Sốt xuất huyết Dengue (SXH) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh diễn biến nhanh và dễ thành dịch. Ai cũng có thể mắc SXH Dengue. Bệnh có thể gây nguy hiểm cho người mắc nhất là đối tượng phụ nữ mang thai. Làm gì khi bị sốt xuất huyết khi mang thai cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé các mẹ ???
Bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai nguy hiểm thế nào
1. Phát hiện sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai
Khi mang thai thì phụ nữ mang thai thường có tình trạng loãng máu. Do vậy để chẩn đoán phụ nữ mang thai mắc SXH khó khăn hơn người bình thường bởi khi xét nghiệm máu khó phát hiện tình trạng cô đặc máu. Tuy vậy vẫn có thể dựa vào một số triệu chứng sau:
- Vừa di chuyển qua vùng có dịch lưu hành.
- Sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt.
- Buồn nôn, nôn, đau vùng gan, vùng thượng vị, tiêu chảy
- Đau họng, viêm long xuất tiết đường hô hấp (ho đờm, chảy nước mũi, hắt hơi…)
- Đau mỏi xương khớp.
- Xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam…
- Một số biểu hiện khác như: Thai máy ít, ra máu âm đạo, đau bụng cơn, bụng co cứng liên tục
Tất cả các triệu chứng trên hoàn toàn có thể khiến thai phụ nhầm tưởng bản thân bị các bệnh khác như cúm, cảm nắng…
2. Sốt xuất huyết Dengue có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Câu trả lời là CÓ. Bạn cần bằng chứng đúng không?
Một nghiên cứu cách đây 20 năm về được thực hiện bởi Viện Nhiệt đới Colombia năm 1998.
Trong số 22 trẻ được sinh ra từ bà mẹ bị SXH Dengue thời kỳ mang thai có 3 trẻ sinh non, 3 trẻ dị tật và 4 trẻ nhẹ cân, sự phát triển tâm lý trẻ hoàn toàn bình thường. Trong các số liệu này chỉ có số lượng trẻ nhẹ cân là có ý nghĩa thông kê.
Nghiên cứu này kết luận bà bầu bị SXH Dengue thời kỳ mang thai có tần suất sinh non cao hơn và trẻ sinh ra nhẹ cân. Đề xuất nghiên cứu rộng hơn để có kết quả chính xác cao.
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của sốt xuất huyết thời kỳ mang thai đến những bất lợi sức khỏe đối với mẹ, thai nhi, trẻ sơ sinh ở Rio Branco – Acre State – Brazil 2007 – 2012”
Nghiên cứu được đăng trên Thư viện y khoa Quốc gia Hoa Kỳ – Pubmed 12/6/2017. Do Đại học liên bang Acre và Quỹ Oswaldo Cruz ban thư ký sức khỏe TP Rio Branco thực hiện.
Nghiên cứu khẳng định: nhiễm virus Dengue trong thời kỳ mang thai làm gia tăng nguy cơ biến chứng bao gồm cả tử vong ở mẹ bầu, thai nhi và trẻ sơ sinh.
Báo cáo điều tra về những nguy hiểm có thể gặp phải trong nhiễm trùng virus Dengue thời kỳ mang thai
Do Khoa Sản phụ khoa ĐH Khoa học Y khoa và Bệnh viện Guru Tegh Bahadur – New Delhi Ấn Độ thực hiện được đăng tải trên Pubmed 16/3/2016.
16 thai phụ bị SXH trong báo cáo này có 3 thai phụ bị sốc SXH. Biến chứng sản khoa phổ biến nhất là 43% trường hợp bị thiểu ối. Biểu hiện chảy máu xảy ra ở 7 thai phụ và có 3/7 ca tử vong. Biến chứng chu sinh có 3 ca sảy thai và 1 ca tử vong sơ sinh. Báo cáo này kết luận SXH liên quan đến tỷ lệ tử vong cao cả ở thai phụ, thai nhi và trẻ sơ sinh. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu chính xác nhất ?
Đề xuất các trường hợp thai phụ bị SXH nên được phát hiện sớm và nhập viện theo dõi điều trị.
Một nghiên cứu tổng quan
Thu thập thông tin từ các bài báo cáo, nghiên cứu trên các trang y tế uy tín nhất thế giới như Medline, Embase, Gobal Health Library – Thư viện sức khỏe toàn cầu của WHO, Scopus – Cơ sở dữ liệu chứa 57 triệu bản dữ liệu về các chuyên ngành trong đó có y tế được đăng trước ngày 1/8/2015.
Nghiên cứu này tập trung vào nhóm phụ nữ mang thai bị SXH Dengue.
Bài nghiên cứu tổng quan này cho khẳng định “có bằng chứng cho thấy SXH Dengue thời kỳ mang thai có liên quan đến những kết cục bất lợi cho thai nhi vì vậy việc được chẩn đoán và theo dõi điều trị ở phụ nữ mang thai bị SXH Dengue là vô cùng quan trọng”
Trên đây là một vài trong hàng trăm nghiên cứu trên thế giới. Tất cả đều cho thấy sự nguy hiểm của SXH lên phụ nữ mang thai, thai nhi và trẻ sơ sinh:
- Sảy thai, rau bong non
- Sinh non
- Thiểu ối
- Trẻ sơ sinh nhẹ cân
- Băng huyết sau sinh
- Tử vong
3. Điều trị sốt xuất huyết Dengue ở phụ nữ mang thai
Cũng giống như với các đối tượng bị sốt xuất huyết khác. Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết Dengue cho phụ nữ mang thai. Vì vậy
Tất cả các phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết hoặc nghi ngờ bị SXH đều phải đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, theo dõi và điều trị
Tuyệt đối không tự ý uống thuốc, truyền dịch tại nhà.
Bổ sung dịch bằng đường uống như nước trái cây, nước cơm, nước gạo rang, nước oresol theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Đừng quên kết hợp chườm ấm để hạ sốt.
4. Phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai
Hiện tại chưa có vắc xin sốt xuất huyết được sử dụng tại Việt Nam. Do vậy phương pháp dự phòng tốt nhất vẫn là:
Hạn chế di chuyển qua vùng có dịch lưu hành
Dùng dầu thơm, tinh dầu xoa ngoài da để tránh sự phát hiện của muỗi Aedes aegypti
Ngủ màn, mặc quần áo dài.
Kết hợp với các biện pháp phòng sốt xuất huyết chung khác.
Đọc thêm: Bảng giá xét nghiệm sàng lọc trước sinh tại gentis
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét