Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Mẹo ngăn ngừa bệnh trĩ cho mẹ bầu

 Bệnh trĩ đem đến cho phụ nữ mang thai nhiều đau đớn, khó chịu không chỉ trong thai kỳ mà nó còn có thể kéo dài và ảnh hưởng đến giai đoạn sau sinh. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phòng tránh ngay từ khi chưa xuất hiện bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình. Cùng dịch vụ sàng lọc trước sinh Gentis tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau nhé !

Bí quyết phòng ngừa bệnh trĩ cho bà bầu

Bệnh trĩ ở bà bầu là gì?

Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Đây là một bệnh lý thường gặp ở bà bầu, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng, gây áp lực lên tĩnh mạch. 
Với bà bầu, bệnh trĩ có thể gây đau, ngứa hoặc chảy máu hậu môn khi đi đại tiện. Bệnh lý này khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày của mẹ. Nhưng cũng thật may mắn là bệnh lý này không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như nhiều mẹ bầu vẫn lo lắng.

Nguyên nhân khiến bà bầu dễ mắc trĩ trong thai kỳ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trĩ. Chúng ta hãy cùng điểm mặt một vài nguyên nhân phổ biến thường gặp ở hầu hết các bà bầu nhé. 
Nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu dễ bị trĩ là do khi mang thai, tử cung giãn nở rộng, gây áp lực lên các tĩnh mạch ở khung chậu và cả những tĩnh mạch chi dưới. Điều này cản trở và làm chậm sự lưu thông máu phần nửa dưới cơ thể., tăng áp lực ổ bụng và gây ra bệnh trĩ ở bà bầu.
Ngoài ra, khi mang bầu, nồng độ hormone progesterone tăng cao cũng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh trĩ vì sự gia tăng này làm giãn các thành mạch và khiến chúng dễ bị sưng hơn.

Bệnh trĩ khiến mẹ bầu đau đớn, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày
Bên cạnh đó, táo bón cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị trĩ. Đây là tình trạng rất thường gặp ở hầu hết các bà bầu. Táo bón làm tăng áp lực ổ bụng sẽ gây nên bệnh trĩ hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn đối với thai phụ đang mắc trĩ.
Một số thai phụ còn có thể gặp phải tình trạng trĩ có huyết khối. Tình trạng này là sự hình thành các cục máu đông trong búi trĩ, khiến thai phụ đau đớn và khó vận động hơn bình thường.

Biểu hiện của bệnh trĩ khi mang thai

Có 2 loại trị mà bà bầu thường gặp là trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu là trĩ nội thì mẹ sẽ không phát hiện ra cho đến khi xuất hiện máu trên giấy vệ sinh. Còn trĩ ngoại sẽ tạo cảm giác như có một vật phình to ra khỏi hậu môn.
Khi bị bệnh trĩ, mẹ bầu sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như:

  • Táo bón: Tình trạng này rất thường gặp ở phụ nữ mang thai dù có bị trĩ hay không. Bệnh trĩ có thể khiến mẹ bầu bị táo bón, sau đó là chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, phân có thể không có máu hoặc phân đen.
  • Đau: Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng nên nó sẽ gây cảm giác đau cho thai phụ, nhất là khi đi đại tiện hoặc ấn vào búi trĩ. Một số trường hớp khác còn cảm thấy đau nhói quanh búi trĩ sau khi quan hệ tình dục.
  • Thiếu máu: Nếu bệnh trĩ lâu ngày không được điều trị sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
  • Ngộ độc: Trĩ gây táo bón, khiến việc đại tiện của mẹ bầu không thông suốt. Chất thải bên trong cơ thể vì thế mà bị giữ lại lâu hơn trong ruột. Lâu ngày, chúng sẽ chuyển hóa thành chất độc hại gây ngộ độc.

Bệnh trĩ trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Trĩ là bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ mang thai nên câu hỏi bệnh trĩ trong thai kỳ có nguy hiểm hơn là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh trĩ thai kỳ ảnh hưởng như nào đến thai phụ

Bệnh trĩ tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng mẹ cũng tuyệt đối không được chủ quan. 
Khi bị trĩ, mẹ bầu sẽ bị táo bón. Phân chứa nhiều chất độc và không được thải ta ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược lại vào cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. 
Ngoài ra, quá trình rặn đẻ sẽ khiến bệnh trĩ thêm trầm trọng hơn khiến sản phụ đau đớn ngay cả khi sinh và quãng thời gian sau đó. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày của mẹ.

Khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi và là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Mẹ bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không?

Bà bầu bị trĩ sẽ trải qua quá trình rặn đẻ đau đớn và khó khăn hơn so với những thai phụ khác. Tuy nhiên, không phải ai bị trĩ cũng không sinh thường được mà việc sinh thường hay sinh mổ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Với mẹ bầu bị trĩ nhẹ, mẹ có thể sinh thường. Tuy nhiên, cần biết rằng, việc sinh thường sẽ khiến mẹ đau đớn hơn và nó còn kéo dài đến cả sau khi sinh. Nguyên nhân là do khi rặn đẻ, búi trĩ sẽ thò ra dài hơn và vùng trĩ cũng bị tổn thương nặng hơn.
Với mẹ bầu bị trĩ nặng, khi các bũi trĩ thò ra ngoài, táo bón, kèm theo tình trạng chả máu, ngứa hậu môn thì cách tốt nhất với mẹ là đẻ mổ. 

Phương pháp điều trị bệnh trĩ khi mang bầu

Bệnh trĩ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của mẹ bầu. Khi phát hiện bị trĩ, mẹ cần tìm phương pháp chữa trị ngay để tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Hãy áp dụng một số biện pháp dưới đây để chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.

  • Sử dụng túi đá lạnh để chườm vào vùng trĩ để giảm đau và sưng. Mẹ có thể chườm nhiều lần trong ngày
  • Ngâm khu vực trực tràng, hậu môn trong nước ấm, ngâm nhiều lần trong ngày
  • Có thể sử dụng thuốc bôi trơn hậu môn để việc đi đại tiện nhẹ nhàng hơn
  • Sử dụng giấy vệ sinh mềm, hoặc dùng khăn nhúng nước ấm lau nhẹ nhàng sau mỗi lần đi vệ sinh. Lưu ý nên giữ khu vực hậu môn luôn khô thoáng vì tình trạng ẩm ướt có thể gây kích ứng khu vực này
  • Hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp chữa trị hiệu quả và an toàn nhất cho mẹ bầu

Cách phòng ngừa bệnh trĩ dành cho bà bầu

Việc phòng ngừa bệnh trĩ rất quan trọng vì nó giúp mang đến cho mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh, nhẹ nhàng. Hãy áp dụng ngay các biện pháp dưới đây để bệnh trĩ không ghé thăm mẹ nhé:

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ
  • Uống nhiều nước
  • Không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy


Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế trĩ

10 thực phẩm tốt cho bà bầu bị trĩ

Việc ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ. Mẹ bầu hãy bổ sung thêm những thực phẩm dưới đây vào bữa ăn hằng ngày vì nó rất tốt đối với những người bị trĩ.

Khoai lang

Khoai lang thật sự rất tốt cho hệ tiêu hóa vì chứa nhiều chất xơ. Nó giúp nhuận tràng, làm mềm phân, giúp cho việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn, hạn chế tối đa tình trạng táo bón vô cùng khó chịu ở bà bầu. Đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu của thai kì ?

Bí đỏ

Bí đỏ không chỉ chứa nhiều vitamin, sắt, kẽm giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể mà hàm lượng chất xơ trong bí đỏ rất cao nên sẽ giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngăn ngừa tình trạng táo bón và trĩ.

Đu đủ chín

Đu đủ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nên mẹ bầu cần ăn nhiều đu đủ chín để kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón và giảm thiểu bệnh trĩ rất hiệu quả.

Táo

Táo chứa nhiều chất xơ hòa tan pectin giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và bài tiết thuận lợi hơn. Mẹ bầu nên ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày để cải thiện bệnh trĩ.

Cà rốt

Cà rốt khong chỉ chứa nhiều beta carotin, vitamin B1, B2, C, protein mà còn chứa hàm lượng lớn chất xơ. Chính vì thế nó có tác dụng giúp điều hòa ruột, nhuận tràng. Mẹ bầu chỉ cần ăn cháo cà rốt một lần mỗi ngày trong khoảng 5 ngày liên tục hoặc uống nước ép cà rốt thì tình trạng trĩ sẽ được cải thiện đáng kể.

Chuối

Trong chuối chín chứa nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể. Ngoài ra nó còn có hàm lượng lớn chất xơ hòa tan pectin rất tốt cho mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, trĩ. Chỉ cần ăn 2 – 3 quả chuối chín mỗi ngày, mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn nhiều sau mỗi lần đi đại tiện.

Một quả lê nhỏ có tới 4,3g chất xơ. Đây là loại quả mẹ không nên bỏ qua nếu đang bị trĩ khi mang thai. Nó giúp giảm thiểu tình trạng bệnh cũng như hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Rau diếp cá

Theo Đông y, rau diếp cá có tác dụng chữa trĩ, đinh nhọt, sởi… Mẹ có thể ăn nó như một loại rau sống hoặc giã lấy nước uống hằng ngày nếu đang khổ sở vì bệnh trĩ.

Dưa bắp cải

Một bát dưa bắp cải nhỏ có đến 3g chất xơ. Do đó, ăn dưa bắp cải sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, giảm thiểu tình trạng khó chịu của bệnh trĩ cho bà bầu.

Các loại đỗ

Các loại đỗ được xếp vị trí hàng đầu trong danh sách những thực phẩm giàu chất xơ. Một nửa bát đỗ nhỏ chứa tới 9,5g chất xơ hòa tan tự nhiên, rất tốt cho bà bầu bị trĩ.
Nếu mẹ đang khổ sở vì những triệu chứng của bệnh trĩ, hãy tham khảo bài viết trên đây để giảm thiểu sự khó chịu cũng như biết cách chữa trị hiệu quả bệnh lý thường gặp này ở bà bầu.

ĐỌc thêm: xét nghiệm double test là gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét