Khi mang thai, đặc biệt là cuối thai kỳ mẹ bầu thường bị ngứa. Tình trạng bị ngứa khi mang thai tháng cuối khiến mẹ bầu khó chịu. Hãy tìm hiểu xem nguyên nhân và cách xử trí tình trạng này.
Mang thai tháng cuối bị ngứa thì nên làm gì ?
Khi mang thai đặc biệt ở tháng cuối, một số thai phụ cảm thấy lòng bàn tay, lòng bàn chân ứng đỏ, ngứa ngáy, hoặc có thể toàn thân phát ban. Đặc biệt, ngứa gia tăng vào ban đêm lúc vừa tắm xong hoặc trước khi ngủ.
Theo nghiên cứu, có khoảng 14% phụ nữ mang thai bị ngứa, từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, đặc biệt giai đoạn cuối thai kỳ. Ngứa khi mang thai có nhiều nguyên nhân:
Theo nghiên cứu, có khoảng 14% phụ nữ mang thai bị ngứa, từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ, đặc biệt giai đoạn cuối thai kỳ. Ngứa khi mang thai có nhiều nguyên nhân:
- Do những biến đổi về sinh lý, sự căng giãn da hay rạn da do thai lớn dần của mẹ bầu. Các vị trí ngứa thường gặp như bụng, bầu vú, cánh tay, mông, đùi… do vùng này có tích tụ nhiều mỡ.
- Đổ mồ hôi nhiều ở mẹ bầu gây rôm sảy, thường ở vùng nếp gấp da như ngực, cổ, gáy, lưng…
- Do sự thay đổi độ pH vùng âm đạo, âm hộ khiến vùng này quá nhiều kiềm khi mang thai.
- Do cơ thể mẹ bầu tăng nồng độ Estrogen và tăng sinh mạch máu ngoài da.
- Tình trạng viêm nang lông thai kỳ xuất hiện trong tháng cuối của thai kỳ, gây ngứa ở những vùng có lông như nách, tay chân, vùng kín…
- Do các bệnh lý như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm nhiễm sinh dục…
- Những bà bầu tiền sử da khô, hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm, bị dị ứng thức ăn cũng khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn.
- Thai phụ mắc chứng ứ mật trong gan cũng có thể bị khô da và ngứa. Đi kèm với ngứa là các dấu hiệu khác như mất cảm giác thèm ăn, buồn nôn,vàng da, mệt mỏi…
Những bà bầu tiền sử da khô, hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm, bị dị ứng thức ăn cũng khiến tình trạng ngứa tồi tệ hơn!. Chia sẻ với các mẹ những loại dị tật thai nhi hay gặp.
BỊ NGỨA KHI MANG THAI THÁNG CUỐI PHẢI LÀM SAO?
- Để khắc phục bị ngứa khi mang thai tháng cuối, trước hết phải cắt được cơn ngứa. Lúc này mẹ bầu không được gãi vì càng gãi thì càng ngứa, kích thích gây tăng sừng, tăng sắc tố khiến vùng da bị ngứa dày hơn, trở nên mạn tính, khó điều trị, để lại nhiều di chứng.
- Tốt nhất hãy chấm dứt cơn ngứa bằng chườm lạnh, hay chườm nóng.
- Nên mặc quần áo chất vải thoáng mát, đủ rộng, thoải mái.
- Tránh ra ngoài lúc nóng bức.
- Tránh không dùng các loại xà phòng dung dịch tẩy rửa mạnh để chăm sóc da vì dễ bị dị ứng.
- Tránh những thức ăn có thể bị gây dị ứng. Trong chế độ ăn uống, cần ăn đủ chất, tăng thêm dầu oliu, các thực phẩm giàu vitamin A (gan cá, gan, trứng, rau quả…), vitamin D (cá biển, sữa…), uống đủ nước 1,5-2 lít mỗi ngày.
- Rửa vùng kín sạch sẽ hàng ngày, lau khô bằng khăn bông mềm rồi mới mặc quần lót, quần lót chất liệu thoáng mát cần được giặt sạch sẽ phơi khô trước khi mặc.
Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng, kéo dài 1 thời gian, không tự khỏi, gây khó chịu cho thai phụ nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Đặc biệt là những trường hợp sau đây cần phải đi khám sớm:
- Mẹ bầu bị ngứa toàn thân và vàng da, có thể bạn đang mắc chứng mật kém lưu thông.
- Nếu tình trạng ngứa nghiêm trọng, kéo dài 1 thời gian, không tự khỏi, gây khó chịu cho thai phụ nên thăm khám tìm nguyên nhân và được chỉ định điều trị chính xác.
- Bị sốt và phát ban có thể là do chứng thủy đậu, herpes…
- Bị ngứa đi kèm với tổn thương ngoài da có thể mắc vẩy nến, chàm…
- Ngứa kèm nóng rát âm đạo có thể bị nhiễm nấm âm đạo hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét