Bà bầu bị lạnh chân là tình trạng rất hay gặp ở phụ nữ khi mang thai. Nhiệt độ ở chân thường thấp hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể, vì vậy chân rất hay bị lạnh, nhất là vào mùa đông. Mẹ bầu hãy cùng xét nghiệm nipt gentis tìm hiểu thông tin dưới đây để khắc phục vấn đề này nhé.
Bầu bị lạnh chân là phổ biến hay dấu hiệu không tốt
Triệu chứng bà bầu bị lạnh chân, cảm giác ớn lạnh khi mang thai
♦ Da chân, nhất là khu vực bàn chân có màu nhợt nhạt, xanh xao, thậm chí chuyển sang trắng xanh.
♦ Chân bị ngứa, sờ vào thấy thô ráp.
♦ Xuất hiện tình trạng phù chân và có mụn nước.
Nguyên nhân bà bầu bị lạnh chân
♦ Chân là một trong bộ phận thường dễ bị lạnh nhất. Vào mùa đông, nhiệt độ cơ thể xuống thấp dễ dẫn đến khí huyết lưu thông không đều. Lúc này, lưu lượng máu đến chân bị giảm gây nên hiện tượng lạnh chân.
♦ Khi mang thai, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi, cơ thể nặng nề, ăn uống không ngon miệng, nhất là trong những tháng đầu thai kỳ. Những sự thay đổi này khiến cho sức đề kháng giảm sút, thiếu chất dinh dưỡng, dễ bị cảm giác ớn lạnh khi mang thai. Đo độ mờ da gáy khi nào chính xác nhất !
Bà bầu bị lạnh chân có nguy hiểm đến thai nhi
Nếu bà bầu chỉ thỉnh thoảng bị lạnh chân vào những ngày trời lạnh và không có triệu chứng gì khác thì không nguy hiểm. Mẹ bầu cần tăng cường giữ ấm cơ thể, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ để tăng sức đề kháng. Từ đó, tình trạng lạnh chân sẽ dần dần được khắc phục, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nếu bà bầu bị lạnh chân đi kèm với nhiều dấu hiệu bất thường, rất có thể đó là cảnh báo một số bệnh lý dưới đây.
♦ Bà bầu bị lạnh chân và rụng tóc, trí nhớ suy giảm có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến tuyến giáp. Nếu lạnh chân đi kèm với cảm giác tê buốt như bị kim đâm thì nhiều khả năng mẹ bầu đang thiếu vitamin B12.
♦ Nếu đầu ngón chân, ngón tay bị lạnh buốt và có màu trắng nhợt, mẹ bầu có nguy cơ bị viêm tĩnh mạch.
♦ Nếu mẹ bầu có cảm giác ớn lạnh khi mang thai, kể cả khi thời tiết nắng nóng thì rất có thể bạn đã bị thiếu máu.
♦ Thường xuyên bị lạnh tay, chân đi kèm theo đó là chân tay bủn rủn, người mệt mỏi khi mang thai thì đó là dấu hiệu cơ thể đang thiếu chất dinh dưỡng hoặc mẹ bầu đang lao động quá sức.
Trong tất cả các trường hợp bị lạnh chân liên quan đến bệnh lý, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y khoa để xác định tình trạng bệnh và điều trị kịp thời, nhằm chăm sóc tốt cho mẹ bầu.
Cách hạn chế lạnh chân ở bà bầu và cả chân tay bủn rủn người mệt mỏi khi mang thai
♦ Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu có sức khỏe ổn định, tăng cường sức đề kháng.
♦ Bà bầu nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều calo và chất béo như thịt bò, thịt dê. Những thực phẩm này có tác dụng giúp cơ thể sản sinh ra nhiệt lượng nhiều hơn. Bạn nên hạn chế ăn các loại rau quả có tính lạnh như lê, mã thầy.
♦ Mẹ bầu nên tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc và tập các bài thể dục nhẹ nhàng.
♦ Vào mùa lạnh, bạn nên giữ ấm cho cơ thể thật tốt, nhất là chân, tay. Khi đi ra đường, mẹ bầu nhớ mang các dụng cụ giữ ấm như khẩu trang, tất chân, bao tay, khăn quàng để tránh bị nhiễm lạnh nhé.
♦ Tăng cường vitamin E, B1 để ngăn ngừa tình trạng lạnh chân.
♦ Ngâm chân trong nước ấm có pha chút muối vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon, đồng thời làm ấm cơ thể.
Khi trời lạnh, thêm một chút gừng tươi và nước uống cũng là cách để mẹ bầu làm ấm người.
Một số thói quen mẹ bầu không nên làm trong mùa đông để tránh bị lạnh chân
♦ Tắm mỗi ngày: Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp nên cơ thể ít ra mồ hôi hơn, vì thế mẹ bầu không cần thiết phải tắm mỗi ngày. Bạn chỉ cần vệ sinh thật nhanh vùng kín và dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng toàn bộ cơ thể. Việc tắm quá thường xuyên vào những ngày trời lạnh rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm lạnh cho bà bầu.
♦ Tắm nước quá nóng: Nhiệt độ nước tắm quá nóng sẽ khiến da bị khô, nứt nẻ, ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, tắm nước quá nóng còn khiến thân nhiệt bà bầu tăng lên đột ngột, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.
♦ Đắp chăn kín đầu khi ngủ: Rất nhiều mẹ bầu có thói quen đắp chăn kín đầu khi ngủ vì nghĩ rằng làm như vậy cơ thể sẽ được ấm hơn. Việc đắp chăn quá kín có khả năng gây thiếu oxy trong khi ngủ khiến mẹ bầu có giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Bạn chỉ nên đắp chăn đến ngang cổ, đồng thời đeo bao tay, bao chân, bật thêm máy sưởi nếu nhiệt độ bên ngoài quá lạnh.
Như vậy, nếu bà bầu bị lạnh chân do vấn đề thời tiết thì đây là hiện tượng hết sức bình thường, bạn không nên quá lo lắng nhé. Chị em chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống, vận động hợp lý và giữ ấm cơ thể thì sẽ khắc phục được tình trạng này. Trong trường hợp bà bầu bị lạnh chân đi kèm những dấu hiệu báo động khác, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám nhé.
ĐỌc thêm: gói xét nghiệm sàng lọc ung thư uy tín
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét