein (collagenase, phospholinase, stromelysin ), giảm các gốc tự do gây phá hủy sụn khớp (suferoxid). Ngoài ra, còn tăng sản xuất cải thiện độ nhớt của hoạt dịch, giảm sự khô cứng khớp. Chúng vốn là các chất có trong cơ thể. Thuốc là chất chiết xuất hay tổng hợp bắt chước cơ thể, đưa vào cơ thể để bù đắp trong lúc thiếu, không gây hại cơ thể, không gây hại, không ảnh hưởng xấu sự phát triển thai.
Đọc thêm: xét nghiệm double test giúp tìm ra những bất thường gì khi mang thai?

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2020

Viêm gan do virut ở phụ nữ mang thai xử trí như thế nào

 Bệnh viêm gan virút do nhiều loại virút khác nhau gây nên được ký hiệu là viêm gan A, B. C, D, E, G...

Theo các nhà khoa học, trên thực tế chỉ có khoảng 60% trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu vàng da trong thời kỳ mang thai là do viêm gan virút, vì vậy triệu chứng vàng da của bệnh viêm gan ở phụ nữ mang thai cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như hội chứng Hellp trong tiền sản giật, vàng da do ngộ độc thuốc, sỏi mật, hiện tượng vàng da thông thường khác ở phụ nữ có thai...xét nghiệm nipt là gì ? viêm gan do virut ở bà bầu xử trí sao cùng chúng tôi bật mí trong bài viết sau nhé!

Bệnh viêm gan do virut ở phụ nữ mang thai xử trí sao

Hậu quả phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan virút

Phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan do virút có thể ảnh hưởng đối với thai nghén như gây sảy thai, thai chết lưu trong tử cung, tăng nguy cơ sinh non, tăng nguy cơ tử vong thai nhi, có nguy cơ chảy máu lúc sổ thai vì rối loạn đông máu ở các sản phụ vị viêm gan có suy giảm chức năng gan. Tỉ lệ teo gan cấp tính có thể xảy ra ở khoảng 20% các trường hợp thai nghén mắc viêm gan virút B cấp tính dẫn đến hôn mê và tử vong. Viêm gan virút E làm tăng nguy cơ tử vong ở mẹ và con. Lưu ý bệnh viêm gan virút B lây nhiễm qua đường máu, đường sinh dục và lây truyền từ mẹ sang con; sự lây truyền của virút viêm gan B từ mẹ sang con có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai nhưng với tỉ lệ thấp, cũng có thể lây truyền trong lúc sinh đẻ hoặc trong thời kỳ hậu sản thông qua việc trẻ bú mẹ; hậu quả dẫn đến là gần 85% số trẻ này trở thành người mang mầm bệnh virút viên gan B mãn tính và cũng là nguồn lây nhiễm quan trọng trong cộng đồng.
Sự lây truyền của virút viêm gan B từ mẹ sang con có thể xảy ra

Triệu chứng bệnh lý và chẩn đoán xác định

Trong giai đoạn tiền vàng da, biểu hiện lâm sàng thường có các triệu chứng ngoài gan như mệt mỏi, rã rời; hội chứng giả cúm như: nhức đầu, sốt nhẹ, đau cơ, đau khớp; rối loạn tiêu hóa như chán ăn, đau vùng thường vị hoặc hạ sườn phải; xét nghiệm máu ở giai đoạn này thấy men gan tăng cao gấp từ 5 - 10 lần so với mức bình thường. Thời kỳ vàng da thường kéo dài từ 2 - 8 tuần, trong thời gian này các triệu chứng ngoài gan giảm dần, bệnh nhân hết sốt; thay vào đó là triệu chứng ứ mật với dấu hiệu da và niêm mạc mắt vàng đậm dần, nước tiểu ít và vàng sẫm, 50% các trường bị ngứa, phân bạc màu; bệnh nhân thường đau tức hạ sườn phải do bao gan Glisson bị căng, gan mềm và ấn vào có cảm giác tức.
Trong các bệnh viêm gan do virút, viêm gan do virút B thường khá phổ biến. Để chẩn đoán xác định viêm gan B tiến triển phải căn cứ vào phản ứng huyết thanh học để tìm các dấu ấn của virút gây viêm gan như có kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính và HBeAg dương tính với nồng độ virút trên 105 hoặc HBeAg âm tính với nồng độ virút trên 104. Đối với sản phụ có HBsAg dương tính, cần xét nghiệm chức năng gan để phát hiện thể viêm gan không có triệu chứng. xét nghiệm triple test là gì ?
Bệnh nhân thường đau tức hạ sườn phải do bao gan Glisson bị căng

Xử trí can thiệp điều trị và dự phòng

Đối với những trường hợp sản phụ đã có chẩn đoán xác định viêm gan tiến triển; tuyến y tế cơ sở xã, phường, thị trấn, quận, huyện, thị xã, thành phố phải làm thủ tục chuyển lên tuyến trên ngay và lưu ý bệnh nhân phải được theo dõi tại cơ sở y tế từ tuyến tỉnh trở lên; trong xử trí can thiệp điều trị cần có sự phối hợp với các chuyên khoa liên quan như hồi sức, truyền nhiễm. Điều trị các rối loạn đông máu có thể sử dụng vitamin K, huyết tương tươi đông lạnh, tiểu cầu. Theo dõi trên monitor nhịp tim của người mẹ và thai nhi. Việc phẫu thuật mổ lấy thai không phải là giải pháp để xử trí điều trị rối loạn đông máu; thực tế phải căn cứ trên tuổi của thai nhi và tình trạng thai, nếu tình trạng bệnh lý xấu đi sau khi đã điều chỉnh rối loạn đông máu hợp lý thì có thể can thiệp bằng cách mổ lấy thai. Kỹ thuật gây mê toàn thân được các nhà khoa học khuyến cáo thực hiện trong phẫu thuật mổ lấy thai, nên tránh tiến hành thủ thuật gây tê ngoài màng cứng vì có nguy cơ chảy máu dẫn đến rối loạn đông máu. Cần chú ý theo dõi để tính lượng dịch đưa vào cơ thể và lượng dịch thải ra, kiểm tra tình trạng chảy máu âm đạo; cần truyền máu, tiểu cầu, huyết tương tươi để điều trị chảy máu và rối loạn đông máu trong lòng mạch; phải theo dõi tình trạng hạ huyết áp và điều trị kịp thời để tránh tổn thương gan, thận.
Một vấn đề cũng cần được quan tâm là phải thực hiện các biện pháp dự phòng, ngăn ngừa sự lây nhiễm bệnh từ mẹ truyền sang con. Vì vậy tất cả phụ nữ mang thai cần xét nghiệm máu để phát hiện viêm gan B. Con của các sản phụ có kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính phải được tiêm đồng thời 0,5ml huyết thanh có chứa kháng thể miễn dịch chống viêm gan và vắcxin trong vòng 12 giờ đầu sau khi sinh ở tại hai vị trí tiêm khác nhau. Cần tiêm chủng nhắc lại sau đó khoảng 1 tháng, 2 tháng và 1 năm.
ĐỌc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Dùng dung dịch vệ sinh khi mang thai cần lưu ý những gì

 Quá trình mang thai có rất nhiều sự thay đổi về thể chất đặc biệt là vùng nhạy cảm. Đối với các bà bầu, việc tiếp tục sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có cần thiết không và nếu có thì có chú ý nào không? cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

Dùng dung dịch vệ sinh khi mang thai cần lưu ý gì 

Đối với các bà bầu, quá trình mang thai có rất nhiều sự thay đổi về thể chất đặc biệt là vùng nhạy cảm. Đúng là giai đoạn này thì các chị em phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng như trước nữa. Phải sau khi sinh thì kinh nguyệt mới trở lại. Trong thời gian này, dịch trắng lại tiết ra nhiều hơn khiến âm đạo ẩm ướt và có mùi hôi. Đặc biệt có khoảng 30% phụ nữ bị ra máu vô hại trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì thế nguy cơ bị nhiễm nấm và viêm âm đạo sẽ cao hơn.
Hơn nữa, ở những tháng cuối cùng của thai kì quá trình tiết hormone relaxin còn làm cho các dây chằng giãn rộng hơn khiến âm đạo sậm màu, bị kéo dài và mở rộng hơn. Điều này có thể vẫn tồn tại và tiếp tục cả thời gian sau khi sinh nở sẽ ảnh hưởng phần nào tới đời sống “chăn gối” của các cặp vợ chồng.
Bạn cũng giống như nhiều bà mẹ khác, thường có tâm lý lo lắng sợ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi nên không dám sử dụng các loại hóa mỹ phẩm kể cả những dung dịch vệ sinh cá nhân. Thế nhưng, chỉ rửa vùng kín với nước sạch có thể vẫn chưa đủ. Các loại dung dịch vệ sinh phụ được ra đời giúp hỗ trợ chăm sóc sức khỏe vùng sinh sản của các chị em phụ nữ. Đa phần các loại đều có công dụng làm sạch vùng kín, một số loại nước rửa phụ khoa khác còn giúp khử mùi hôi, dưỡng da, cân bằng pH âm đạo và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Vì thế, điều này hoàn toàn có lợi cho sức khỏe của bà bầu. Vấn đề chỉ là bạn tìm mua được sản phẩm dung dịch vệ sinh tốt và phù hợp với mình. xét nghiệm sàng lọc trước sinh bao nhiêu tiền ?
Trên thị trường hiện nay, có nhiều dòng sản phẩm vệ sinh phụ nữ khác nhau. Để chọn được sản phẩm tốt và phù hợp với mình, bạn nên tham khảo kỹ thông tin từ nhân viên tư vấn bán hàng và những chuyên viên y tế am hiểu sâu sức khỏe sinh sản. Từ đó biết được thành phần, cách sử dụng cụ thể và có những lưu ý gì đặc biệt trong quá trình sử dụng để tránh được những kích ứng không mong muốn.
Một nguyên tắc bắt buộc trong việc chăm sóc vùng kín khi mang thai đó là thường xuyên rửa sạch cảm môi âm hộ và âm đạo để hạn chế vi khuẩn tích tụ và tránh nguy cơ nhiễm trùng. (ảnh nguồn BioMedico)

Một số gợi ý chọn dung dịch vệ sinh an toàn như:

- Trong các loại nước rửa phụ khoa nên có thành phần là không kích ứng để cân bằng độ pH ở khu vực âm đạo.
- Bà bầu nên chọn lựa dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần dịu nhẹ và an toàn được nhiều chuyên gia sản khoa khuyên dùng.
- Không nên chọn những sản phẩm có chứa kim loại nặng vì những thành phần này có thể tiêu diệt cả lợi khuẩn tại vùng kín.
- Nên chọn sản phẩm có thể giúp dưỡng da và hạn chế tác động lão hóa tại vùng kín.

Cách chăm sóc và vệ sinh vùng kín đúng cách khi mang bầu:

- Rửa vùng kín 1 -2 lần mỗi ngày, rửa từ trước ra sau, không thụt rửa sâu, không ngâm mình trong chậu.
- Nếu bị ngứa có thể vệ sinh vùng kín với một vài loại thảo dược thiên nhiên như: lá khế, nước trà xanh.
- Lau khô vùng kín với khăn bông mềm sau khi tắm và mặc quần áo có chất liệu co giãn và thoáng mát
- Hạn chế việc “yêu ” trong thời gian mang bầu, chọn vị trí yêu thoải mái để giảm tránh áp lực lên bụng và ngực của bà bầu.
- Thường xuyên khám phụ khoa định kỳ để đảm sức khỏe cơ quan sinh sản của mẹ bầu ổn định trong suốt thai kỳ cho đến ngày sinh nở.
Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất ?