Thứ Ba, 29 tháng 6, 2021

Lá dâu tằm rất tốt nhưng có an toàn với bà bầu hay không ?

 Tác dụng của lá dâu tằm với sức khỏe tuyệt vời đến mức có thể khiến bạn ngỡ ngàng. Ví dụ như tốt cho tim, hạ huyết áp, giảm viêm, đẹp da… Nhưng loại lá này có an toàn cho bà bầu không?

Từ ngàn xưa, hình ảnh cây dâu tằm đã quá đỗi thân thuộc trong đời sống của người Việt. Nói đến tác dụng của lá dâu tằm là người ta nghĩ ngay đến nghề nuôi tằm, dệt vải truyền thống. 

Song cũng chính vì thế mà các tác dụng tốt khác của loại cây này đã không được nhiều người chú ý đến. Thực tế, rất ít người biết rằng ngoài làm thức ăn tuyệt vời cho loài sâu biết nhả tơ giúp ích cho đời thì lá dâu tằm còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Song với bà bầu, lá dâu tằm có thật sự an toàn để sử dụng không?

Hãy cùng nipt gentis khám phá tác dụng của lá dâu tằm đối với sức khỏe nói chung và bà bầu nói riêng ngay sau đây nhé.

Lá dâu tằm rất tốt nhưng có an toàn với bà bầu ?

Lá dâu tằm rất giàu dinh dưỡng

Dâu tằm thuộc họ thực vật moraceae và có nhiều loại, nhưng phổ biến nhất là loại dâu đen, dâu đỏ và dâu xanh. 

Loại cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Trong số đó có Hoa Kỳ, châu Âu, châu Á và châu Phi.

Lá dâu tằm chứa các hợp chất thực vật mạnh mẽ, ví dụ như chất chống oxy hóa polyphenol, vitamin C. Ngoài ra, loại lá này cũng rất giàu khoáng chất như kẽm, canxi, sắt, kali, phốt pho và magiê. 

Tác dụng của lá dâu tằm trong đời sống

Lá dâu được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực ẩm thực, dược liệu và công nghiệp trên thế giới.

Lá và các bộ phận khác của cây có nhựa (mủ) màu trắng đục. Theo nghiên cứu, tính độc nhẹ của nhựa dâu có thể gây đau dạ dày hoặc kích ứng dasong không đáng kể. 

Thực tế, nhiều người cho biếtăn lá dâu rất ngon miệng, tốt cho sức khỏe và không gặp phải tác dụng phụ. 

  • Ở nhiều quốc gia châu Á, lá dâu tằm được dùng để làm rượu hoặc trà thảo dược. Một số nơi dùng lá non như một loại rau để ăn thường ngày. 
  • Lá dâu còn được dùng để nuôi tằm phục vụ cho mục đích lấy tơ dệt vải. Đây là một nghề thủ công truyền thống có từ ngàn đời ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Việt Nam. 
  • Một số nơi, người dân dùng lá dâu tằm để làm thức ăn cho gia súc.
  • Ngoài ra, lá dâu cũng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian hoặc bài thuốc Đông y của Trung Quốc.

Tác dụng của lá dâu tằm với sức khỏe 

1. Hạ đường huyết và insulin

Lá dâu tằm chứa nhiều hợp chất có thể chống lại bệnh tiểu đường. Trong số đó có deoxynojirimycin (DNJ) giúp ngăn chặn sự hấp thụ carbs ở ruột. 

Ngoài ra, loại lá này còn chứa hormone có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nồng độ insulin. 

Nghiên cứu ở 37 người trưởng thành ăn maltodextrin. Đây là một loại tinh bột giúp lượng đường trong máu tăng nhanh. Sau khi ăn, nhóm người này tiếp tục được dùng chiết xuất lá dâu tằm chứa 5% DNJ. 

Kết quả cho thấynhững người dùng 250-500mg chiết xuất lá dâu tằm, có mức tăng đường huyết và insulin thấp hơn đáng kể so với nhóm giả dược. 

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Các bệnh nhân uống 1.000mg chiết xuất lá dâu với liều lượng 3 lần/ngày trong bữa ăn. Kết quả là người bệnh đã giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn so với nhóm dùng giả dược.  xét nghiệm hpv là làm gì ?

2. Có thể tăng cường sức khỏe tim mạch 

Nghiên cứu cho thấychiết xuất từ ​​lá dâu tằm có thể cải thiện sức khỏe của tim. Nguyên nhân là do các hợp chất trong loại lá này có khả năng giảm mức cholesterol, huyết áp, giảm viêm và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. 

Nghiên cứu ở 23 người bị cholesterol cao, khi dùng 280mg chất bổ sung có chiết xuất từ lá dâu tằm với liều lượng 3 lần/ngày. Sau 12 tuần, cholesterol LDL (có hại) đã giảm 5,6%, còn cholesterol HDL (có lợi) đã tăng 19,7% ở tất cả các bệnh nhân. 

3. Có thể giảm viêm 

Lá dâu chứa nhiều hợp chất chống viêm, bao gồm cả chất chống oxy hóa flavonoid. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng lá dâu tằm có thể chống viêm và stress oxy hóa. Hai yếu tố này đều có liên quan đến các bệnh mãn tính. 

Một nghiên cứu ống nghiệm trên các tế bào bạch cầu của người cũng tiết lộtrà và chiết xuất từ ​​lá dâu giúp giảm protein gây viêm. Đồng thời, hai sản phẩm này cũng có thể làm giảm tổn thương DNA do stress oxy hóa.

4. Lợi ích sức khỏe tiềm năng khác

  • Chống ung thư: Một số nghiên cứu trong ống nghiệm nhận thấy, lá dâu có thể chống lại các tế bào ung thư cổ tử cung.
  • Sức khỏe gan: Các nghiên cứu cũng chỉ rachiết xuất từ lá dâu tằm có thể bảo vệ các tế bào gan khỏi bị viêm và ung thư.
  • Giảm cân: Nghiên cứu cũng cho biết, các hợp chất trong lá dâu có thể giúp đốt cháy chất béo. Từ đó, loại lá này có thể thúc đẩy giảm cân.
  • Làm đều màu da: Các nhà khoa học phát hiện ralá dâu tằm có thể ngăn ngừa sự tăng sắc tố hoặc các mảng da tối màu, giúp da đều màu hơn.  

Bà bầu có nên dùng lá dâu tằm không?

Mặc dù lá dâu tằm được chứng minh phần lớn là an toàn, song vẫn có thể gây ra tác dụng phụ ở một số người có cơ địa nhạy cảm, ví dụ như phụ nữ mang thai. 

Một số người dùng thực phẩm bổ sung có chiết xuất từ lá dâu tằm báo cáo tác dụng phụ gặp phải như sau:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đầy hơi
  • Táo bón 

Ngoài bà bầu, thì những nhóm người này cũng nên thận trọng khi dùng lá dâu tằm hoặc các chiết xuất từ lá dâu tằm.

  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh
  • Phụ nữ cho con bú

Tác dụng của lá dâu tằm đối với sức khỏe từ lâu đã được ghi nhận trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, đối với những người có tiền sử bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai, trẻ em và phụ nữ cho con bú, người có cơ địa nhạy cảm, mắc bệnh dị ứng thì nên thận trọng khi dùng lá dâu tằm nhé.

Tham khảo thêm: Địa chỉ làm xét nghiệm thalassemia tại đà nẵng 

Các biện pháp phòng chống covid cho bà bầu

 Đại dịch do virus SAR-CoV-2 gây ra khiến chúng ta không khỏi sống trong lo âu. Nhiều mẹ bỉm sữa đang cho con bú cũng rất hoang mang. Hiểu được điều đó, sàng lọc trước sinh gentis gửi đến bạn các biện pháp phòng ngừa Covid-19 dành riêng cho các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. 

Các biện pháp phòng chống covid cho mẹ bầu

Sữa mẹ được ví như “thực phẩm vàng” vì cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cùng các kháng thể giúp bé chống lại bệnh tật. Hơn nữa, loại thực phẩm diệu kỳ này còn rất dễ tiêu hóa và không ảnh hưởng đến dạ dày trẻ sơ sinh. Trong 6 tháng đầu đời, bé chỉ nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Để đảm bảo an toàn trong mùa dịch khi nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần bỏ túi ngay những biện pháp phòng bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của WHO.

Vượt qua lo ngại khi nuôi con bằng sữa mẹ trong mùa “Cô Vi”

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 1 tuổi thường ít có khả năng chống đỡ với tiêu chảy và các loại bệnh khác. Tuy nhiên, nhờ sữa mẹ, hệ miễn dịch của trẻ sẽ hoạt động tốt và bạn không phải lo về vấn đề này. Thêm vào đó, sữa non đem lại vai trò to lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của bé sơ sinh.

Trước tình hình dịch bệnh bùng phát, bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2, đặc biệt là người già và trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu. Vì thế, các bà mẹ khi cho con bú cần phải hết sức thận trọng.

Một vài nghiên cứu đã thực hiện đưa ra nhận định trẻ em và phụ nữ ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 hơn nam giới. Tuy nhiên, thực tế lại không thể đoán trước điều gì. Những phụ nữ có hệ miễn dịch yếu luôn được khuyến cáo phải được chăm sóc đặc biệt. Do đó, nhiều thai phụ và cả những bà mẹ cho con bú đã tỏ ra lo ngại trước dịch bệnh này.

Để giúp các bạn vượt qua nỗi lo ngại này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một số thông tin quan trọng như dưới đây.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid-19 với phụ nữ cho con bú

Theo WHO, một nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu ảnh hưởng của Covid-19 lên phụ nữ mang thai và cho con bú. Mặc dù dữ liệu còn hạn chế, nhưng cho đến nay vẫn không có bằng chứng nào cho thấy nhóm đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh với mức độ nghiêm trọng hơn so với mặt bằng dân số chung.

Tuy nhiên, do những thay đổi trong cơ thể cùng hệ miễn dịch trước và sau sinh nênthai phụ có thể bị ảnh hưởng bởi một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Do đó, điều cần thiết là mẹ bầu phải nắm được biện pháp phòng ngừa Covid-19 và nói với bác sĩ về các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm sốt, ho hoặc khó thở. 

Các bà mẹ hoàn toàn có thể cho con bú trong thời điểm này

Đây chính là khẳng định chắc chắn từ WHO. Tổ chức Y tế Thế giới cũng nhấn mạnh, nếu có quyết định cho con bú, các bà mẹ nên chú ý thực hành biện pháp phòng ngừa Covid-19 sau:

  • Thực hành vệ sinh đường hô hấp cho trẻ bú mẹ thường xuyên, mẹ nên đeo khẩu trang y tế khi cần thiết.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào trẻ.
  • Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt hay chạm vào trong nhà.

Phòng ngừa Covid-19 dành riêng với đối tượng bà mẹ cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hết sức thận trọng để tránh lây nhiễm SARS-CoV-2. Theo đó, bạn có thể tự bảo vệ bản thân bằng những cách sau:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước rửa tay bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo bên mình dung dịch cồn rửa tay.
  • Duy trì khoảng cách giữa bạn và người khác ít nhất 2m.
  • Tuyệt đối không chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
  • Thực hành các biện pháp vệ sinh hô hấp như che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc mặt trong khuỷu tay. Giấy sau khi dùng nên gói kỹ và cho ngay vào thùng rác.
  • Nếu có bất kỳ kiểu hiện như sốt, ho, khó thở, cần tức tốc liên lạc với bệnh viện gần nhất. Đồng thời nên tuân thủ theo chỉ đạo của cơ quan y tế địa phương.
  • Phụ nữ mang thai và mới sinh con nên tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ. Nếu muốn giãn cách lịch khám, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên bệnh viện để không bỏ qua những mốc khám quan trọng. Ngoài ra, các mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm về việc đi khám thai mùa dịch làm sao cho an toàn.

Mong rằng những biện pháp phòng ngừa Covid-19 trên đây sẽ giúp các bà mẹ cho con bú an tâm hơn phần nào để chăm lo sức khỏe cho con và gia đình mình.

Tham khảo thêm: bệnh edward và bệnh down ảnh hưởng đến thai thế nào ?

Thứ Hai, 28 tháng 6, 2021

Bình thường hay bất thường trong khi đau rốn lúc mang bầu

 “Mình cảm thấy rất đau ở vùng bụng xung quanh rốn, thậm chí khi cọ xát với quần áo, chúng cũng đau. Mình không dám hắt hơi hay ho, vì những lúc như vậy, cơn đau còn trở nên kinh khủng hơn rất nhiều” – Bạn Nguyễn Hoài Thanh chia sẻ

Bình thường hay bất thường khi đau rốn lúc mang thai

Đau rốn khi mang thai là một trong những vấn đề thường thấy của hầu hết mẹ bầu. Trong khi một số mẹ bầu chỉ trải qua những cơn đau nhẹ, những người khác thậm chí xem đó là một nỗi kinh hoàng.

Khi mang thai, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi, từ bên trong đến bên ngoài để có thể “đua” theo sự phát triển của thai nhi. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau rốn bạn và nhiều mẹ bầu khác đang phải “cắn răng” chịu đựng. Nguyên nhân nào dẫn đến những cơn đau này? Cùng nipt gentis tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân đau rốn khi mang thai

Bà bầu bị đau rốn khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau đây:

1. Sự căng da bụng và các cơ bắp

Để thai nhi có đủ không gian phát triển, vùng da và cơ bắp quanh bụng phải căng ra hết mức và điều này làm phần rốn của bạn bị đẩy ra phía trước, gây khó chịu. Đối với nhiều phụ nữ, cảm giác khó chịu do bị căng da chỉ xuất hiện trong những tháng đầu thai kỳ.

2. Áp lực tử cung

Khi mang thai, tử cung giãn nhanh gây áp lực đến vùng rốn và gây ra những cơn đau cho mẹ. Đặc biệt, trong những tháng đầu và gần cuối thai kỳ, những cơn đau này diễn ra khá dữ dội.

3. Rốn lồi ra ngoài

Khi da bụng căng ra, phần rốn của bạn sẽ bị đẩy ra phía ngoài. Như vậy, khi rốn ma sát với lớp quần áo, có thể hơi gây khó chịu, thậm chí gây đau cho mẹ bầu. Có thể cải thiện tình trạng này bằng cách, mặc quần áo mềm mại hoặc dùng bông mềm băng rốn lại.

4. Thoát vị rốn

Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ trên cơ bụng. Thoát vị rốn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở người lớn, do tăng áp lực ổ bụng khi tăng cân quá nhiều. Đa số các trường hợp có thể khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp, mẹ phải thực hiện một tiểu phẫu để giải quyết tình trạng này.

5. Nhiễm trùng đường ruột

Nếu bị đau quặn, dữ dội ở vùng bụng xung quanh rốn kết hợp với buồn nôn, tiêu chảy và sốt, có thể bạn đang đối mặt với tình trạng nhiễm trùng đường ruột rất nguy hiểm. Ói mửa và tiêu chảy có thể gây ra các cơn co thắt của tử cung. Đồng thời, nhiễm trùng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các tình trạng này. bệnh down có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi ?

Bà bầu bị đau rốn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đau rốn khi mang thai tưởng chừng rất đơn giản nhưng cũng có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng tình trạng này cũng có thể gây khó chịu cho mẹ bầu.

Vì vậy mẹ không nên chủ quan mà hãy chăm sóc điểm trung tâm của vùng bụng này một cách cẩn thận, để vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa đảm bảo sức khỏe mẹ.

Đau rốn khi mang thai và cách xử lý

Bà bầu bị đau rốn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no để tránh việc hệ tiêu hóa làm việc quá sức, tránh cho việc đau vùng thượng vị và vùng rốn.
  • Có chế độ tập luyện phù hợp, không nên nằm nhiều hoặc lười vận động mà cần tham khảo bác sĩ về những bài tập dành cho phụ nữ có thai giúp bà bầu có sức khỏe phòng tránh bệnh tật.
  • Sử dụng đúng đơn thuốc và sự chỉ định của các y, bác sĩ, không lạm dụng thuốc giảm đau khi chưa được phép.
  • Nên lựa chọn những trang phục thoải mái, rộng rãi để tránh cọ sát với rốn gây đau đớn.
  • Nên khám thai định kỳ, hàng năm nên khám tổng quát cả cơ thể để sớm phát hiện ra một số bệnh từ giai đoạn sớm, giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao.
  • Nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh để cân nặng tăng quá nhanh, quá nhiều, hạn chế gây áp lực lên thành bụng. 

Khi nào nên đến bệnh viện khám?

Nếu sau khi đã áp dụng các cách trên mà không thấy đỡ, bạn có thể nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên bổ ích hơn. Đi khám ngay nếu bạn đau nhiều hơn hoặc nếu bạn bị:

  • Sốt
  • Nôn mửa
  • Sưng
  • Đau rút bụng
  • Chảy máu

Cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu tình trạng trầm trọng hơn

Bác sĩ có thể sẽ tìm ra nguyên nhân đau rốn khi mang thai là do nhiễm trùng, thoát vị hay các vấn đề sức khỏe khác để điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm : xét nghiệm double test ở đâu chính xác uy tín

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Cách chữa nấm âm đạo tại nhà an toàn khi mang bầu

Bệnh nấm âm đạo khi mang thai không chỉ gây ra mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chăm sóc vùng kín đúng cách và chữa trị càng sớm càng tốt. cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nào các mẹ !

Cách chữa nấm âm đạo tại nhà an toàn khi mang thai

Nấm âm đạo khi mang thai là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất hiện nay. Nếu mẹ bầu để tình trạng kéo dài thì dễ khiến trẻ sinh ra bị nấm da, nấm miệng, viêm màng não do nấm, thậm chí có nguy cơ sảy thai. Vậy làm thế nào để chữa trị tận gốc bệnh nấm âm đạo khi mang thai? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tại sao mẹ bầu dễ bị nấm âm đạo khi mang thai?

Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng mất cân bằng độ pH ở môi trường âm đạo, khiến các loại nấm men phát triển mạnh. Căn bệnh này gây ra cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, vùng kín xuất hiện nhiều huyết trắng và có mùi hôi. 

Theo các bác sĩ sản khoa, có khoảng 20-30% phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo khi mang thai. Vậy tại sao phụ nữ khi bầu bí lại dễ mắc căn bệnh này?

Bởi trong thời gian mang thai, sức đề kháng của các chị em sẽ suy giảm. Cho nên mẹ bầu dễ mắc bệnh hơn, nhất là các bệnh phụ khoa hay nấm âm đạo khi mang thai.

Bên cạnh đó, nội tiết tố trong cơ thể bị xáo trộn khiến dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Điều này tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm men phát triển, gây ra tình trạng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai. 

Ngoài ra, mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa còn do việc vệ sinh vùng kín sai cách khiến môi trường âm đạo bị tác động. Từ đó, các vi khuẩn, nấm gây hại sẽ xâm nhập vào môi trường âm đạo và gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị nấm vùng kín

Mẹ bầu rất có thể bị nấm vùng kín khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Ra nhiều khí hư bất thường như khí hư có màu xanh, trắng đục, vàng…
  • Cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng kín.
  • Vùng kín có mùi hôi khó chịu.
  • Vùng môi lớn của âm hộ bị sưng viêm.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu đục.

Vì vậy, nếu các mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng âm đạo, tốt nhất nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu hay bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ cũng gây ra nhiều phiền toái đối với cuộc sống và sức khỏe mẹ bầu. Đồng thời tình trạng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu không chữa trị kịp thời.

– Đối với mẹ bầu

Phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ đối mặt với các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Tình trạng này khiến mẹ bầu luôn mệt mỏi, căng thẳng và mất tự tin. Nếu mẹ bầu để bệnh kéo dài thì dễ mắc các bệnh phụ khoa khác.

– Đối với thai nhi

Mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nguy hiểm nhất là sảy thai do mầm bệnh khiến màng ối bị nhiễm trùng, thai nhi không thể làm tổ và bám dính vào thành tử cung.

Ngoài ra, phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc các bệnh nấm da, nấm miệng, viêm phế quản, viêm phổi, chậm phát triển…  chi phí xét nghiệm nipt tại gentis là bao nhiêu ?

Cách chữa nấm âm đạo khi mang thai an toàn tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa nấm âm đạo khi mang thai được sử dụng thành công. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị. Bởi bất cứ cách chữa nấm âm đạo khi mang thai nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Cách trị nấm âm đạo bằng thuốc

Mặc dù có một số loại thuốc được nghiên cứu và xác nhận là không gây hại đến bé. Nhưng việc áp dụng cách chữa nấm âm đạo này phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì khi đặt thuốc có thể gây chảy máu trong âm đạo và cổ tử cung.

2. Cách trị nấm âm đạo từ tự nhiên

Ngoài cách trị nấm âm đạo bằng thuốc thì mẹ bầu có thể sử dụng các thảo mộc tự nhiên để điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ khi em bé đã phát triển ổn định. 

3. Sữa chua lên men tự nhiên

Loại thực phẩm quen thuộc này có chứa nhiều vi sinh giúp kháng viêm tự nhiên. Mẹ bầu ăn sữa chua thường xuyên vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch vừa hỗ trợ điều trị khi bị nấm vùng kín.

4. Chữa nấm âm đạo bằng tỏi

Việc bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày cũng là một cách tuyệt vời để trị nấm âm đạo khi mang thai mẹ có thể áp dụng.

5. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không được mệnh danh là thảo dược trị bệnh rất tốt. Mẹ có thể dùng lá trầu không rửa sạch, vò nhuyễn hòa với nước ấm hay đun với nước pha muối để vệ sinh vùng kín. Thực hiện từ 3-4 lần/tuần để giảm triệu chứng khó chịu của chứng nấm âm đạo

6. Dùng lá chè xanh 

Lá chè xanh chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có tác dụng sát khuẩn tốt. Vì vậy, các chị em thường dùng lá chè xanh để nấu nước rửa vùng kín. Cách làm tương tự với lá trầu không và thời gian thực hiện là 2-3 lần/tuần. Đây cũng là một trong những cách chữa nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả và an toàn.

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng bị nấm âm đạo khi mang thai?

Để không bị nấm âm đạo khi mang thai, mẹ bầu có thể chủ động phòng tránh bằng những cách sau đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày và sau mỗi lần tiểu tiện, đại tiện.
  • Chăm sóc vùng kín đúng cách như dùng nước ấm để rửa, hạn chế dùng các dung dịch vệ sinh có thể làm mất độ cân bằng pH, không thụt rửa sâu vào âm đạo…
  • Giữ vùng kín luôn khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh mặc quần lót quá chật hay ẩm ướt. Thay quần lót 2 lần/ngày để ngăn ngừa nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất.
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng khiến bệnh tình nặng hơn.
  • Tránh giao hợp trong thời gian điều trị bệnh đồng thời ngăn chặn nấm lây lan sang các vị trí khác.
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ để phát hiện và chữa trị tốt nhất

Có thể thấy căn bệnh âm đạo khi mang thai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của mẹ bầu mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của thai nhi. Hy vọng với nội dung bài viết trên đây, các chị em có thể nắm rõ các dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa nấm âm đạo hiệu quả. Đừng quên thăm khám phụ khoa thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị tốt nhất các mẹ nhé.

Tham khảo thêm: Địa chỉ làm xét nghiệm double test ở đâu chính xác uy tín

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Vài chú ý mẹ bầu cần biết khi ăn ngải cứu

 Ngải cứu kết hợp với trứng gà vốn được xem là món ăn an thai với bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn ngải cứu, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai?  

Những lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn ngải cứu

1. Công dụng ít ai biết của ngải cứu

Vốn được xem là cây thuốc quý, ngải cứu từ xưa không chỉ là món rau ngon, bổ mà còn cực kỳ tốt khi dùng để chữa bệnh. Tên khoa học của loại rau này là Artemisia Vulgaris, có mùi nồng, vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa.

Nhắc đến công dụng chữa bệnh của ngải cứu, có rất nhiều công dụng có thể bạn chưa biết. gentis sẽ bật mí cho bạn ngay đây:

  • Điều trị cơ thể suy nhược.
  • Điều hòa kinh nguyệt.
  • Cầm máu.
  • Giúp vết thương mau lành.
  • Trị mụn nhọt.
  • Trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh.
  • Giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da.

Vậy bà bầu có nên ăn ngải cứu?

2. Bà bầu có được ăn ngải cứu không? Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?

Sở hữu nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như vậy, nhưng liệu bà bầu có nên ăn ngải cứu, bà bầu có được ăn ngải cứu không? Dù vẫn chưa có bất kỳ một kết luận nào cho rằng ăn ngải cứu sẽ gây sảy thai ở người, đặc biệt là 3 tháng đầu, nhưng bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ trước khi có ý định dùng món ngải cứu để ăn trong thai kỳ.

Nếu nằm trong nhóm mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, hoặc máu nóng, bạn nên hạn chế ăn ngải cứu trong tam cá nguyệt đầu tiên, bởi rất dễ xuất hiện cơn co tử cung, ra máu, dẫn đến sảy thai. Với nhóm mẹ bầu khỏe mạnh hơn và đã qua tam cá nguyệt đầu, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc ăn ngải cứu.

3. Lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn ngải cứu

– Nếu đã qua ba tháng đầu, đã hỏi ý kiến bác sĩ, bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 1-2 lần/tháng, mỗi lần từ 3-5 ngọn.

– Nếu có tiền sử sảy thai, sinh non, bạn không nên ăn ngải cứu, nhất là vào 3 tháng đầu. Theo Healthline, bạn không nên dùng ngải cứu nếu đang mang thai trong 3 tháng đầu và có cơ địa yếu, vì nó có thể gây sẩy thai.

NCBI đã tiến hành một nghiên cứu nhằm điều tra ảnh hưởng của việc tiêu thụ ngải cứu trong thời kỳ mang thai đối với khả năng sinh sản, phát triển thể chất và hành vi của chuột con từ những ngày sơ sinh đến cai sữa.

Chuột cái mang thai được chia thành ba nhóm và cho uống 80 và 150mg/kg/ngày chiết xuất methanol của ngải cứu trong suốt thời kỳ mang thai. Kết quả, chuột tiếp xúc với ngải cứu làm giảm đáng kể tỷ lệ sinh sản. Do đó nghiên cứu kết luận không nên dùng ngải cứu trong thời kỳ mang thai.

– Nếu mắc chứng rối loạn đường ruột cấp tính, mẹ bầu nên tránh xa ngải cứu, bởi ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng, sẽ khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

– Tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là thành phần có độc tính. Do đó, nếu mắc bệnh viêm gan, bầu tuyệt đối không nên ăn, bởi rất dễ dẫn đến viêm gan cấp tính do trúng độc.

4. Bà bầu có nên ăn ngải cứu? Tác dụng phụ của ngải cứu

  • Theo Healthline, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em nên tránh loại thảo mộc này do thiếu thông tin an toàn.
  • Bệnh động kinh. Thujone kích thích não bộ và được biết là gây ra các cơn co giật. Ngải cứu cũng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống co giật thông thường, chẳng hạn như gabapentin và primidone.
  • Bệnh tim. Dùng loại thảo mộc này với thuốc trị bệnh tim warfarin có thể gây chảy máu đường ruột.
  • Các vấn đề về thận. Ngải cứu là chất độc đối với thận và có thể làm tăng nguy cơ suy thận.
  • Dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng với các thành viên thuộc họ cúc, chẳng hạn như cỏ phấn hương và cúc vạn thọ, bạn cũng có thể phản ứng với cây ngải cứu.
  • Ngải cứu với liều lượng cao có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, suy thận, buồn nôn, nôn mửa và co giật. Tuy nhiên, bạn khó có thể gặp phải những tác dụng phụ này nếu bạn dùng nó với liều lượng nhỏ, chẳng hạn như cho một ít vào trà.

5. Những món chế biến cùng ngải cứu 

Dưới đây là các món chế biến với ngải cứu dành cho những người khỏe mạnh, bạn tham khảo nhé.

– Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh.

Cách chế biến: Thịt heo băm nhỏ, ướp gia vị xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi, nêm vừa miệng, ăn nóng.

– Trứng gà ngải cứu: Giúp lưu thông máu, trị chứng đau đầu.

Cách chế biến: Xắt nhỏ ngải cứu, đánh tan đều với trứng gà, nêm gia vị, tráng chín.

– Cháo ngải cứu: Giảm đau xương khớp.

Cách chế biến: Thái nhỏ ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho một ít đường, ăn nóng.

6. Bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không?

Bạn đang thắc mắc bà bầu có được ăn gà tần ngải cứu không, hãy đọc ngay nhé. Gà tần ngải cứu là một món ăn ngon, bổ dưỡng, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Song nếu bạn có cơ địa yếu, đã từng sảy thai, động thai, sinh non, tốt nhất bạn không nên ăn gà hầm ngải cứu.

Tuy nhiên, nếu bạn có cơ thể khỏe mạnh, bác sĩ cũng không căn dặn kiêng cữ ngải cứu, bạn có thể ăn. Nhưng cần nhớ là khi hầm gà với ngải cứu, bạn chỉ cho một ít vào cho thơm nước, ví dụ như 5-7 ngọn ngải cứu. Không cho nhiều hơn kẻo sẽ gây tác dụng ngược nhé bạn. Đồng thời cần nhớ nếu thèm quá thì mỗi tháng cũng chỉ nên ăn 1-2 lần thôi. Còn nếu muốn yên tâm hơn, bạn hãy hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ về việc ăn gà tần ngải cứu khi mang thai.

Như vậy là bạn đã hiểu bà bầu có được ăn gà tần ngải cứu không. nipt gentis sẽ mách bạn cách làm gà hầm ngải cứu ngay sau đây!

7. Hướng dẫn cách làm món gà tần ngải cứu cho mẹ bầu

Bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu? Như gentis đã đề cập bên trên, nếu khỏe mạnh, bác sĩ đồng ý, mẹ bầu có thể ăn nhé. Mách mẹ cách chế biến món gà tần ngải cứu như sau:

Nguyên liệu

– 5-7 ngọn ngải cứu không quá non cũng không quá già

– 1/2 con gà ta hoặc 1 con gà ác nhỏ, gà ri…

– 1 ít gừng

– Các loại gia vị như mắm, muối, hạt nêm, tiêu, 1 gói gia vị hầm gà mua tại các tiệm thuốc Bắc hoặc trong siêu thị.

Cách chế biến món gà tần ngải cứu: 

– Gà làm sạch, để nguyên con hoặc nửa con, sát muối hoặc gừng cho sạch và không còn mùi tanh. Ngải cứu rửa sạch, để ráo.

– Cho thịt gà vào nồi, ướp gia vị bào gồm gừng đập giập, muối, tiêu, hạt nêm khoảng 1 tiếng cho gà ngấm gia vị. Như vậy khi hầm gà sẽ ngon và đậm đà hơn.

– Tiếp đến cho ngải cứu và cả gói thuốc Bắc (táo đỏ, kỷ tử, sâm, hạt sen…) vào. Đổ nước xâm xấp thịt gà. Hầm đến khi thịt gà chín mềm. Nếu dùng nồi áp suất, thời gian hầm sẽ mất khoảng 20 phút. Dùng nóng.

Đến đây hẳn mẹ bầu đã biết bà bầu có nên ăn ngải cứu hay không, bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không rồi. Nếu thể trạng yếu ớt, có tiền sử sảy thai, sinh non, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn ngải cứu nhé.

Tham khảo thêm: xét nghiệm virus hpv và xét nghiệm thalassemia là gì ?

Tại sao mẹ bầu lại bị nổi hạch ở nách

 Nổi hạch ở nách khi mang thai mặc dù không hiếm gặp nhưng cũng khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy hiện tượng này có nguy hiểm không? Hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis giải đáp nhé bạn!

Vì sao bà bầu lại bị nổi hạch ở nách

Nổi hạch ở nách khi mang thai là một trong nhiều thay đổi có thể xuất hiện ở mẹ bầu. Đôi khi mẹ bầu sẽ sờ thấy một cục u nhỏ ở nách mà dân gian thường hay gọi là cục hạch. Hiểu biết rõ về hiện tượng nổi hạch ở nách khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu giữ được tâm lý ổn định và có cách điều trị phù hợp để không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Theo y học hiện đại, hạch là những hạt nhỏ, hình bầu dục và nằm trong toàn bộ hệ thống bạch huyết của cơ thể. Hạch rải rác ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể như vùng cổ, xương đòn, nách, bẹn… và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người.

Thông thường, bạn sẽ không sờ thấy hạch, chỉ đến khi cơ thể có một số thay đổi hoặc gặp các vấn đề về về sức khỏe thì hạch mới nổi lên. Vậy nguyên nhân nổi hạch ở nách khi mang thai là do đâu?

Vì sao bà bầu bị nổi hạch ở nách?

Có đến khoảng 80% phụ nữ bị nổi hạch ở nách khi mang thai mà nguyên nhân phổ biến nhất đến từ các tuyến sữa phụ ở nách. Trong những tháng giữa của thai kỳ thì vú sẽ dần to hơn để chuẩn bị cho sự hình thành các tuyến sữa. Các tuyến sữa này sẽ mở rộng đến tận vùng nách và có dạng cục nên bạn dùng tay nhấn vào cũng sẽ cảm nhận được. Ngoài ra, một số lý do khiến tuyến sữa phụ ở nách nổi rõ có thể kể đến như:

  • Cơ thể bị nhiễm nấm, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
  • Bị dị ứng
  • Tác dụng phụ sau khi tiêm chủng
  • Ung thư vú
  • Ung thư hạch
  • Bệnh bạch cầu (có liên quan đến ung thư tế bào máu)
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

Nổi hạch ở nách khi mang thai phải làm sao?

Mẹ bầu nên biết rằng nổi hạch ở nách khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường nên không cần phải lo lắng quá nhiều nhưng cũng chớ chủ quan. Nếu cục hạch tại tuyến sữa phụ ở nách không phát triển kích thước, sau vài ngày chúng dần nhỏ lại và biến mất thì đó là hạch lành tính.

Ngược lại, nếu bị sốt cao nhiều ngày, sụt cân hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm, chạm vào vùng hạch thấy đau nhức… thì mẹ bầu cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm, đề phòng những bệnh lý nguy hiểm. xét nghiệm hpv là làm gì ?

Mẹ bầu không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào vì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bạn chỉ nên uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ sau khi đã thăm khám rõ ràng để điều trị sưng tuyến sữa phụ ở nách khi thai kỳ.

Bà bầu nổi hạch ở nách có ảnh hưởng thai nhi không?

Mẹ bầu không cần phải lo lắng nổi hạch ở nách có ảnh hưởng đến thai nhi vì hầu hết các trường hợp đều là hạch lành tính, sẽ tự hết sưng sau vài ngày và không gây hại gì.

Tuy nhiên, cũng tùy vào từng dấu hiệu của hạch và lời khuyên tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ để điều trị kịp lúc. Một số trường hợp mẹ bầu phải uống thuốc kháng sinh nên bác sĩ sẽ cân nhắc loại thuốc phù hợp để không làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.

Lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu bị sưng tuyến sữa phụ ở nách

Nổi hạch ở nách khi mang thai chứng tỏ cơ thể mẹ bầu đang suy yếu. Mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, tốt cho bà bầu lẫn thai nhi. Một số lưu ý dinh dưỡng cho bà bầu bị nổi hạch ở nách đó là:

Bà bầu bị nổi hạch ở nách nên ăn đa dạng các loại thực phẩm:

  • Cà rốt, khoai lang, bông cải xanh, xoài, cam: Vốn rất dồi dào vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C sẽ giúp mẹ bầu tăng đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Khoai tây, gạo, ngũ cốc: Bổ sung lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể.
  • Thịt gà, cá: giàu protein và các vi chất dinh dưỡng cần thiết.

Bà bầu bị nổi hạch ở nách không nên ăn một số loại thực phẩm sau:

  • Đậu hũ và các loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành.
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu…
  • Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế đồ uống có cồn, có gas.
Qua những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng nổi hạch ở nách khi mang thai. Điều quan trọng là mẹ bầu cần giữ thái độ lạc quan, bình tĩnh và thường xuyên theo dõi cục hạch sưng để có cách xử lý phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Tham khảo thêm: sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu của thai kì ?