Thứ Năm, 17 tháng 9, 2020

Bầu nên hay không nên dùng thuốc chống nôn lúc đang thai nghén

 Có tới 90% trường hợp phụ nữ mang thai bị nôn hoặc buồn nôn trong những tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, có khoảng 50% phụ nữ sẽ giảm dần những triệu chứng này vào tuần thai thứ 14, , tuy vậy vẫn còn khoảng 10% phụ nữ vẫn sẽ tiếp tục bị nôn hoặc buồn nôn khi thai đã 20 tuần, thậm chí số rất ít trong đó còn nôn đến tận ngày sinh.

Tình trạng này kéo dài khiến các mẹ không thể ăn uống gì được và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Vậy có nên sử dụng thuốc chống nôn khi thai nghén hay không? Bài viết dưới đây sàng lọc trước sinh Gentis sẽ giải đáp các thắc mắc của mẹ và đưa ra một số giải pháp giúp mẹ hạn chế tình trạng ốm nghén này.

Mẹ bầu nên hay không nên dùng thuốc chống nôn khi nghén

Hội chứng ốm nghén khi mang thai là gì?

 Ốm nghén là hiện tượng sinh lý khiến mẹ bầu luôn cảm thấy buồn nôn, khó chịu theo kèm là những trận nôn mửa. Thông thường các triệu chứng nôn và buồn nôn hay xảy ra vào khoảng thời gian buổi sáng sớm, vậy nên còn được gọi là bệnh buổi sáng. 

Ốm nghén là tình trạng phổ biến nhất ở thai kỳ

Ốm nghén xảy ra khi nào?

Theo thống kê thì có tới gần 90% phụ nữ sẽ gặp hiện tượng ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Cụ thể, ốm nghén sẽ xuất hiện vào khoảng tuần thứ 5-6 của thai kỳ và sẽ giảm dần vào khoảng tuần thứ 12-14 của thai kỳ.
Trong một số trường hợp không may nếu bị ốm nghén nặng thì các mẹ bầu sẽ phải chịu đựng cảm giác khó chịu này đến tận ngày sinh.

Nguyên nhân ốm nghén khi mang thai

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ốm nghén ở phụ nữ mang thai là do sự thay đổi của nội tiết tố bên trong cơ thể. Các hormone tuyến sinh dục được sản xuất với số lượng lớn gấp đôi trong vòng 48-72 giờ . Đặc biệt, dấu hiệu gia tăng sẽ diễn ra nhanh chóng trong suốt thai kỳ.

Triệu chứng và dấu hiệu của ốm nghén

Tùy vào mức độ của tình trạng ốm nghén mà sản phụ sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu giống và khác nhau.

Ốm nghén mức độ nhẹ

Trong trường hợp này, cảm giác buồn nôn và nôn sẽ thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi ăn hoặc cả khi dạ dày trống rỗng. Thường triệu chứng ốm nghén sẽ làm ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống thường ngày của mẹ bầu và thậm chí mẹ cảm thấy nhạy cảm quá mức với mùi cùng vị của thức ăn. Tuy nhiên nếu ở mức độ nhẹ thì mẹ bầu vẫn có thể ăn uống được một số thứ và khi xuất hiện hiện tượng nôn thì vẫn giữ được lượng thức ăn trong cơ thể. Thực hiện đo độ mờ da gáy vào tuần bao nhiêu của thai kì ?

Ốm nghén mức độ nặng

Ốm nghén mức độ nặng hay nôn nghén là một dạng nặng hơn của buồn nôn và nôn thông thường và chỉ xảy ra ở khoảng 1% phụ nữ, có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Đối với mẹ bầu mắc chứng nôn nghén thì thường có các triệu chứng sau:
– Cảm giác buồn nôn kéo dài và xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào
– Nôn liên tục trong ngày, thức ăn trong dạ dày bị tống hết ra bên ngoài
– Giảm cân trong thai kỳ
– Không ăn được gì
– Cơ thể mất nước
– Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt

Ốm nghén nặng có thể kéo dài trong suốt thai kỳ

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nếu sản phụ chỉ buồn nôn và nôn ở mức độ nhẹ thì sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe của bản thân và thai nhi. Tuy nhiên tình trạng này sẽ khiến cơ thể bị mất nước và có thể khó tăng cân khiến cân nặng của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng. Thậm chí mất quá nhiều nước sẽ dẫn đến những nguy cơ rối loạn tuyến giáp, gan hay nước ối.
Còn trong trường hợp nôn nghén nặng kéo dài khiến người mẹ không thể ăn uống được bất cứ thứ gì làm cho cơ thể không được bổ sung dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Nguy hiểm hơn, mẹ bầu có thể phải nhập viện điều trị.

Những bà bầu nào dễ nôn nghén?

Như đã nhận định ở trên, tình trạng nôn nghén thường xảy ra ở khoảng 1% phụ nữ và nằm trong các nhóm nguy cơ sau:
– Tiền sử đã từng mắc hội chứng nôn nghén ở những lần mang thai trước
– Phụ nữ mang thai đôi 
– Phụ nữ béo phì, thừa cân
– Mang thai lần đầu

Phương pháp giảm nôn nghén khi mang thai không dùng thuốc

Trước khi phải bắt buộc sử dụng thuốc để điều trị thì các mẹ bầu có thể tham khảo một số phương pháp giúp giảm ốm nghén an toàn.

Gừng

Gừng có tác dụng làm giảm co thắt dạ dày và gia tăng nhu động ruột giúp làm giảm các triệu chứng nôn, buồn nôn. Các chuyên gia đánh giá 1,000mg bột gừng tương đương với 10mg metoclopramid có tác dụng chống nôn hiệu quả và gừng không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay ảnh hưởng gì đối với sức khỏe của mẹ vả bé.

Sử dụng gừng có thể làm giảm các triệu chứng ốm nghén

Bổ sung vitamin đầy đủ trước sinh

Trong giai đoạn ốm nghén, các mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc bổ vitamin tổng hợp có chứa vitamin B hay axit folic để giúp giảm nghén khi mang thai. Ngoài ra, những vitamin này còn hỗ trợ cung cấp chất dinh dưỡng cùng với chế độ ăn uống khoa học để nâng cao thêm sức khỏe cho sản phụ và thai nhi.

Súc miệng thường xuyên nếu miệng nhiều nước bọt

Hãy hạn chế nuốt nhiều nước bọt quá nhiều vì có thể làm gia tăng thêm các triệu chứng nôn nghén cho mẹ bầu. Thay vì nuốt thì hãy nhổ nước bọt và tăng cường súc miệng thường xuyên để làm giảm các triệu chứng ốm nghén.

Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Việc ốm nghén có thể khiến sản phụ cảm thấy chán ăn và không còn khẩu vị, chính vì thế thay vì ăn một bữa no với lượng thức ăn lớn dễ gây buồn nôn và nôn thì nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mỗi ngày, sản phụ có thể chia thành 5 đến 6 bữa ăn nhỏ để giúp dạ dày dễ chịu và bụng không bị rỗng.

Uống nhiều nước

Dù bạn có ốm nghén hay không thì việc uống đủ nước cũng rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tình trạng nôn nghén kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu nước trầm trọng, vậy nên việc cần làm là bổ sung đủ nước, hạn chế tối đa khả năng thiếu nước.
Ngoài ra, sản phụ có thể uống nữa giữa các bữa ăn để chống lại cảm giác buồn nôn và nôn hiệu quả hơn.

Sử dụng thực phẩm giàu protein và tránh thức ăn cay nóng

Ngoài bổ sung các loại vitamin tổng hợp thì những thức ăn có chứa nhiều protein cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc làm giảm nghén ở các bà bầu. Bên cạnh đó, bà bầu cũng tránh ăn các thức ăn cay nóng hay nhiều dầu mỡ vì có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày, càng làm tăng tình trạng nôn nghén.

Bà bầu ốm nghén cần đi gặp bác sĩ khi nào?

Nếu việc ốm nghén diễn biến ngày một nghiêm trọng và xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì sản phụ cần đến gặp bác sĩ để nhận tư vấn và hướng điều trị tốt nhất

  • Sút cân nhiều và trong thời gian ngắn
  • Suy nhược cơ thể
  • Nôn nghén kéo dài và ngày càng nặng hơn
  • Nôn nghén đi kèm là bụng phát triển quá nhanh so với thực tế tuổi thai
  • Tiểu ít hoặc nước tiểu có màu đỏ sẫm khác lạ
  • Chóng mặt và ngất xỉu

Phương pháp giảm nôn nghén có sử dụng thuốc

Sau khi đã điều chỉnh chế độ sinh hoạt kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi mà vẫn không thấy có hiệu quả thì lúc này sản phụ sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc.
Trước khi tiến hành dùng thuốc để giảm triệu chứng nôn và buồn nôn, sản phụ cần gặp bác sĩ để chắc chắn loại trừ những nguyên nhân có thể gây ra những triệu chứng trên như viêm da dày, tụy,…
Nếu trường hợp ốm nghén kéo dài hãy đi gặp bác sĩ để xin tư vấn loại thuốc dùng phù hợp

  • Vitamin B6: Đây là loại thuốc thường được chỉ định dành cho những phụ nữ có thai bị nôn và buồn nôn vì không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi. Liều lượng sử dụng Vitamin B6 vào khoảng 15mg mỗi ngày, tương đương với 3 lần/ngày, mỗi lần là 5mg.

Nhóm thuốc kháng histamin: không nên dùng diphenylhydramin cho mẹ bầu vào giai đoạn cuối của thai kỳ, cụ thể ở 3 tháng trước khi sinh. Bên cạnh đó, sản phụ có thể dùng kháng histamin khác như meclizin.

  • Thuốc chống nôn domperidon: tác dụng chính giúp kích thích nhu động ruột của ống tiêu hoá làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, tăng độ giãn của cơ thắt môn vị sau bữa ăn do đó chống được nôn, buồn nôn (do tính kháng dopamin của thuốc). Thuốc không gây ra dị tật thai nhi nhưng chưa có đủ bằng chứng chắc chắn nên các bác sĩ sẽ hạn chế kê đơn thuốc này cho phụ nữ có thai.
  • Thuốc chống nôn metoclopramid: làm tăng nhu động của hang vị, tá tràng, hỗng tràng, giãn phần trên dạ dày, làm cho dạ dày rỗng nhanh nên giảm được sự trào ngược từ dạ dày, tá tràng lên thực quản, nhờ thế mà chống được nôn (do tính kháng dopamin của thuốc). Thuốc có thể truyền qua nhau thai khi thai đủ tháng và dù chưa có bằng chứng về tính an toàn cho thai nhi, vì thế loại thuốc này cũng hạn chế được kê cho phụ nữ có thai.
  • Pyridoxine (vitamin B6, không phân loại): ưu tiên sử dụng và sử dụng kết hợp với các thuốc chống nôn khác.
  • Bổ sung Thiamine: trong trường hợp thai phụ bị nôn kéo dài thì có thể có nguy cơ thiếu hụt thiamine vậy nên bổ sung thiamine với điều lượng 100mg mỗi ngày hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Prochlorperazine: có thể sử dụng ở giai đoạn đầu của thai kỳ, tuy nhiên tuyệt đối không nên dùng vào giai đoạn cuối vì có thể gây nên các rối loạn thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Corticosteriod: được chỉ định ở những sản phụ buồn nôn và nôn khó chữa, tuy nhiên không nên sử dụng trong thời gian dài và tránh dùng trong khoảng 10 tuần đầu vì có thể gây ra biến chứng hở hàm ếch cho trẻ.

Hi vọng với bài viết trên sẽ giúp cho các mẹ bầu có thêm nhiều thông tin hữu ích để vượt qua thời kỳ ốm nghén một cách thật khỏe mạnh. Chúc các mẹ bầu có thời kỳ dưỡng thai thật an toàn. Cần tư vấn về các loại xét nghiệm khi mang thai, xét nghiệm double test, xét nghiệm triple test.....vui lòng liên hệ 18002010.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét