Viêm mũi thai kỳ thực sự là cơn ác mộng của nhiều mẹ bầu. Vậy viêm mũi thai kỳ do đâu mà có? Làm thế nào để giải quyết căn bệnh này? Bài viết này cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis cùng các bà bầu giải đáp các thắc mắc trên.
Viêm mũi dị ứng khi mang thai và những điều cần biết
Viêm mũi thai kỳ – viêm mũi dị ứng khi mang thai là gì?
Bệnh viêm mũi thai kỳ được định nghĩa là tình trạng nghẹt mũi hoặc sung huyết niêm mạc mũi. Xảy ra tối thiểu 6 tuần trong thời kỳ mang thai. Không phát hiện được bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào của đường hô hấp hoặc các nguyên nhân gây dị ứng. Các triệu chứng này mất đi hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh đẻ.
Là bệnh tương tự như viêm mũi dị ứng và khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Có khoảng 20-30% phụ nữ mang thai đều mắc bệnh này. Bệnh thường xuất hiện từ tháng thứ 2 của thai kỳ.
Viêm mũi thai kỳ do đâu mà có?
Cơ chế dẫn đến tình trạng viêm mũi thai kỳ chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đang nghiêng về thuyết liên quan đến sự thay đổi hormon. Nồng độ estrogen thời kỳ mang thai được cho là có liên quan đến tình trạng viêm mũi này. Mặc dù chưa có nhiều bằng chứng cụ thể cho vấn đề này.
Tiến sĩ Nina Mehta và nhiều nhà y học cùng cho rằng việc estrogen tăng lên trong quá trình mang thai đã làm tăng phản ứng cholinergic – phản ứng dị ứng. Kết quả là tạo ra kích thích tác động lên các tuyến tiết dịch nhờn ở chân lông mũi đồng thời làm xung huyết niêm mạc mũi dẫn đến sản xuất chất nhày dư thừa gây ra triệu chứng nghẹt mũi.
Triệu chứng thường gặp của chứng viêm mũi thai kỳ thường là:
- Tắc mũi
- Nghẹt mũi liên tục
- Chảy nước mũi lỏng nhớt
- Có thể có ngứa mũi và hắt hơi.
- Thở bằng miệng vào ban đêm dẫn đến ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ.
Làm thế nào để nhận biết viêm mũi thai kỳ
Bạn nên nhớ lại rằng viêm mũi thai kỳ là bệnh lý xuất hiện vào thời kỳ mang thai và sẽ mất đi hoàn toàn khi đứa con thân yêu của bạn chào đời. Nhưng viêm mũi thai kỳ lại có biểu hiện khá giống với viêm mũi dị ứng thông thường. Đôi khi khá giống các bệnh lý khác như cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang…. Vậy làm thế nào để nhận biết đâu là viêm mũi thai kỳ thực sự ???
Nếu như ngoài triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi và hắt hơi bạn có kèm theo các triệu chứng khác như đau họng, đau nhức cơ thể, bị sưng các tuyến mang tai, sưng hạch, hoặc sốt nhẹ thì đó là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng thực sự hoặc cảm lạnh, cảm cúm.
Trường hợp đau nhức các hốc xoang, nhức đầu, sốt, dịch mũi màu vàng xanh, đau nhức ổ mắt, triệu chứng tăng nặng khi bạn cúi xuống phía trước thì có lẽ tình trạng viêm xoang của bạn đang tiến triển nặng.
Nếu trước khi mang thai bạn đã có tiền sử viêm mũi dị ứng thì thai kỳ chính là thời điểm bệnh tình của bạn khởi phát đợt mới. Và thật khó để kiểm soát được các triệu chứng này.
Viêm mũi thai kỳ có nguy hiểm không và có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Hẳn là trong thời gian mang thai, bất kể hiện tượng bất thường nào xảy ra cũng luôn khiến cho các mẹ bầu đặt câu hỏi đầu tiên rằng: “chúng có ảnh hưởng gì đến sinh linh bé nhỏ đang lớn lên trong mình không?”
Thật may mắn khi viêm mũi thai kỳ không ảnh hưởng trực tiếp và tức thì lên thai nhi. Tuy nhiên nếu không kiểm soát tốt sẽ khiến chất lượng giấc ngủ của mẹ giảm sút gây căng thẳng, mệt mỏi. Nặng hơn có thể gây viêm mũi mạn tính, viêm xoang, viêm họng cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó việc giấc ngủ bị gián đoạn do nghẹt mũi khiến giảm lượng cung cấp oxy cho thai nhi làm tăng nguy cơ tăng huyết ấp thai kỳ, tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén, thai nhi chậm phát triển.
Đặc biệt với những phụ nữ có các bệnh lý hô hấp trước khi mang thai như hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…thì khi mang thai các triệu chứng này sẽ diễn ra rầm rộ hơn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tình cảm của thai phụ.
Làm gì khi bị viêm mũi thai kỳ
Phụ nữ mang thai luôn là đối tượng chống chỉ định trong hầu hết các phương pháp chữa bệnh. Nhưng cũng không vì thế mà bỏ qua việc điều trị đối với các bệnh lý trong gian đoạn mang thai.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội thông tin dược phẩm London thì việc áp dụng các phương pháp và chế phẩm điều trị tại chỗ sẽ đem lại hiệu quả cũng như giảm nguy cơ ảnh hương đến thai nhi đối với bệnh lý viêm mũi thai kỳ. Cần hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn phương pháp điều trị đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.
Dưới đây là một vài cách điều trị viêm mũi thai kỳ tương đối an toàn
- Rửa mũi đúng cách, vệ sinh mũi thường xuyên
- Xông mũi bằng thuốc hoặc tinh dầu trị liệu.
- Xịt thuốc hoặc khí dung thuốc.
- Nằm ngủ gối cao đầu.
Một số thuốc được dùng cho phụ nữ mang thai bị viêm mũi:
- Natri cromolyn xịt mũi: là sản phẩm có tính an toàn tương đối cao được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ FDA xếp loại an toàn độ B.
- Thuốc kháng Histamine: Loratadine hoặc cetirizin là các thuốc kháng Histamine được khuyên dùng.
- Các thuốc dùng cho phụ nữ đều phải lựa chọn ở liều thấp nhất và thời gian ngắn nhất. Có như vậy mới phần nào tránh được các tác hại nhất định cho cả mẹ và bé.
Lời khuyên dành cho các mẹ bầu bị viêm mũi thai kỳ:
- Bạn tham khảo ý kiến các bác sỹ chuyên khoa Sản – phụ trước khi đưa ra quyết định điều trị.
- An toàn của mẹ và bé luôn cần phải đặt lên hàng đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét