Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Ba tháng cuối người mang thai có những thay đổi sinh lý nào ?

 3 tháng cuối là khoảng thời gian cuối cùng trong bụng mẹ của em bé trước khi chào đời. Khi thai dần hoàn thiện, cũng là lúc gánh nặng đối với cơ thể người mẹ ngày càng nhiều. Dưới đây là những thay đổi sinh lý của cơ thể người mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ.

3 Tháng cuối người mang thai có những thay đổi sinh lý nào ?

Khó thở

Khi thai to, cơ hoành bị đẩy lên cao, dẫn tới thay đổi quá trình hít thở ở mẹ bầu. Người mẹ phải thở nhanh hơn và nhiều hơn để lấy dưỡng khí cho thai nhi, do đó, khiến bà bầu khó thở.

Đau lưng

Người mẹ bắt đầu cảm thấy đau lưng do trọng lượng thai nhi tăng nhanh. Phần bụng to nhanh khiến người mẹ di chuyển nặng nề. Khi di chuyển, cơ thể mẹ có xu hướng ngả lưng ra sau để cân bằng trọng tâm.

Ợ nóng và táo bón

Khi mang thai to, dạ dày, đại tràng bị chèn ép dẫn tới sự co bóp và hấp thu của dạ dày và ruột chậm lại. Dẫn tới thời gian hấp thu thức ăn kéo dài. Gây tình trạng khó tiêu, ợ nóng hay táo bón.

Đi tiểu thường xuyên

Thai nhi ngày một lớn dần khiến tử cung to nhanh, chèn ép vào bàng quang. Khiến sức chứa của bàng quang giảm đi dẫn đến mẹ bầu hay có cảm giác buồn tiểu.

Chuột rút

Tử cung phát triển, giãn rộng để tạo chỗ cho thai nhi. Các cơ và dây chằng bị kéo căng gây đau nhức và chuột rút. Một số trường hợp tử cung không nằm đúng khớp với xương chậu. Khi tử cung mở rộng chèn ép các dây thần kinh và mạch máu cũng sẽ dễ dẫn đến chuột rút.
Chế độ ăn của ngưởi mẹ thiếu dưỡng chất và vitamin, dẫn đến có thể gây rối loạn điện giải và căng cơ. Làm tăng nguy cơ chuột rút ở mẹ bầu. sàng lọc trước sinh khi nào tốt nhất ?

Phù

Phù có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng nhiều nhất vẫn là 3 tháng cuối. Do trọng lượng thai nhi ngày càng to, chiếm một thể tích lớn trong khoang bụng người mẹ, tạo sức ép lớn lên tĩnh mạch dưới khiến máu khó lưu thông, gây phù nề.
Phù cũng là một trong những lưu ý trong 3 tháng cuối thai kỳ; nó là gợi ý để bác sĩ chú ý và đề phòng bệnh lý tiền sản giật cho người mẹ.

Cơn gò sinh lý (Braxton-Hicks)

còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả. Người mẹ thường cảm nhận được rõ nhất trong những tuần thai cuối của quá trình mang thai. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ

2. Mẹ bầu nên làm gì với sự thay đổi sinh lý của cơ thể trong 3 tháng cuối

– Không làm việc gắng sức và cố gắng tập hít sâu thở đều để cung cấp được oxy cho cả mẹ và con.
– Mẹ bầu nên ăn từng ít một, chia làm nhiều bữa. Và bổ sung thêm vitamin, chất xơ để tránh tình trạng ợ nóng hay táo bón.
– Nên đi tiểu ngay mỗi khi mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu. Để tránh nguy cơ viêm đường tiết niệu.
– Thường xuyên bổ sung các thực phẩm cân đối; đa dạng. Hạn chế ăn mặn và ngâm chân massage chân hàng ngày, để giảm tình trạng chuột rút cũng như tình trạng phù.
– Khi bị đau lưng, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh. Không nâng hay bê vác vật nặng từ dưới đất. Khi ra ngoài chú ý đi giày đế thấp để tránh dồn trọng lượng cơ thể.
– Mẹ bầu cần phân biệt cơn co sinh lý và cơn co chuyển dạ để tránh sự lo lắng không cần thiết. Nếu như có những cơn co gây đau cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối này thì cần đi khám để được bác sĩ theo dõi và hướng dẫn.
Đọc thêm: Đo độ mờ da gáy và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh uy tín !    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét