Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2021

Mang thai tháng thứ năm ăn gì để đủ dinh dưỡng cho con

  Bà bầu mang thai tháng thứ 5 cần chú ý nhiều đến chế độ ăn vì đây là giai đoạn mà thai nhi bắt đầu tăng trưởng và phát triển rất nhanh.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn, mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống cân bằng khi mang thai tháng thứ 5 là điều rất quan trọng để giúp thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt.

Thế nhưng, vấn đề đặt ra là phụ nữ mang bầu mang thai tháng thứ 5 cần ăn những gì? Hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.

Mang thai tháng thứ 5 nên ăn gì để đủ dinh dưỡng

Tầm quan trọng của chế độ ăn giàu dưỡng chất đối với bà bầu mang thai tháng thứ 5

Một trong những nguyên nhân làm cho chế độ ăn có vai trò cực kỳ quan trọng đối với thai kỳ là bởi khi mang thai, nhu cầu về calo của người mẹ sẽ dần tăng lên rất cao. Không những vậy, cơ thể mẹ cũng cần nhiều chất sắt hơn để sản xuất đủ máu đáp ứng nhu cầu cho mẹ và bé.

Do đó, chế độ ăn của bà bầu mang thai tháng thứ 5 cần bao gồm các thực phẩm giàu chất sắt để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Mẹ bầu 5 tháng nên ăn gì?

thực đơn khi mang thai 5 tháng

Trong thực đơn của bà bầu mang thai tháng thứ 5 nhất định phải có những thực phẩm sau:

  1. Trái cây và rau xanh: Mỗi ngày, bạn cần ăn khoảng 5 khẩu phần trái cây và rau xanh để cung cấp đủ vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Ngoài ra, các loại đường tự nhiên có nhiều trong trái cây cũng sẽ giúp bạn có một ngày luôn tràn đầy năng lượng và vui tươi.
  2. Thực phẩm chứa nhiều protein như đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành. Protein không chỉ quan trọng đối với sức khỏe của mẹ mà nó rất cần cho sự tăng trưởng của thai nhi. Dưỡng chất này có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ bắp, da và các cơ quan khác.
  3. Thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bún, phở, mì, khoai lang, bắp, khoai tây và bánh mì là những thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày để cung cấp năng lượng cho bà bầu.
  4. Uống đủ nước: Quá trình mang thai là khoảng thời gian mà bạn cần phải chăm sóc cho cả bản thân và bé cưng. Ngoài việc ăn uống đầy đủ, mẹ bầu cũng cần chú ý đến lượng nước mà mình uống mỗi ngày để giữ ẩm cho cơ thể và tránh táo bón khi mang thai, đây một vấn đề thường gặp ở nhiều phụ nữ mang thai.
  5. Salad là món ăn rất tốt cho bà bầu bởi thành phần của món ăn này gồm nhiều loại rau xanh như xà lách, rau càng cua, rau mầm, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, cà chua. Rau xanh chứa rất nhiều khoáng chất và chất xơ, tốt cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của bé.
  6. Sữa là một trong những thực phẩm rất quan trọng trong chế độ ăn của bà bầu 5 tháng bởi thức uống này có nhiều canxi, cần thiết cho sự phát triển của xương, răng và cơ bắp. Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi uống sữa trong thời gian mang thai. Nếu bạn cũng rơi vào tình huống này, hãy chọn các thực phẩm làm từ sữa để thay thế nhé.
  7. Thịt gà là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bà bầu. Nếu thấy chán ăn, bạn có thể ăn một ít thịt gà để bổ sung protein. So với các loại thịt khác, thịt gà sẽ an toàn cho bà bầu hơn. sàng lọc trước sinh là gì ?
  8. Cá rất giàu protein, tuy nhiên khi dùng cá để chế biến món ăn, bạn cần sơ chế kỹ và nấu chín. Bởi nếu không, cá có thể gây ngộ độc và làm ảnh hưởng đến em bé. Bạn nên tránh ăn các loại cá biển có chứa thủy ngân để tránh gây hại đến sự phát triển của em bé như cá kình, cá thu, cá bơn, cá chỉ vàng, cá ngừ…
  9. Các loại ngũ cốc cũng đóng vai trò quan trọng bởi những thực phẩm này chứa nhiều vitamin E và B, rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Ngoài ra, trong ngũ cốc còn có chứa sắt và magie, những dưỡng chất rất cần thiết đối với sự tăng trưởng của trẻ.
  10. Các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu ngự, đậu Hà Lan… đều rất giàu protein. Nếu mẹ bầu là người thích những món chay, thanh đạm thì không thể không bổ sung thực phẩm này vào thực đơn của mình.

Bà bầu mang thai 5 tháng nên tránh ăn gì?

bà bầu 5 tháng nên ăn gì

Tháng thứ 5 của thai kỳ là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bé, do đó, bạn cần phải chú ý nhiều đến chế độ ăn của bản thân. Ngoài chuyện bầu 5 tháng nên ăn gì, trong thực đoưn mỗi ngày mẹ nên tránh tuyệt đối các thực phẩm sau:

  • Trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng với bà bầu không phải loại trái cây nào cũng tốt. Bà bầu mang thai 5 tháng cần tránh ăn các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ sống, dứa, lựu… bởi nếu bạn không “kiềm” được mà ăn quá nhiều các loại trái cây này có thể dẫn đến sảy thaiNgoài ra, bạn cũng nên tránh tuyệt đối các loại trái cây được được đóng hộp bởi những thực phẩm này thường chứa nhiều chất bảo quản, không tốt cho thai kỳ.
  • Tránh uống nước ngọt. Nước giải khát là thức uống yêu thích của nhiều người, tuy nhiên, đây lại là những thực phẩm rất không tốt cho sức khỏe. Bà bầu uống nhiều nước ngọt có ga sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa và tăng cân mất kiểm soátNếu bị thừa cân khi mang thai, bạn sẽ rất dễ gặp phải những biến chứng khi mang thai nguy hiểm. 
  • Thức ăn bày bán sẵn có thể làm cho bạn cảm thấy rất ngon nhưng tốt nhất bạn nên tránh ăn trong giai đoạn này. Bởi những món ăn thường không được chế biến kỹ lưỡng, mất vệ sinh. Pizza và bánh mì kẹp thịt là 2 món ăn mà bà bầu cần tuyệt đối tránh. Dù những món ăn này có ngon đến đâu đi nữa thì bạn cũng nên nghĩ đến sức khỏe của bé trước khi ăn nhé. 
  • Tránh uống trà và cà phê vì những thức uống này chứa rất nhiều caffeine. Bà bầu hấp thụ lượng caffeine vượt mức cho phép có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
  • Tuyệt đối không đụng đến rượu và các thức uống có cồn bởi rượu và các thức uống có cồn được xem là thức uống nguy hiểm nhất trong thai kỳ.
  • Tránh ăn các món vặt như bánh quy, khoai tây chiên và kẹo trong thai kỳ bởi những món ăn này không tốt cho cơ thể. Phần lớn những món ăn này đều chứa nhiều đường hóa học và chất béo không lành mạnh, nếu ăn nhiều, bạn sẽ rất dễ bị tăng cân.
  • Tránh ăn trứng sống dù trứng là thực phẩm rất cần thiết trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai 5 tháng. Nguyên nhân là do khi ăn trứng sống, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn salmonella rất cao. Bạn chỉ nên ăn trứng đã được nấu chín kỹ, không nên ăn các món trứng luộc lòng đào hay ốp la hơi chín.
  • Tránh ăn thức ăn quá mặn khi mang thai tháng thứ 5 để giảm thiểu nguy cơ tổn thương thận, tăng huyết ápgây rối loạn đường tiêu hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi.

Một số chất dinh dưỡng phụ nữ mang thai 5 tháng cần chú ý bổ sung

mang bầu 5 tháng

Phụ nữ mang thai tháng thứ 5 bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng sau:

  • Sắt là một trong những chất cực kỳ quan trọng đối với phụ nữ mang thai tháng thứ 5. Mỗi ngày, bạn cần tiêu thụ khoảng 2mg sắt từ các thực phẩm.
  • Axit folic cũng là một dưỡng chất quan trọng khác cần bổ sung. Bạn cần uống khoảng 400mcg axit folic mỗi ngày cho đến giai đoạn thai nhi 12 tuần.
  • Kẽm: Đừng bỏ qua các thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn của bà bầu mang thai tháng thứ 5 bởi cơ thể thiếu kẽm có thể dẫn đến những tác động tiêu cực. Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, đậu, các loại hạt, động vật có vỏ như trai, sò, nghêu… 
  • Canxi không chỉ quan trọng đối với việc hình thành xương và răng mà còn tham gia vào sự hình thành hệ thần kinh. Mỗi ngày, nhu cầu canxi của mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ hai là khoảng 1.000mg.
  • Chất béo rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 5. Bạn nên bổ sung chất béo từ thực vật và các loại cá thay vì động vật vì chất béo từ thực vật và cá tốt cho tim mạch hơn.

Một số lời khuyên khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ bầu 5 tháng

Thực đơn mỗi ngày của phụ nữ mang thai tháng thứ 5 cần có sự cân bằng hợp lý để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tránh ăn một thực phẩm nào đó quá nhiều, kể cả những thực phẩm được xem là tốt cho sức khỏe vì có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Bạn có thể lên sẵn thực đơn, đưa bác sĩ xem và nhờ tư vấn. Bác sĩ sẽ góp ý và điều chỉnh xem bạn nên và không nên ăn gì. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn đủ bữa, đúng giờ để tránh cảm giác thèm ăn bất thường. Bạn cũng có thể chuẩn bị thêm những bữa ăn nhẹ, lành mạnh để tránh tình trạng khi đói lại muốn ăn quà vặt.

Tháng thứ 5 là thời điểm mà nhiều cơ quan quan trọng của thai nhi bắt đầu phát triển. Do đó, mẹ bầu hãy cố gắng ăn uống thật đầy đủ để bé cưng phát triển tốt nhất. Dù đó là món bạn không thích nhưng tốt cho sức khỏe thì vẫn nên cố gắng vì bé cưng nhé.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh khi nào ?

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2021

Những lợi ích khi mẹ bầu ăn nho khô ?

 Bà bầu ăn nho khô sẽ giúp làm giảm cảm giác thèm ngọt hoặc triệu chứng buồn nôn cũng như mang đến nhiều lợi ích khác.

Mang thai và trở nên thèm ngọt một cách lạ kỳ có thể là điều không hay. Cảm giác thèm ăn sẽ thôi thúc mẹ bầu tìm đến những món tráng miệng không lành mạnh như nước ngọt, bánh và kẹo chứa nhiều đường. Nếu ăn quá nhiều, bạn có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng sức khỏe.

Vậy phải làm thế nào? Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên thay thế các món ngọt bằng thực phẩm giàu đường tự nhiên. Một trong những lựa chọn dành cho bạn là nho khô. Bài viết sau, dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis sẽ đem đến các thông tin thú vị về chủ đề bà bầu ăn nho khô mà bạn không thể bỏ qua.

Khi mang bầu ăn nho khô được hay không ?

Nho khô rất giàu chất dinh dưỡng như kali, canxi và phốt pho, chất xơ, sắt. Chúng đều là những khoáng chất hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Do vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn nho khô nếu cảm thấy thích. Tuy nhiên, bà bầu ăn nho khô chỉ nên thưởng thức với lượng vừa phải, khoảng 40 gram nho/ngày để cơ thể khỏe mạnh và tránh bất kỳ biến chứng nào.

Ngoài ra, bạn nên tránh loại thực phẩm này nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Lợi ích khi bà bầu ăn nho khô

Dưới đây là những lợi ích của nho khô đối với cả mẹ bầu lẫn thai nhi:

1. Ngừa thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt là một vấn đề phổ biến khi mang thai do cơ thể của bạn phải cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi. Bên cạnh các loại thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt gà cùng các loại hạt tốt cho bà bầu thì bạn cũng có thể nghĩ đến nho khô. Loại thực phẩm này chứa hàm lượng sắt và vitamin C đi kèm với phức hợp vitamin B sẽ giúp làm giảm nguy cơ thiếu máu, ngăn ngừa suy nhược và các vấn đề khác trong giai đoạn này.

2. Đẩy lùi táo bón

nho khô tốt cho mẹ bầu

Không ít mẹ bầu gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh do chứng táo bón khi mang thai làm phiền cũng như nhiều vấn đề về tiêu hóa khác. Những lúc như thế, bạn hãy nghĩ đến nho khô nhé. Trong nho khô chứa nhiều chất xơ, sẽ kích thích quá trình co bóp của ruột, làm mềm phân, từ đó giúp quá trình “đi nặng” diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái hơn. xét nghiệm double test là gì ?

3. Tốt cho răng

Một lợi ích khác mà việc bà bầu ăn nho khô đem lại chính là hỗ trợ sức khỏe răng miệng. Đôi lúc, thực phẩm bạn ăn sẽ để lại trong khoang miệng mùi hương tanh nồng khó chịu, bên cạnh đó, nhiều bà bầu cũng bị chảy máu chân răng. Mặt khác, việc chăm sóc răng miệng khi mang thai rất cần thiết và cũng góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn cơn buồn nôn.

Nho khô có chứa axit oleanolic, vị chua nhẹ, giúp bảo vệ răng mẹ bầu khỏi tình trạng sâu răng, ngăn ngừa vi khuẩn gây mùi hôi miệng.

4. Bổ sung năng lượng

Nho khô là thực phẩm nhiều đường fructose và glucose, yếu tố này giúp cơ thể hấp thụ các vitamin thiết yếu từ thực phẩm chúng ta ăn và do đó mang lại năng lượng cho cơ thể. Vì mẹ bầu trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai nên cơ thể cần năng lượng để đáp ứng các nhu cầu của mẹ và con. Do vậy, nếu bạn đang cảm thấy đói bụng nhưng không muốn ăn quá nhiều, hãy thử nhấm nháp vài hạt nho khô nhé.

5. Bà bầu ăn nho khô tốt cho xương của bé

Một trong những khoáng chất quan trọng nhất trong cơ thể bạn là canxi. Khoáng chất này chịu trách nhiệm cho sức khỏe của xương, sức khỏe răng miệng, hấp thụ cholesterol, sức khỏe của da và sức khỏe tim mạch.

Cơ thể bạn cần canxi để hoạt động bình thường và nho khô cũng là một trong các thực phẩm chứa hàm lượng canxi khá phong phú. Trên thực tế, sự thiết yếu của canxi dường như tăng lên gấp đôi đối với phụ nữ mang thai vì đây là khoáng cần thiết cho sự phát triển xương của em bé trong bụng mẹ. Khoáng chất này đảm bảo mật độ xương của em bé luôn ở mức bình thường và phát triển ổn định.

Chưa kể đến, bà bầu ăn nho khô còn hỗ trợ quá trình phát triển thị lực của thai nhi diễn ra suôn sẻ hơn do trong nho khô còn chứa cả vitamin A nữa đấy.

Đọc thêm: hội chứng edwards khi mang thai và những điều cần biết

Đi bơi trong khi bầu và những điều cần lưu ý

  Mang thai là một giai đoạn nhạy cảm nên có không ít mẹ bầu băn khoăn liệu bà bầu đi bơi có tốt không? Mẹ bầu nên đi bơi vào thời gian nào thì thích hợp hay khi đi bơi thì cần chú ý những gì?

Bơi lội là một trong những môn thể thao phù hợp với bà bầu, bởi hình thức vận động này mang lại hiệu quả trong việc giảm các cơn đau nhức có liên quan đến sự thay đổi hormone. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần quan tâm hơn nữa đến các biện pháp bảo vệ khi bơi lội. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Đi bơi trong khi mang thai và vài điều cần lưu ý

Bà bầu đi bơi có tốt hay không?

Câu trả lời hoàn toàn ổn nếu như bạn tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc an toàn, cũng như lắng nghe chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Thời điểm tốt nhất để bà bầu đi bơi là khi thai được 5 – 7 tháng. Bởi lẽ, lúc này thai nhi đã phát triển ổn định, các cơ quan và mọi chức năng sinh lý đều vận hành tốt.

Lời khuyên rằng các mẹ bầu nên tránh đi bơi ở những tháng đầu và cuối thai kỳ. Vì đã có một số báo cáo về tình trạng vỡ ối sớm và sinh non xảy ra.

Như đã đề cập ở trên, bơi lội được đánh giá là hoạt động tốt cho mẹ bầu. Nếu đây là thói quen trước khi mang thai, bạn hãy tiếp tục duy trì trừ khi điều kiện sức khỏe không cho phép. Trái lại, nếu là lần trải nghiệm đầu tiên thì tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Bà bầu đi bơi trong thai kỳ và những lợi ích thiết thực

thắc mắc bà bầu đi bơi có tốt không

Vậy là bạn đã có câu trả lời cho việc bà bầu đi bơi có tốt không. Thực chất việc bơi lội đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, chẳng hạn như:

  • Kiểm soát cân nặng nên bạn có thể nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh
  • Bơi lội được xem là một bài tập cường độ thấp có lợi cho sức khỏe tim mạch
  • Khi bơi, tất cả các nhóm cơ đều được vận động, đồng thời kết hợp với việc massage bằng dòng nước sẽ thúc đẩy máu huyết lưu thông
  • Ở những bà bầu đi bơi thường xuyên, triệu chứng đau thắt lưng khi mang thai giảm hẳn hoặc không còn xuất hiện
  • Việc bơi lội còn giúp cải thiện tâm trạng, mang lại sự thư thái dễ chịu, từ đó giúp mẹ bầu ngon giấc hơn
  • Sự thay đổi vị trí của mẹ bầu trong nước sẽ giúp điều chỉnh vị trí của thai nhi. Điều này rất có lợi cho việc sinh nở
  • Bơi lội giúp cải thiện chức năng của cơ bắp và hoạt động của các dây thần kinh xung quanh vai và cột sống
  • Đây được xem là bài tập “thân thiện” với mẹ bầu vì ít gây áp lực lên dây chằng và khớp nhất

Những lời khuyên thiết thực về việc đi bơi trong từng giai đoạn thai kỳ

  • Lời khuyên trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên chỉ bơi khoảng 30 phút mỗi ngày, với điều kiện bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ và thể lực cho phép. Việc bơi lội vào buổi sáng sẽ giúp mẹ đủ sức “đối phó” với cơn ốm nghén.
  • Bước sang giai đoạn thứ hai của thai kỳ, kích thước của thai nhi dần tăng lên và cơ thể mẹ trở nên nặng nề hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn bắt buộc phải bơi ít đi vì vẫn có những kiểu bơi khác phù hợp với mẹ bầu. Cũng trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu cần lựa chọn cho mình một bộ đồ bơi với tiêu chí thoải mái và không gây chèn ép vòng 2 quá mức.
  • Với tam cá nguyệt thứ 3, bạn phải thật thận trọng hơn khi di chuyển trên bề mặt hồ bơi. Để an tâm nhất, bạn có thể trang bị thêm giày chống trượt. Trong quá trình bơi lội, để giảm áp lực phần cổ, bạn nên dùng thêm ống thở. Đo độ mờ da gáy khi nào tốt nhất ?

Bà bầu đi bơi có tốt không?

kiểu bơi thích hợp cho bà bầu

Bà bầu đi bơi có tốt không? Câu trả lời còn tùy thuộc vào kiểu bơi nào mà bạn chọn. Kiểu bơi ếch là lựa chọn tốt nhất cho mẹ bầu, bởi lẽ kiểu bơi này không đòi hỏi bạn phải xoay người (như bơi sải) và không mất quá nhiều sức. Kiểu bơi này khá phù hợp trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, lý do vì nó giúp thư giãn và cân bằng các nhóm cơ ở vùng ngực và lưng. Đây là 2 vùng thường bị chịu nhiều tác động do những thay đổi trong quá trình mang thai.

Nếu không thích bơi ếch, một lựa chọn khác cho bạn là kiểu bơi ngửa, vì tác động của lực hấp dẫn lên cơ thể trong nước bị giảm, do đó mẹ bầu có thể nằm ngửa mà không phải lo tuần hoàn máu bị suy giảm. Tuy nhiên, kiểu bơi này không được khuyến cáo dùng sau tuần thứ 16 thai kỳ, bởi trọng lượng của thai nhi sẽ gây ra áp lực lớn lên động mạch chủ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu.

Những trường hợp bà bầu không được đi bơi

Nếu thấy có những dấu hiệu cảnh báo sau xảy ra, bạn cần nhanh chóng ra khỏi hồ bơi và tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau bụng
  • Mất nước
  • Xuất hiện cơn co thắt tử cung
  • Cảm thấy choáng váng, chóng mặt, khó thở
  • Nhịp tim không đều

Với những trường hợp từng bị sảy thai tái phát, vỡ màng ối hoặc mắc bệnh tim mạch cần tuyệt đối nên tránh đi bơi khi mang thai và nên hỏi ý kiến bác sĩ về những loại hình vận động phù hợp hơn.

Những lưu ý dành riêng cho mẹ bầu khi đi bơi

lưu ý khi bà bầu đi bơi

Mặc dù bơi lội có điểm tốt trong việc giảm thiểu các triệu chứng thai kỳ khó chịu, tuy nhiên bà bầu không nên chủ quan khi đi bơi mà phải lưu tâm những vấn đề sau:

  • Nên mang theo nước uống bên mình, uống trước và sau khi bơi để tránh tình trạng mất nước xảy ra. Đừng nghĩ rằng bạn ngâm mình trong bể bơi thì cơ thể sẽ không bị mất nước nhé!
  • Tuyệt đối không nên nhảy hoặc lặn ngụp xuống hồ bơi vì điều này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Đặc biệt việc lặn dưới mặt nước sẽ làm gia tăng tình trạng thiếu oxy gây hại trực tiếp đến thai nhi.
  • Tránh đi bơi nếu cảm thấy trong người không được khỏe hoặc đang bị cảm lạnh. Điều này có thể khiến những tình trạng bạn đang mắc phải diễn biến tệ hơn.
  • Không nên bơi khi thời tiết xấu. Trường hợp nếu đi biển, tốt nhất bạn nên ở gần bờ và có thêm một ai khác bên cạnh để đảm bảo an toàn.
  • Bạn nên thực hiện đúng các thao tác, kiểu bơi lội phù hợp với mình, tránh những động tác quá mạnh nhất là khi đang ở giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Mang dép chống trượt cả lúc bước vào và sau khi rời khỏi bể bơi để tránh bị té ngã.
  • Tốt hơn hết nên chọn bể bơi ngoài trời vì một số bể bơi hiện nay có sử dụng clo để khử trùng. Chất này gây tác động xấu đến hệ hô hấp của thai phụ. Việc chọn bể bơi ngoài trời sẽ giảm tình trạng kích ứng xảy ra.

Có rất nhiều lợi ích thiết thực khi bà bầu đi bơi trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện bất kỳ hành động nào để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bạn trong suốt quá trình mang thai.

ĐỌc thêm: xét nghiệm triple test là gì ?

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

Mẹ bầu ăn cá hồi có những công dụng gì ?

  Nếu đang thắc mắc rằng bà bầu ăn cá hồi có nên không thì câu trả lời dành cho bạn sẽ là có và còn được khuyến khích. Cá hồi là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu lẫn thai nhi. 

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai đóng vai trò trọng bởi sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh các loại thịt thì những loại hải sản như cá vừa bổ dưỡng mà cũng tạo thêm sự phong phú cho bữa cơm. Vậy bà bầu ăn cá, cụ thể hơn là cá hồi đem đến các lợi ích gì? Mời bạn cùng sàng lọc trước sinh gentis khám phá câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Mẹ bầu ăn cá hồi có những công dụng như thế nào

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi

Khẩu phần 110 gram cá hồi đỏ cung cấp thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Calo: 170 (70 calo từ chất béo)
  • Chất béo: 6 g
  • Chất béo bão hòa: 1 g
  • Cholesterol: 75 mg
  • Protein: 26 g
  • Canxi: 20 mg
  • Sắt: 0,27 mg

Lợi ích khi bà bầu ăn cá hồi

bầ bầu ăn cá hồi

Một số lợi ích dinh dưỡng của cá hồi đối với phụ nữ mang thai gồm:

1. Giàu chất béo omega-3

Axit béo omega-3 vốn được biết đến với nhiều khả năng tích cực đối với cơ thể, chẳng hạn như cải thiện, căng tường sức khỏe tim mạch và thị lực, tăng cường phát triển thần kinh. Do đó, nếu ăn cá hồi khi mang thai, mẹ bầu cũng đồng thời cung cấp một nguồn dinh dưỡng tốt cho bản thân lẫn em bé.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy thói quen bổ sung cá hồi vào chế độ ăn uống của các mẹ bầu cũng góp phần ngăn ngừa sinh non.

2. Giàu protein và vitamin

Protein cực kỳ quan trọng cho sự phát triển và phục hồi của cơ bắp. Trong khi đó, vitamin là công cụ đắc lực trong việc duy trì mức huyết áp tối ưu, ngăn ngừa bệnh tim và tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra, vitamin rất tốt cho da, tóc và mắt của mẹ bầu trong thời gian mang thai. xét nghiệm double test là gì ?

3. Bà bầu ăn cá hồi tốt cho tim mạch

Bà bầu ăn cá hồi rất tốt cho tim mạch bởi sẽ giúp giữ cho huyết áp và chỉ số cholesterol ở mức ổn định, ngăn ngừa sự xuất hiện của cục máu đông, đặc biệt là trong các động mạch.

4. Bà bầu ăn cá hồi bổ sung DHA

Cá hồi có hàm lượng axit docosahexaenoic (DHA) cao. Điều này sẽ hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi. Thêm vào đó, bà bầu ăn cá hồi có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh nữa đấy.

Nguy cơ sức khỏe khi bà bầu ăn cá hồi quá nhiều

Bà bầu ăn cá hồi tuy đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu, nhưng bạn không nên vì thế mà lạm dụng loại thực phẩm này. Nguyên nhân là nếu ăn quá nhiều, mẹ bầu có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như:

1. Thừa thủy ngân

Cá hồi là một trong những loại cá mà thịt của chúng chứa ít thủy ngân nhất. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều cá hồi có thể làm tăng lượng thủy ngân tích lũy trong cơ thể, vì vậy hãy đảm bảo bạn ăn loại cá này ở mức độ vừa phải.

2. Nhiễm độc PCB

Biphenyl PCB hoặc polychlorination có hại cho cơ thể vì chúng có nguy cơ gây ung thư. Bà bầu ăn cá hồi quá nhiều sẽ khiến bạn gặp rủi ro về vấn đề này. Bên cạnh đó, PCB cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển của thai nhi.

Món ngon cho bà bầu ăn cá hồi

Có một số phương pháp để chuẩn bị và thêm cá hồi vào trong chế độ ăn uống khi mang thai nhưng cách tốt nhất để thưởng thức là khi cá đã được nướng, luộc/hấp hoặc kho tộ. Hãy tránh ăn các món cá hồi sống, chẳng hạn như sushi, vì điều này khiến mẹ bầu tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và truyền sang cho thai nhi.

Ngoài ra, các món ngon từ cá hồi mà mẹ bầu có thể tham khảo gồm

Cá hồi áp chảo sốt măng tây

bà bầu ăn hồi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Cá hồi: 200g
  • Măng tây: 200g
  • Chanh vàng: 1 quả
  • Nước lọc
  • Gia vị: Chút muối, đường, mật ong, bơ, bột nêm, tiêu, bột năng, tỏi (mỗi thứ một ít để làm nước sốt)

Cách thực hiện

  • Cá hồi rửa sạch, lạng bỏ phần da (nếu bạn không thích ăn da), thấm khô, rắc chút muối và tiêu.
  • Măng tây cắt bỏ phần gốc già, rửa sạch để ráo nước, cắt khúc vừa ăn.
  • Đặt chảo không dính lên bếp, chảo nóng cho chút dầu vào, lắc cho dầu trong chảo bám đều khắp lòng chảo, cho miếng cá vào chiên vàng. Lưu ý khi chiên, bạn nên cho mặt trong của miếng cá (phần không sát da) trước, khi mặt này vàng thì lật úp phần da xuống, chiên đến khi miếng cá chín vàng giòn thì vớt ra đĩa.
  • Đặt một cái chảo khác lên bếp, phi thơm tỏi cho măng tây vào xào chín, nêm gia vị và tiếp tục xao. Bạn không nên xào quá chín quá để măng tây giữ được độ giòn.
  • Đặt một cái nồi nhỏ lên bếp, nồi nóng cho nước chanh, bột nêm, đường, mật ong và chút bơ vào lấy đũa khuấy đều cho tan, sau đó cho bột năng có pha chút nước lọc vào, đun cho hỗn hợp sánh lại, tắt bếp.
  • Bạn bày cá và măng tây vào đĩa, rưới nước sốt lên và thưởng thức.

Cá hồi kho tộ

bà bầu ăn cá hồi

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  1. 2 lát cá hồi
  2. Hành khô
  3. Gia vị như: Muối, tiêu, đường, dầu ăn, nước mắm

Cách thực hiện

  • Cá hồi rửa sạch, ướp chút muối trong 30 phút. Nếu không muốn khi ăn mất công gỡ bỏ xương, bạn có thể dùng dao sắc lạng bỏ xương trước khi ướp.
  • Đặt tộ lên bếp, cho dầu ăn vào, đun trên lửa vừa cho nóng, cho 3 muỗng đường vào, đun cho đến khi đường chuyển thành màu cánh gián là vừa.
  • Cho cá vào, nêm 2 muỗng nhỏ nước nắm, đường, một chút hạt tiêu cùng với hành.
  • Để lửa nhỏ, không đậy nắp.
  • Đến khi nước kho cá đã sệt lại, bạn hãy tắt bếp và dọn ra đĩa.
  • Thưởng thức với cơm.

Hi vọng những thông tin của bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cá hồi có nên không. Khi được chế biến đúng cách, cá hồi sẽ đem đến nhiều chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai mà mẹ bầu không nên bỏ qua.

Đọc thêm: sàng lọc trước sinh ở đâu hà nội uy tín chất lượng

Những việc làm của mẹ dễ gây ra sảy thai

 Mang thai được xem là một quá trình vừa hạnh phúc nhưng cũng gây ra nhiều nỗi lo lắng cho mẹ bầu nói riêng và cả gia đình nói chung. Nhiều yếu tố tưởng chừng vô hại có thể là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai (sảy thai) ở mẹ bầu trong thai kỳ. Vậy mẹ bầu làm gì dễ bị sẩy thai và cách phòng tránh như thế nào? 

Trong bài viết này, dịch vụ sàng lọc trước sinh gentis mời bạn cùng tìm hiểu những hành động có thể gây sảy thai và những cách có thể giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn hơn nhé!

Các việc làm của mẹ bầu dễ gây ra sảy thai

1. Tiêu thụ nhiều rượu, bia và thức uống có cồn

Làm gì dễ bị sẩy thai 1

Rượu bia và các thức uống có cồn được xem là chống chỉ định đối với các mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Hoa Kỳ, uống rượu bia khi mang thai có thể gây sảy thai, thai chết lưu và một loạt các khuyết tật về thể chất, tinh thần cũng như hành vi của em bé.

Nhiều mẹ bầu tin rằng uống một lượng nhỏ hoặc uống rượu bia trong tam cá nguyệt thứ ba không ảnh hưởng đến em bé vì thời điểm này, bé đã phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong suốt quá trình mang thai không có giai đoạn nào là an toàn để thai phụ uống rượu bia, cũng không có lượng giới hạn tối thiểu mà mẹ bầu có thể uống. Việc uống rượu bia gây ra nhiều ảnh hưởng đối với thai nhi, trong nhiều trường hợp có thể gây sẩy thai.

Chính vì vậy, ngay từ khi có ý định mang thai hoặc biết mình đã mang thai, các mẹ bầu nên tránh tuyệt đối việc sử dụng rượu bia và các thức uống có cồn.

2. Tiêu thụ nhiều caffeine

Nguyên nhân sẩy thai có thể liên quan đến một vài bệnh lý, đặc biệt là những căn bệnh gây hạn chế lưu lượng máu đến tử cung như đái tháo đường, bệnh tuyến giáp, lupus, bệnh tim hay tình trạng nhiễm trùng tử cung. Ngoài ra, tình trạng mất cân bằng nội tiết tố và tiêu thụ quá nhiều caffeine cũng góp phần gây nên sự cố đáng tiếc này. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Sản khoa và Phụ khoa Hoa Kỳ (American Journal of Obstetrics and Gynecology), những phụ nữ mang thai tiêu thụ 200mg caffeine hoặc nhiều hơn mỗi ngày (khoảng 2 tách cà phê thông thường hoặc 5 lon soda 355ml có chứa caffeine) có nguy cơ bị sảy thai cao gấp đôi so với những người không uống.

Caffeine có khả năng đi qua nhau thai đến cơ thể thai nhi nhưng chúng khó được chuyển hóa do hệ thống trao đổi chất của bé lúc này chưa phát triển hoàn thiện. Caffeine cũng ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào và làm giảm lưu lượng máu trong bào thai, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Các nguồn cung cấp caffeine bao gồm cà phê, trà, soda có chứa caffeine và chocolate nóng. Các nhà nghiên cứu đã ước tính lượng caffeine có trong 150ml của các loại đồ uống khác nhau là:

  • 100mg caffeine trong cà phê
  • 2mg caffeine trong cà phê decaf
  • 39mg caffeine trong trà
  • 15mg caffeine trong soda có chứa caffeine
  • 2mg caffeine trong chocolate nóng

Do vậy, bạn nên chú ý thay đổi thói quen sử dụng những thức uống có chứa caffeine nếu đang hoặc có ý định mang thai.

3. Chế độ ăn gồm nhiều loại thực phẩm dễ gây sẩy thai

Một số loại thực phẩm trong tự nhiên có nguy cơ dẫn đến sẩy thai rất cao. Mẹ bầu ăn nhiều các loại thực phẩm này có thể làm gia tăng nguy cơ sẩy thai. Vì vậy, khi biết mình có thai, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm này để bảo vệ an toàn cho em bé của mình.

4. Hút hoặc hít phải khói thuốc lá

Làm gì dễ bị sẩy thai

Trong những ngày đầu tiên sau khi thụ thai, thai nhi phát triển rất nhanh và cũng rất dễ có những tổn thương di truyền do khói thuốc lá gây nên. Các vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể cũng là nguyên nhân phổ biến gây sảy thai. Khói thuốc còn có nguy cơ ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung khiến cho trứng đã được thụ tinh khó làm tổ.

Việc hút thuốc ở người cha cũng góp phần làm tăng nguy cơ gây sẩy thai. Một vài nghiên cứu đã phát hiện ở những người đàn ông nghiện hút thuốc có xu hướng tăng tỷ lệ bất thường trong nhiễm sắc thể ở tinh trùng. Không chỉ có thế, phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc từ môi trường sống xung quanh được xem là quá trình hút thuốc thụ động, rất nguy hiểm. Bất ngờ hơn, đã có những nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ giữa hút thuốc và sẩy thai nhưng trong đó thai nhi có nhiễm sắc thể hoàn toàn bình thường. Do đó, việc hút thuốc làm tăng nguy cơ sẩy thai có thể không liên quan đến vấn đề ở nhiễm sắc thể mà liên quan đến những thứ khác, như giảm khả năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến bào thai.

Lưu ý, thuốc lá điện tử (hay còn gọi là vaping) hay hút thuốc thụ động cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, phụ nữ có thai cần tránh tiếp xúc với khói thuốc nhiều nhất có thể để không làm tăng nguy cơ bị sẩy thai.

5. Vận động quá sức

Vận động và tập thể dục với cường độ vừa phải được xem là tốt cho phụ nữ mang thai vì có thể giảm thiểu nguy cơ tăng cân quá mức, vấn đề về lưng và giúp mẹ bầu chuẩn bị đầy đủ sức khỏe cho quá trình vượt cạn. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu vận động quá mức, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ có thể dẫn đến động thai và đôi khi là sẩy thai.

Vì vậy, khi biết mình có thai, các mẹ bầu nên hạn chế vận động quá sức như chạy nhảy, khiêng vác đồ nặng hoặc tập thể dục với cường độ cao. Các mẹ bầu có thể thử các loại hình vận động nhẹ nhàng như bơi lội hoặc tập yoga nhẹ nhàng. Để có được những bài tập phù hợp, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn cụ thể về những lưu ý khi tập luyện khi mang thai.

6. Tiếp xúc với hóa chất

Làm gì dễ bị sẩy thai 3

Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ sẩy thai là tiếp xúc thường xuyên với các tác nhân gây quái thai hoặc các tác nhân được cho là gây gián đoạn sự phát triển của thai nhi. Tác nhân gây quái thai có thể là hóa chất độc hại và phóng xạ, một số bệnh nhiễm virus hay vi khuẩn, thuốc, thậm chí bao gồm cả rượu và thuốc lá.

Tiếp xúc với tác nhân gây quái thai trong thời gian mang thai có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau ở mỗi người. Có những người may mắn không gặp phải ảnh hưởng tiêu cực nào nhưng có trường hợp bị dị tật bẩm sinh hay sẩy thai, chết non, chết khi vừa sinh ra.

Không chỉ có người mẹ khi đang mang thai tiếp xúc với các tác nhân này mới tác động đến thai nhi. Nếu trước khi thụ thai, người đàn ông nếu từng tiếp xúc với một số tác nhân gây quái thai cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sẩy thai do tinh trùng mang nhiễm sắc thể bất thường.

Thêm vào đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây nên sẩy thai vì thuốc có nhiều thành phần có thể ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ cũng như bé.

Các bác sĩ đều tin rằng việc tiếp thường xuyên hoặc kéo dài với các tác nhân gây quái thai sẽ nguy hiểm cho bào thai hơn so với tiếp xúc một lần hay trong thời gian ngắn. Do đó, nếu công việc của bạn phải tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có mong muốn mang thai. Thêm vào đó, bạn nên hạn chế tối đa việc uống thuốc khi mang thai. Trong trường hợp cần điều trị bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc lợi ích và tác hại của việc này lên thai kỳ của bạn.

Một nghiên cứu phân tích năm 2006 cho thấy bằng chứng việc phơi nhiễm các tác nhân hóa học (liên quan đến nghề nghiệp) sau có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai:

  • Kim loại nặng (công nhân các ngành công nghiệp nặng, nha sĩ)
  • Dung môi hữu cơ (làm việc trong phòng thí nghiệm, các ngành công nghiệp và giặt khô)
  • Tetrachloroethylene (công việc giặt khô)
  • Glycol ether (chất bán dẫn)
  • 2-Bromopropane (công nghiệp điện tử)
  • Hóa dầu
  • Ethylene oxid (trợ lý nha khoa)
  • Khí gây mê (trong phòng phẫu thuật)
  • Thuốc điều trị ung thư (bệnh viện ung bướu)

6. Những vấn đề về tâm lý

Từ lâu, người ta đã nhận ra những ảnh hưởng to lớn của tâm lý đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những đối tượng có sức khỏe yếu như người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Theo một vài nghiên cứ, các hormone gây căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu đến tử cung của mẹ cũng như sự phát triển của bé. Họ cho rằng, khi căng thẳng, não bộ của mẹ bầu sẽ tiết ra một loại hormone gọi là hormone giải phóng corticotropin (CRH). Trong những nghiên cứu trước đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ CRH trong máu của những phụ nữ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân thường cao hơn. CRH là một hormone do não tiết ra để phản ứng với những căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần. Loại hormone này cũng được sản xuất trong nhau thai và tử cung của mẹ bầu, gây kích thích co bóp tử cung trong lúc sinh. Việc sản sinh ra quá nhiều CRH có thể khiến tử cung co bóp quá mức và gây sẩy thai.

Vì vậy, khi xác định muốn mang thai hoặc biết mình có thai, mẹ bầu nên giữ cho tinh thần mình thật thoải mái, tránh lo lắng hoặc tạo áp lực cho bản thân quá mức.

Trên đây là những câu trả lời cho thắc mắc “làm gì dễ bị sẩy thai” mà nhiều phụ nữ quan tâm, lo lắng. Mỗi sinh linh đang được hình thành trong bụng mẹ đều rất nhạy cảm và cần được bảo vệ khỏi các tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Do đó, bạn hãy lưu ý đến những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ sẩy thai để từ đó phòng ngừa những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp các mẹ bầu và những người sắp làm mẹ có một thai kỳ an toàn hơn.

Một số loại trà thảo mộc nên tránh khi có bầu

   Rất nhiều người nghĩ rằng các loại trà thảo mộc khi sử dụng đều an toàn và có thể dùng một cách “thả ga” trong thai kỳ. Tuy nhiên, cũng như nhiều loại thức uống khác, trà thảo mộc cũng có những loại mà mẹ bầu nên hoặc không nên dùng. Vậy đâu là những loại cần tránh? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm nhé!

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, các loại đồ uống có chứa caffeine như trà hoặc cà phê thực sự không tốt cho sức khỏe thai nhi. Theo thống kê, nếu mẹ bầu dùng hơn 200mg caffeine mỗi ngày trong suốt thai kỳ có thể dẫn đến hệ lụy trẻ nhẹ cân khi sinh.

Chính vì lẽ đó, đối với những “tín đồ” nghiện trà thì việc chọn dùng các loại trà thảo mộc để thay thế sẽ là an toàn hơn cả. Tuy nhiên, bên cạnh những loại được khuyên dùng thì vẫn có những loại trà mà mẹ bầu cần phải tránh xa nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bản thân và con yêu. Những cái tên trà thảo mộc không nên dùng đã được xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tổng hợp ngay sau đây:

Các loại trà thảo mộc cần tránh khi mang thai

1. Trà cây dâm bụt – Một trong các loại trà thảo mộc mẹ cần “né” xa

Mở đầu danh mục các loại trà thảo mộc cần tránh trong thai kỳ là trà cây dâm bụt. Loại trà này có mùi vị rất thơm và được cho là có tác dụng làm trẻ hóa. Tuy nhiên chiết xuất từ phần rễ cây có thể can thiệp vào nồng độ estrogen trong cơ thể, đồng thời nó còn có khả năng ngăn cản quá trình phát triển của phôi thai. Vì vậy, khi mang thai ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu nên tránh dùng trà cây dâm bụt.

2. Trà ma hoàng

các loại trà thảo mộc nên tránh khi mang thai

Ma hoàng là cái tên tiếp theo không nằm trong danh mục trà cho bà bầu. Bởi loại thảo dược này có thành phần là các alkaloid tự nhiên bao gồm ephedrine và các dẫn chất. Đây là những hợp chất có tác dụng làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và kích thích cơ tử cung co bóp. Do đó, trà ma hoàng rất nguy hiểm cho bà bầu.

3. Trà Cohosh xanh và đen

Trà Cohosh có nhiều loại trong đó phổ biến là loại xanh và đen (hay còn gọi là thiên ma). Các loại thảo mộc này được biết là có tác dụng gây chuyển dạ sớm. Vì thế, chúng không được khuyến khích dùng trong thai kỳ vì có thể dẫn đến sinh non.

4. Don Quai (Đương quy)

Đương quy là loại thảo dược có thể gây kích thích tử cung và thường được chỉ định trong trường hợp giảm bớt các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. Vì lý do này, cho nên đương quy bị chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai.

5. Trà xanh – Dù quen thuộc nhưng vẫn là một trong các loại trà thảo mộc cần tránh

các loại trà thảo mộc Trà xanh

Mặc dù trà xanh được xem là loại trà phổ biến nhất nhưng nó vẫn không tốt cho sức khỏe của bà mẹ tương lai.

Sở dĩ nói như vậy vì thành phần dồi dào caffeine chính là nhân tố gây cản trở việc hấp thụ axit folic. Do đó, nếu có lỡ “kết” món trà xanh, bạn hãy cố gắng uống với mức tối thiểu, chỉ một cốc mỗi ngày thôi nhé! Ngoài ra, mẹ bầu có thể chọn mua và sử dụng những loại trà không có caffeine (Caffeine free).

6. Trà sả

Trong các loại thảo mộc kể trên thì sả và trà xanh là những loại không bị chống chỉ định hoàn toàn cho bà bầu. Tuy nhiên, trà củ sả cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại khôn lường nếu sử dụng không cẩn thận. Trong đó có thể kể đến là chứng hạ huyết áp và co bóp cổ tử cung. sàng lọc trước sinh là gì ?

7. Trà sâm

Nhân sâm là một loại thảo mộc quý mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thế nhưng nếu mẹ bầu dùng nhân sâm hay trà sâm lại gây bất lợi cho thai nhi. Nguyên do là loại thảo mộc này có thể gây ra ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong bụng mẹ, đặc biệt là nếu người mẹ dùng nhân sâm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

8. Trà rễ cam thảo

các loại trà thảo mộc cần tránh khi mang thai trà cam thảo

Rễ cam thảo có đặc tính thảo dược tuyệt vời, tuy vậy nó vẫn mang một số tác dụng xấu tương tự estrogen có thể không tốt cho bà bầu. Trong đó, estrogen là nội tiết tố nữ có thể dẫn đến chuyển dạ sớm.

9. Bạc hà hăng (Pennyroyal) – Một trong các loại trà thảo mộc mẹ bầu không nên dùng

Trà bạc hà hăng là một trong các loại trà thảo mộc đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều chỉnh các vấn đề kinh nguyệt. Thế nhưng, nó cũng được biết là có thể gây sảy thai và đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của gan và thận.

10. Trà cây ban âu hay cỏ thánh John (St. John’s Wort)

Loại thảo mộc này được biết là có khả năng chống trầm cảm, giải tỏa lo âu và căng thẳng. Thế nhưng tác dụng của nó với sức khỏe thai kỳ vẫn chưa được biết rõ. Mặc dù trước đó đã có một số nghiên cứu được tiến hành cho biết, trà cây ban âu có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ và kích thích tử cung co bóp. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn nên tránh dùng loại trà này khi mang thai.

Việc nắm được các loại trà thảo mộc cần tránh trong thai kỳ sẽ đảm bảo cho quá trình mang thai của bạn trở nên suôn sẻ hơn. Trong trường hợp muốn dùng bất kỳ loại trà thảo mộc nào, bạn cần có sự tham vấn với bác sĩ trước khi dùng nhé!

Đọc thêm: xét nghiệm triple test khi nào tốt nhất ?