Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Cách chữa nấm âm đạo tại nhà an toàn khi mang bầu

Bệnh nấm âm đạo khi mang thai không chỉ gây ra mùi hôi, ngứa ngáy khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chăm sóc vùng kín đúng cách và chữa trị càng sớm càng tốt. cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nào các mẹ !

Cách chữa nấm âm đạo tại nhà an toàn khi mang thai

Nấm âm đạo khi mang thai là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp nhất hiện nay. Nếu mẹ bầu để tình trạng kéo dài thì dễ khiến trẻ sinh ra bị nấm da, nấm miệng, viêm màng não do nấm, thậm chí có nguy cơ sảy thai. Vậy làm thế nào để chữa trị tận gốc bệnh nấm âm đạo khi mang thai? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tại sao mẹ bầu dễ bị nấm âm đạo khi mang thai?

Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng mất cân bằng độ pH ở môi trường âm đạo, khiến các loại nấm men phát triển mạnh. Căn bệnh này gây ra cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, vùng kín xuất hiện nhiều huyết trắng và có mùi hôi. 

Theo các bác sĩ sản khoa, có khoảng 20-30% phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo khi mang thai. Vậy tại sao phụ nữ khi bầu bí lại dễ mắc căn bệnh này?

Bởi trong thời gian mang thai, sức đề kháng của các chị em sẽ suy giảm. Cho nên mẹ bầu dễ mắc bệnh hơn, nhất là các bệnh phụ khoa hay nấm âm đạo khi mang thai.

Bên cạnh đó, nội tiết tố trong cơ thể bị xáo trộn khiến dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Điều này tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm men phát triển, gây ra tình trạng nhiễm nấm âm đạo khi mang thai. 

Ngoài ra, mẹ bầu bị viêm nhiễm phụ khoa còn do việc vệ sinh vùng kín sai cách khiến môi trường âm đạo bị tác động. Từ đó, các vi khuẩn, nấm gây hại sẽ xâm nhập vào môi trường âm đạo và gây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị nấm vùng kín

Mẹ bầu rất có thể bị nấm vùng kín khi xuất hiện các dấu hiệu sau đây:

  • Ra nhiều khí hư bất thường như khí hư có màu xanh, trắng đục, vàng…
  • Cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng kín.
  • Vùng kín có mùi hôi khó chịu.
  • Vùng môi lớn của âm hộ bị sưng viêm.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu buốt, tiểu rát, nước tiểu đục.

Vì vậy, nếu các mẹ nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng âm đạo, tốt nhất nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu hay bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ cũng gây ra nhiều phiền toái đối với cuộc sống và sức khỏe mẹ bầu. Đồng thời tình trạng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu không chữa trị kịp thời.

– Đối với mẹ bầu

Phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai sẽ đối mặt với các triệu chứng như ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Tình trạng này khiến mẹ bầu luôn mệt mỏi, căng thẳng và mất tự tin. Nếu mẹ bầu để bệnh kéo dài thì dễ mắc các bệnh phụ khoa khác.

– Đối với thai nhi

Mẹ bầu bị nấm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nguy hiểm nhất là sảy thai do mầm bệnh khiến màng ối bị nhiễm trùng, thai nhi không thể làm tổ và bám dính vào thành tử cung.

Ngoài ra, phụ nữ bị nấm âm đạo khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc các bệnh nấm da, nấm miệng, viêm phế quản, viêm phổi, chậm phát triển…  chi phí xét nghiệm nipt tại gentis là bao nhiêu ?

Cách chữa nấm âm đạo khi mang thai an toàn tại nhà

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa nấm âm đạo khi mang thai được sử dụng thành công. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu nên thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị. Bởi bất cứ cách chữa nấm âm đạo khi mang thai nào cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Cách trị nấm âm đạo bằng thuốc

Mặc dù có một số loại thuốc được nghiên cứu và xác nhận là không gây hại đến bé. Nhưng việc áp dụng cách chữa nấm âm đạo này phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì khi đặt thuốc có thể gây chảy máu trong âm đạo và cổ tử cung.

2. Cách trị nấm âm đạo từ tự nhiên

Ngoài cách trị nấm âm đạo bằng thuốc thì mẹ bầu có thể sử dụng các thảo mộc tự nhiên để điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong 3 tháng cuối thai kỳ khi em bé đã phát triển ổn định. 

3. Sữa chua lên men tự nhiên

Loại thực phẩm quen thuộc này có chứa nhiều vi sinh giúp kháng viêm tự nhiên. Mẹ bầu ăn sữa chua thường xuyên vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch vừa hỗ trợ điều trị khi bị nấm vùng kín.

4. Chữa nấm âm đạo bằng tỏi

Việc bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày cũng là một cách tuyệt vời để trị nấm âm đạo khi mang thai mẹ có thể áp dụng.

5. Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không được mệnh danh là thảo dược trị bệnh rất tốt. Mẹ có thể dùng lá trầu không rửa sạch, vò nhuyễn hòa với nước ấm hay đun với nước pha muối để vệ sinh vùng kín. Thực hiện từ 3-4 lần/tuần để giảm triệu chứng khó chịu của chứng nấm âm đạo

6. Dùng lá chè xanh 

Lá chè xanh chứa nhiều dưỡng chất và vitamin có tác dụng sát khuẩn tốt. Vì vậy, các chị em thường dùng lá chè xanh để nấu nước rửa vùng kín. Cách làm tương tự với lá trầu không và thời gian thực hiện là 2-3 lần/tuần. Đây cũng là một trong những cách chữa nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả và an toàn.

Làm sao để ngăn ngừa tình trạng bị nấm âm đạo khi mang thai?

Để không bị nấm âm đạo khi mang thai, mẹ bầu có thể chủ động phòng tránh bằng những cách sau đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày và sau mỗi lần tiểu tiện, đại tiện.
  • Chăm sóc vùng kín đúng cách như dùng nước ấm để rửa, hạn chế dùng các dung dịch vệ sinh có thể làm mất độ cân bằng pH, không thụt rửa sâu vào âm đạo…
  • Giữ vùng kín luôn khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh mặc quần lót quá chật hay ẩm ướt. Thay quần lót 2 lần/ngày để ngăn ngừa nấm, vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất.
  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng khiến bệnh tình nặng hơn.
  • Tránh giao hợp trong thời gian điều trị bệnh đồng thời ngăn chặn nấm lây lan sang các vị trí khác.
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ để phát hiện và chữa trị tốt nhất

Có thể thấy căn bệnh âm đạo khi mang thai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của mẹ bầu mà còn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của thai nhi. Hy vọng với nội dung bài viết trên đây, các chị em có thể nắm rõ các dấu hiệu, cách chữa trị và phòng ngừa nấm âm đạo hiệu quả. Đừng quên thăm khám phụ khoa thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị tốt nhất các mẹ nhé.

Tham khảo thêm: Địa chỉ làm xét nghiệm double test ở đâu chính xác uy tín

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét