Thứ Tư, 28 tháng 4, 2021

Mẹ bầu bị lạnh chân là phổ biến hay dấu hiệu không tốt

 Bà bầu bị lạnh chân là tình trạng rất hay gặp ở phụ nữ khi mang thai. Nhiệt độ ở chân thường thấp hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể, vì vậy chân rất hay bị lạnh, nhất là vào mùa đông. Mẹ bầu hãy cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu thông tin dưới đây để khắc phục vấn đề này nhé.

Bầu bị lạnh chân là phổ biến hay dấu hiệu không tốt

Triệu chứng bà bầu bị lạnh chân, cảm giác ớn lạnh khi mang thai

♦ Da chân, nhất là khu vực bàn chân có màu nhợt nhạt, xanh xao, thậm chí chuyển sang trắng xanh.

♦ Chân bị ngứa, sờ vào thấy thô ráp.

♦ Xuất hiện tình trạng phù chân và có mụn nước.

Nguyên nhân bà bầu bị lạnh chân

♦ Chân là một trong bộ phận thường dễ bị lạnh nhất. Vào mùa đông, nhiệt độ cơ thể xuống thấp dễ dẫn đến khí huyết lưu thông không đều. Lúc này, lưu lượng máu đến chân bị giảm gây nên hiện tượng lạnh chân.

♦ Khi mang thai, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, cơ thể nặng nề, ăn uống không ngon miệng, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Những sự thay đổi này khiến cho sức đề kháng giảm sút, thiếu chất dinh dưỡng, dễ bị cảm giác ớn lạnh khi mang thai. Đo độ mờ da gáy khi nào chính xác nhất !

Bà bầu bị lạnh chân có nguy hiểm đến thai nhi

Nếu bà bầu chỉ thỉnh thoảng bị lạnh chân vào những ngày trời lạnh và không có triệu chứng gì khác thì không nguy hiểm. Mẹ bầu cần tăng cường giữ ấm cơ thể, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng sức đề kháng. Từ đó, tình trạng lạnh chân sẽ dần dần được khắc phục, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu bà bầu bị lạnh chân đi kèm với nhiều dấu hiệu bất thường, rất có thể đó là cảnh báo một số bệnh lý dưới đây.

♦ Bà bầu bị lạnh chân và rụng tóc, trí nhớ suy giảm có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Nếu lạnh chân đi kèm với cảm giác tê buốt như bị kim đâm thì nhiều khả năng mẹ bầu đang thiếu vitamin B12.

♦ Nếu đầu ngón chân, ngón tay bị lạnh buốt và có màu trắng nhợt, mẹ bầu có nguy cơ bị viêm tĩnh mạch.

♦ Nếu mẹ bầu có cảm giác ớn lạnh khi mang thai, kể cả khi thời tiết nắng nóng thì rất có thể bạn đã bị thiếu máu.

♦ Thường xuyên bị lạnh tay, chân đi kèm theo đó là chân tay bủn rủn, người mệt mỏi khi mang thai thì đó là dấu hiệu cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng hoặc mẹ bầu đang lao động quá sức.

Trong tất cả các trường hợp bị lạnh chân liên quan đến bệnh lý, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y khoa để xác định tình trạng bệnh và điều trị kịp thời, nhằm chăm sóc tốt cho mẹ bầu.

Cách hạn chế lạnh chân ở bà bầu và cả chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai

♦ Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu có sức khỏe ổn định, tăng cường sức đề kháng.

♦ Bà bầu nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo như thịt bò, thịt dê. Những thực phẩm này có tác dụng giúp cơ thể sản sinh ra nhiệt lượng nhiều hơn. Bạn nên hạn chế ăn các loại rau quả có tính lạnh như lê, mã thầy.

♦ Mẹ bầu nên tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc và tập các bài thể dục nhẹ nhàng.

♦ Vào mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cho cơ thể thật tốt, nhất là chân, tay. Khi đi ra đường, mẹ bầu nhớ mang các dụng cụ giữ ấm như khẩu trang, tất chân, bao tay, khăn quàng để tránh bị nhiễm lạnh nhé.

♦ Tăng cường vitamin E, B1 để ngăn ngừa tình trạng lạnh chân.

♦ Ngâm chân trong nước ấm có pha chút muối vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon, đồng thời làm ấm cơ thể.

Khi trời lạnh, thêm một chút gừng tươi và nước uống cũng là cách để mẹ bầu làm ấm người.

Một số thói quen mẹ bầu không nên làm trong mùa đông để tránh bị lạnh chân

♦ Tắm mỗi ngày: Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nên cơ thể ít ra mồ hôi hơn, vì thế mẹ bầu không cần thiết phải tắm mỗi ngày. Bạn chỉ cần vệ sinh thật nhanh vùng kín và dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể. Việc tắm quá thường xuyên vào những ngày trời lạnh rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm lạnh cho bà bầu.

♦ Tắm nước quá nóng: Nhiệt độ nước tắm quá nóng sẽ khiến da bị khô, nứt nẻ, ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, tắm nước quá nóng còn khiến thân nhiệt bà bầu tăng lên đột ngột, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

♦ Đắp chăn kín đầu khi ngủ: Rất nhiều mẹ bầu có thói quen đắp chăn kín đầu khi ngủ vì nghĩ rằng làm như vậy cơ thể sẽ được ấm hơn. Việc đắp chăn quá kín có khả năng gây thiếu oxy trong khi ngủ khiến mẹ bầu có giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Bạn chỉ nên đắp chăn đến ngang cổ, đồng thời đeo bao tay, bao chân, bật thêm máy sưởi nếu nhiệt độ bên ngoài quá lạnh.

Như vậy, nếu bà bầu bị lạnh chân do vấn đề thời tiết thì đây là hiện tượng hết sức bình thường, bạn không nên quá lo lắng nhé. Chị em chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống, vận động hợp lý và giữ ấm cơ thể thì sẽ khắc phục được tình trạng này. Trong trường hợp bà bầu bị lạnh chân đi kèm những dấu hiệu báo động khác, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám nhé.

ĐỌc thêm: gói xét nghiệm sàng lọc ung thư uy tín

Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2021

Những thực phẩm vàng giúp tăng khả năng thụ thai hiệu quả

 Sinh con ở độ tuổi 30 không phải là chuyện dễ dàng vì mức độ nguy hiểm và khó thụ thai sẽ cao hơn bình thường. Trước khi nhờ đến sự can thiệp của y học, các bạn nữ nên làm giàu bữa ăn của mình bằng 10 loại thực phẩm chuyên biệt giúp tăng khả năng thụ thai bên dưới, cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

Thực phẩm vàng giúp tăng khả năng thụ thai

1. Protein
Protein có nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu, đậu phộng, đậu Hà Lan giúp tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ cao hơn cả thịt đỏ. Ngoài ra, đậu còn rất giàu chất sắt.

2. Rau lá xanh
Folate, một dạng vitamin B tự nhiên, có nhiều trong rau lá xanh như rau bina, rau arugula và xà lách Romaine. Loại vitamin B này có khả năng cải thiện quá trình rụng trứng, giảm nguy cơ sảy thai và các vấn đề về di truyền. Rau lá xanh còn giúp tinh trùng của nam giới khỏe mạnh hơn.

3. Cá hồi
Cá hồi rất giàu axit béo Omega-3 hỗ trợ tăng lưu lượng máu đến cơ quan sinh sản và điều chỉnh các hormone sinh sản. Những thực phẩm giàu Omega-3 khác có thể kể đến là cá mòi, quả bơ và hạt mè
sàng lọc trước sinh là gì ?

4. Carbohydrates phức hợp
Carbohydrates phức hợp gồm gạo nâu, ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch giúp duy trì insulin và lượng đường trong máu. Khả năng mang thai sẽ tăng gấp đôi nếu cơ thể phụ nữ có lượng đường huyết ổn định.

5. Hạt bí
Hạt bí và dầu ô liu giúp phụ nữ thụ thai nhanh hơn do lượng chất sắt thực vật dồi dào trong hạt bí và công dụng giảm thiểu viêm nhiễm từ dầu ôliu. Viêm nhiễm sẽ gây cản trở sự rụng trứng và phát triển của phôi thai.

6. Sữa nguyên kem
Sữa tươi nguyên kem và sữa chua nhiều chất béo thường cung cấp nhiều canxi, calorie và được công nhận là dạng thực phẩm tốt cho sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

7. Bông cải xanh
Bông cải xanh và trái thơm (dứa) cũng nên được bổ sung vào thực đơn giúp tăng khả năng thụ thai cho chị em nhờ vào hàm lượng mangan cao giúp duy trì insulin trong cơ thể.

8. Hạnh nhân
Hạnh nhân và hạt hướng dương rất giàu vitamin C nên chị em có thể ăn mỗi ngày để niêm mạc tử cung được khỏe mạnh hơn.

9. Rau quả
Mỗi ngày, bạn nên nạp cho mình càng nhiều rau quả và trái cây càng tốt do công dụng chống oxy hóa, tăng cường khả năng sinh sản và tốt cho sức khỏe.

10. Thịt nạc đỏ
Thịt nạc đỏ là nguồn cung cấp kẽm, sắt và protein tuyệt vời nhằm hỗ trợ khả năng sinh sản. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích chúng ta ăn quá nhiều thịt đỏ mỗi ngày.

Đọc thêm xét nghiệm triple test và những điều cần biết 

Thứ Năm, 22 tháng 4, 2021

Cách tự kiểm tra dấu hiệu ung thư vú cho bà bầu

 Tự kiểm tra vú hầu như là một trong những bước cần thiết và quan trọng nhất để phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư vú. Tuy vậy, cách tự kiểm tra vú có thể gặp khó khăn hơn nếu bạn đang trong thời kì mang thai hoặc cho con bú. Khi mang thai hoặc cho con bú, những thay đổi nhất định về cân nặng, hormone có thể gây ra những thay đổi ở vú và bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn những thay đổi này với những bệnh lý hoặc vấn đề khác ở vú, hoặc ngược lại. Vì vậy, khi kiểm tra trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến hình dáng và tính đồng nhất của vú.

Trong giai đoạn cho con bú, cảm giác về ngực của bạn sẽ rất khác. Nếu bạn nghi ngờ, hoặc chỉ đơn giản muốn kiểm tra vú để xem xét có vấn đề gì bất thường hay không, cách tốt nhất là hãy kiểm tra ngay sau khi cho bé bú. Vì lúc này, vú của bạn còn ít sữa hơn, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận ra nếu có bất kỳ thất thường nào ở vú. Cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

Cách tự kiểm tra dấu hiệu ung thư vú cho mẹ bầu

Dưới đây là một lưu ý bạn cần ghi nhớ khi tự kiểm tra vú:

  • Kiểm tra vào ngày đầu tiên của mỗi tháng.
  • Khi đã có kinh nguyệt trở lại, hãy kiểm tra ngực vào khoảng 4 – 6 ngày sau khi bạn kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
  • Kiểm tra ngực khi bạn đang tắm.
  • Sử dụng 3 ngón tay để kiểm tra.
  • Di chuyển các ngón tay theo chiều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên để tìm kiếm và phát hiện những bất thường ở vú, đặc biệt là khối u.
  • Di chuyển lên xuống ở một bên ngực và thực hiện tương tự ở bên còn lại.

Tốt nhất bạn nên kiểm tra từ vùng nách cho đến xương đòn, vùng bầu vú và khu vực núm vú.

Những điều mẹ cần chú ý sau khi tự kiểm tra vú

Chất dịch từ núm vú có thể có lẫn chút máu. Điều này là bình thường, đặc biệt nếu bạn đang ở 3 tháng cuối của thai kỳ và những tuần đầu sau khi sinh. Tình trạng này có thể hết sau 2 – 3 tuần.

Bạn có thể kiểm tra vú khi đang nằm trên giường. Hãy kiểm tra thật nhẹ nhàng vì vú của bạn ở giai đoạn này có thể rất nhạy cảm. Luôn nhớ rằng, không phải tất cả các khối u đều là bệnh ung thư.

Nếu bạn phát hiện bất cứ điều gì bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra vú ngay cả trong giai đoạn mang thai và cho con bú để đảm bảo loại trừ các nguy cơ hoặc vấn đề về vú.

Các bài viết của nipt gentis chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đọc thêm: Đo độ mờ da gáy khi nào chính xác nhất ?

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2021

Xét nghiệm chức năng gan và điều cần biết

 Gan là một trong những bộ phận quan trọng không thể thiếu trong cơ thể con người. Khi chức năng gan suy giảm có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, xét nghiệm chức năng gan cần phải được tiến hành định kỳ để chẩn đoán tình trạng hiện tại của gan từ đó có phương pháp điều chỉnh kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về xét nghiệm chức năng gan là gì? xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì và những lưu ý khi đi kiểm tra. cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

Xét nghiệm chức năng gan và những điều nên biết

Xét nghiệm chức năng gan là gì? Xét nghiệm chức năng gan là xét nghiệm giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của gan và phát hiện các tổn thương của gan.

xet-nghiem-chuc-nang-gan-la-gi
Xét nghiệm chức năng gan

Xét nghiệm chức năng gan thường được khuyến nghị trong các tình huống sau đây:

  • Kiểm tra thiệt hại do nhiễm trùng gan, như viêm gan B và viêm gan C
  • Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc được biết là ảnh hưởng đến gan
  • Tiền sử bệnh gan, để theo dõi bệnh và cách điều trị đặc biệt hiệu quả
  • Người bệnh gặp các triệu chứng rối loạn gan
  • Người bệnh có điều kiện y tế như triglyceride cao, tiểu đường, huyết áp cao hoặc thiếu máu
  • Uống nhiều rượu, bia
  • Bệnh túi mật

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì?

Xét nghiệm chỉ số Bilirubin

Bilirubin là sắc tố hình thành từ sự phân giải của huyết sắc tố (Hemoglobin) khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ.

Tùy vào thời điểm trước hay sau khi được phân giải ở gan mà chúng được chia thành 2 loại là gián tiếp và trực tiếp. Loại trực tiếp sẽ gia tăng khi có tổn thương gan như viêm gan hay xơ gan, hay khi có tổn thương ống mật như sỏi mật; loại gián tiếp sẽ gia tăng khi mắc chứng vàng da tán huyết. Tùy vào thể chất mà cũng có người co giá trị cao (vàng da sinh lý). xét nghiệm double test khi nào chính xác nhất ?

Xét nghiệm các chỉ số men gan

– AST (GOT): Đây là một enzyme được tìm thấy ở tim, gan, cơ vân. Trong trường hợp gan bị tổn thương hay nhồi máu cơ tim, nó được giải phóng từ các cơ quan nội tạng vào trong máu và thể hiện giá trị cao. Cũng có trường hợp chỉ số này gia tăng sau khi vận động.

– ALT (GPT): Đây là enzyme được tìm thấy chủ yếu ở gan, thể hiện giá trị cao khi mắc bệnh lý gan hoặc bệnh ống mật.

– GGT (Gama- glutamyl – transferase): Là một enzyme sẽ tăng cao khi cố bất thường ở gan, ổng mạt. Nhiều trường hợp, chỉ số này tăng cao do uống rượu nên đây là chỉ tiêu xác định tổn thương gan do cồn. Nếu mắc bệnh gan nhiễm mỡ, hội chứng chuyển hóa có liên quan đến kháng insulin, khi sử dụng thường xuyên các loại thuốc như thuốc chống động kinh, thuốc hướng tâm thần, thuốc ngủ thì chỉ số này cũng tăng cao.

xet-nghiem-chuc-nang-gan-la-gi
Chỉ số ALP trong xét nghiệm chức năng gan

– Chỉ số ALP (Alkaline Phosphatase):  là một loại enzyme trong gan giúp chuyển hóa protein. Chỉ số ALP an toàn tùy thuộc độ tuổi, nhóm máu và giới tính, khi chỉ số ALP vượt quá giới hạn cho phép đồng nghĩa với việc lá gan của bạn hoặc có thể là hệ xương, tim mạch đang bị tổn thương. Đồng thời đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh truyền nhiễm hay khối u thận.

Một số lưu ý khi làm các xét nghiệm chức năng gan

Bên cạnh việc tìm hiểu xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì thì một số lưu ý dưới đây bạn cần phải thực hiện trước khi kiểm tra:

– Nên làm vào buổi sáng sớm: Kiểm tra chức năng gan vào buổi sáng sớm sẽ cho kết quả được chính xác nhất.

– Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi làm xét nghiệm: Vì đó là lúc các thành phần sinh hóa tương đối ổn định và không bị ảnh hưởng hay sai lệch do mỡ máu tăng cao.  Hay nói cách khác, các loại thức ăn chứa protein và chất béo có khả năng làm thay đổi các chỉ số tạm thời dẫn đến kết quả không đúng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán bệnh của bác sĩ.

– Không uống rượu bia, thuốc lá: Tất cả các loại chất kích thích có chứa nicotine hoặc đồ uống có cồn đều không tốt cho sức khỏe của bạn. Đồng thời, chúng khiến các chỉ số kiểm tra bị sai lệch, do đó bạn cần ngưng sử dụng rượu bia hoặc thuốc lá ít nhất 4 giờ trước khi tiến hành các xét nghiệm.

Trung tâm xét nghiệm Happiny
Happiny đơn vị xét nghiệm chức năng gan uy tín

Đọc thêm: hội chứng down và những điều cần biết

Xét nghiệm tổng quát sẽ bao gồm những gì ?

 Cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, vấn đề về sức khỏe cũng được gia đình quan tâm nhiều hơn. Nhiều người đã quan tâm đến xét nghiệm tổng quát để phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn tiền lâm sàng giúp phát hiện sớm các mầm bệnh ngăn chặn không cho chúng phát triển trước khi các bệnh này có biểu hiện ra bên ngoài. Vậy phương pháp xét nghiệm tổng quát bao gồm những gì? Cần phải lưu ý những gì trước khi xét nghiệm? cùng  chúng tôi tìm hiểu ngay nhé !

Xét nghiệm tổng quát sẽ bao gồm những xét nghiệm gì ?

Gói xét nghiệm tổng quát là một trong những xét nghiệm thường được quy định nhiều trong trường hợp khám chữa bệnh. Xét nghiệm định kỳ 6 tháng/lần giúp phát hiện các bệnh thường gặp và còn được sử dụng trong các trường hợp tầm soát bệnh lý sớm.

xet-nghiem-tong-quat-bao-gom-nhung-gi

Tổng phân tích máu là 1 xét nghiệm trong gói xét nghiệm tổng quát tại Happiny

  • Tổng phân tích máu

Xét nghiệm giúp bạn phát hiện mình có bị thiếu máu hay không, lượng các tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu trong máu có ổn định không, số lượng các tế bào máu thay đổi bất thường: sốt nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, xuất huyết, thiếu máu, ung thư máu…

  • Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu cũng là một xét nghiệm cơ bản thường được thực hiện khi khám sức khỏe. Thông qua xét nghiệm này giúp phát hiện được các bệnh như: bệnh đái tháo đường, nhiễm ceton,đái nhạt,bệnh gan, mật, thận, bệnh viêm đường tiết niệu, đái máu,… phát hiện sớm ngộ độc thai nghén.

  • Xét nghiệm chức năng gan

Thông qua các chỉ số AST ( GOT), ALT (GPT), GGT, Bilirubin TP, Bilirubin TT, Bilirubin GT có thể phát hiện các bệnh về gan: viêm gan cấp, mạn, tổn thương nhu mô gan (viêm gan siêu virus, viêm gan do uống rượu…) hay đánh giá các tổn thương của tế bào gan, giúp phát hiện sớm, chẩn đoán và theo dõi và điều trị.

  • Xét nghiệm chức năng thận

Thận là cơ quan điều hòa và bài tiết các chất dư thừa thông qua nước tiểu. Đánh giá chức năng thận giúp phát hiện sớm, chẩn đoán và theo dõi điều trị những tổn thương và bệnh lý của thận. xét nghiệm sàng lọc trước sinh là gì ?

xet-nghiem-tong-quat-bao-gom-nhung-gi1.jpg

Xét nghiệm chức năng thận nằm trong gói xét nghiệm tổng quát của Happiny

  • Các xét nghiệm khác

– Xét nghiệm đường máu: thông qua các chỉ số Glucose đánh giá nồng độ đường máu và chẩn đoán bệnh đái tháo đường, theo dõi bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh nhân hạ đường huyết. Chỉ số Glucose, HbA1c đánh giá nồng độ đường máu và chẩn đoán bệnh đái tháo đường, theo dõi bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh nhân hạ đường huyết. Ngoài ra còn đánh giá mức độ đường huyết trung bình trong vòng 2-3 tháng gần nhất.

– Xét nghiệm mỡ máu: thông qua các chỉ số Cholesterol, Triglyceride giúp phát hiện hội chứng rối loạn chuyển hóa Lipid, nguy cơ vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim…Kiểm tra lượng mỡ máu nhằm sớm ngăn ngừa những bệnh do mỡ máu.

– Xét nghiệm viêm gan B, C: Phát hiện được các kháng nguyên bề mặt của Virus viêm gan B, C trong máu để xác định những trường hợp đã bị nhiễm Viên gan B, Viên gan C.

– Ngoài ra còn nhiều các xét nghiệm khác như: Xét nghiệm Acid Uric máu, PSA Total, Tầm soát ung thư đại tràng, trực tràng: CEA.

Những lưu ý khi xét nghiệm máu tổng quát

Trước khi thực hiện xét nghiệm tổng quát bạn cần lưu ý thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

– Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu: Trong vòng 8 – 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn không nên ăn hay uống các loại nước ngọt, nước hoa quả, nước có gas…

– Không hút thuốc lá, không sử dụng chất kích thích trước khi làm xét nghiệm.

– Những người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim… có thể uống thuốc trước thời gian làm xét nghiệm. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

xet-nghiem-tong-quat-bao-gom-nhung-gi

Happiny – Đơn vị xét nghiệm tổng quát uy tín

Vì sức khỏe cộng đồng, lấy khách hàng làm trọng tâm, Happiny là đơn vị đi đầu trong các xét nghiệm tổng quát và hiện nay đã xây dựng và tập trung phát triển dịch vụ thu mẫu tận nơi.

Nếu có nhu cầu làm xét nghiệm tổng quát cũng như tìm hiểu xét nghiệm tổng quát bao gồm những gì? Thay vì phải mất công di chuyển và tốn thời gian chờ đợi, quý khách hàng chỉ cần ở nhà hoặc tại văn phòng làm việc, đặt lịch hẹn theo ý muốn bằng các hình thức như: gọi qua số hotline, đăng ký online… Chuyên viên của Happiny sẽ có mặt đúng hẹn và lấy mẫu nhanh chóng và chính xác. Hãy đến với Happiny để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất qua tổng đài 024 9999 2020.

Thứ Ba, 20 tháng 4, 2021

Ba lí do làm tăng nguy cơ đột khụy khi có bầu

 Theo thống kê, tỉ lệ các bà mẹ bị đột quỵ trong khi mang thai và sau khi sinh đã tăng lên đáng báo động. Do đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện so sánh số ca mắc đột quỵ khi sinh giữa hai giai đoạn cùng tỷ lệ các thai phụ bị cao huyết áp, cũng như các yếu tố gây nguy cơ khác để nghiên cứu các tác nhân gây ra đột quy khi mang thai. Cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

Nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột khụy khi mang bầu

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét một cách riêng biệt tỷ lệ bị đột quỵ ở ba thời điểm khác nhau: trong khi mang thai, trong lúc sinh và ngay sau khi sinh con. So sánh các số liệu ở những năm trước đó, họ phát hiện ra tỷ lệ đột quỵ trong khi mang thai tăng 47% và sau khi sinh con tăng 83% vào năm 2011. Tỷ lệ bị đột quỵ trong thời gian sinh con không thay đổi. Phụ nữ mang thai khi còn trẻ (ở độ tuổi 25-34) có khả năng phải nhập viện vì đột quỵ nhiều nhất. Các chuyên gia cũng phát hiện ra một số phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc các cơn đột quỵ cao hơn so với 10 năm về trước.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét tất cả các loại đột quỵ, trong đó có đột quỵ gây ra do đông máu và đột quỵ xảy ra do giảm lưu lượng máu. Các nhà nghiên cứu cũng xem xét các cơn đột quỵ do thiếu máu não thoáng qua (TIA).

Ngày càng nhiều phụ nữ nhập viện vì đột quỵ có huyết áp cao hơn so với giai đoạn đầu tiên tham gia nghiên cứu. Ví dụ, gần 41% những người bị đột quỵ sau khi sinh có huyết áp cao. Người mang huyết áp cao có nguy cơ đột quỵ khi mang thai lên đến gần sáu lần. Người bị bệnh tim trong khi mang thai làm tăng nguy cơ đột quỵ gần 10 lần. hội chứng edwards là gì ?

Bạn nên làm gì để giảm nguy cơ đột quỵ khi mang thai và sau khi sinh?

Các yếu tố khác cũng góp phần làm tỷ lệ đột quỵ cao hơn, bao gồm béo phì, ít vận động thể chất, tiểu đường và bệnh đông máu. Hiện nay, chưa có những khuyến cáo đồng nhất về cách điều trị cho phụ nữ bị cao huyết áp sau khi sinh. Do đó, các phụ nữ này nên giải quyết các vấn đề có liên quan đến lối sống trước khi muốn có thai, chẳng hạn như cố gắng kiểm soát trọng lượng và ngừng hút thuốc.

Các giải pháp khác bao gồm thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể chất thường xuyên, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, cholesterol cùng lượng đường trong máu.

Phụ nữ mang thai nên lưu ý điều gì để phòng ngừa đột quỵ?

Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu rất kỹ các cơn đột quỵ khi mang thai. Họ cũng đã tiến hành phân tích các dữ liệu tương tự từ năm 2000 đến năm 2001, cùng lưu ý đến một số khác biệt trong điều kiện sống giữa hai giai đoạn nghiên cứu này. Các nhà nghiên cứu đã so sánh các tác nhân tương tự gây đột quỵ giống nhau giữa hai giai đoạn. Bên cạnh đó, họ cũng phát hiện các tác nhân khác như bệnh đau nửa đầu cũng có khả năng gây ra đột quỵ.

Phụ nữ mang thai nên biết các tác nhân làm tăng nguy cơ bị đột quỵ trong khi mang thai để có một lối sống lành mạnh. Đặc biệt là các phụ nữ trẻ tuổi cũng nên tự ý thức được các tác nhân gây đột quỵ như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì – đang xuất hiện nhiều hơn ở những người trẻ tuổi để có cách phòng tránh và có lối sống thích hợp.

Các bài viết của gentis chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đọc thêm: gói xét nghiệm sàng lọc ung thư tại happiny

Chủ Nhật, 18 tháng 4, 2021

Chất gây nghiện ảnh hưởng đến bào thai như thế nào

 Chất gây nghiện chứa những thành phần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trí não của người sử dụng nó. Chất gây nghiện được đưa vào cơ thể bằng đường uống, hít hay nhiều con đường khác. Hầu hết các loại chất gây nghiện đều được xếp vào nguyên nhân gây nguy hiểm đến thai kì dù chỉ là một lượng rất nhỏ. cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu nhé !

Chất gây nghiện ảnh hưởng đến thai nhi thế nào

Hầu hết các chất đi qua nhau thai đều để lại tác động vào cơ thể thai nhi như làm giảm lượng ô-xy cung cấp cho sự phát triển của cơ thể bé. Trong giai đoạn đầu của thai kì, một vài chất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé.

Chất gây nghiện còn có ảnh hưởng trễ đến thai kì khi chúng ảnh hưởng đến nhau thai. Đôi khi chúng sẽ gây xuất huyết nghiêm trọng, gọi là nhau bong non. Nhau bong non là một tình trạng nguy hiểm đe dọa sự sống của bạn và bé.

Các loại chất gây nghiện khác nhau ảnh hưởng như thế nào?

Hầu hết các chất gây nghiện đều không được sử dụng ở nước ta. Chất gây nghiện gây ra những hậu quả khôn lường đến sức khỏe. Dưới đây là danh sách các chất gây nghiện và tác động xấu của chúng.

Thuốc lá

Hút thuốc lá dễ dàng gây ra những vấn đề sinh sản, trong đó phụ nữ hút thuốc lá gặp nhiều rủi ro khi mang thai hơn là những phụ nữ không hút. Nếu một cô gái hút thuốc lá trong khi không phát hiện đang mang thai có thể gây nên rất nhiều thương tổn cho cả bản thân và thai nhi. Thuốc lá có thể gây tổn thương đến phổi và não bộ của bé, thương tổn này thậm chí còn phát triển trong suốt thời ấu thơ.

Rượu

Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ muốn có thai không nên uống chất cồn dù chưa hoặc đang mang thai để làm giảm nguy cơ gây ra các vấn đề cho sức khỏe thai nhi. Rượu bia làm tăng gấp đôi nguy cơ sảy thai và thai lưu. 

Cần sa

Mẹ bầu sử dụng cần sa khi mang thai có thể khiến bé sinh ra không ổn định tâm trí và dễ bị giật mình. Mẹ sử dụng thời gian lâu hơn có thể gây ra nhiều vấn đề về biểu hiện và học tập của bé khi bé lớn lên.

Hút cần sa là nguyên nhân dẫn đến dễ sinh non, bé thiếu cân, SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) và nhiều biến chứng khác. sàng lọc trước sinh là gì ?

Ma túy đá, ma túy tổng hợp

Bạn nên ngưng sử dụng chúng trước khi mang thai để an toàn hơn cho bé. Nếu đang mang thai, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn về các chương trình điều trị bỏ thuốc vì ngưng đột ngột có thể khiến bạn bị sẩy thai.

Ma túy tổng hợp và ma túy đá gây thiếu ô-xy và dinh dưỡng qua nhau thai hay còn gọi là suy thai. Ngoài ra chúng còn có thể khiến bé sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non và gây tình trạng nhau bong non.

Thuốc lắc

Có nhiều người quan tâm đến tác dụng phụ lâu dài của việc sử dụng thuốc lắc. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu tìm hiểu về tác động của thuốc lắc lên thai kì và thai nhi. Thuốc lắc có thể ảnh hưởng lên sự phát triển vận động của bé và là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh.

Cocaine

Sử dụng cocaine trong thai kì có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai, bong nhau thai của mẹ bầu. Mẹ sử dụng cocaine khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bé, làm giảm khả năng học tập và biểu hiện của bé khi lớn lên.

Ma túy dạng thuốc phiện

Ma túy dạng thuốc phiện (bao gồm heroin và một số thuốc giảm đau như morphine, dolargan, tramadol) tăng nguy hiểm cho bé, giảm khả năng phát triển thể chất và trí não, thậm chí có thể khiến bé khó thở khi vừa mới sinh ra. Nếu đang sử dụng ma túy dạng thuốc phiện, bạn nên cố gắng điều trị cai nghiện càng sớm càng tốt.Việc ngưng đột ngột sẽ gây hại cho bạn và bé, nguy cơ bị sẩy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Cách tốt nhất là bạn cai thuốc theo sự hướng dẫn y khoa và theo một chương trình điều trị thích hợp.

Nếu bạn sử dụng thuốc phiện mà không nhận ra mình đã mang thai, tốt nhất, bạn nên tìm sự giúp đỡ và tư vấn từ bác sĩ để có thể giải quyết được vấn đề.

Người nghiện thuốc phiện nên làm gì khi muốn có thai và đảm bảo an toàn cho bé?

Nếu bạn đang sử dụng chất gây nghiện và có ý định mang thai hoặc đã có thai, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa sản. Bác sĩ cần biết loại thuốc phiện bạn đang sử dụng để đưa ra giải pháp chăm sóc tốt nhất. Bạn nên nói rõ về loại thuốc và bày tỏ mong muốn khát khao được có con khỏe mạnh. Bác sĩ càng hiểu biết rõ về bạn, họ sẽ càng có thêm nhiều giải pháp để bạn và bé được điều trị tốt nhất.

Các bài viết của gentis chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đọc thêm : Bảng giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại gentis