Bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con cái luôn khoẻ mạnh ngay từ khi chào đời. Mong muốn này hoàn toàn hợp lý và y học hiện đại có thể giúp bạn đảm bảo điều đó ngay từ bước chuẩn bị mang thai. Bài viết này tổng hợp các xét nghiệm kiểm tra sức khoẻ phổ biến hiện nay mà mẹ bầu nên biết trong suốt 3 giai đoạn quan trọng của việc làm mẹ: trước, trong và sau mang thai.
Các bước kiểm tra sức khỏe khi mang thai để con khỏe mạnh
Xét nghiệm trước khi mang thai
Trước khi bàn về kế hoạch sinh sản, bạn cần trước hết thảo luận với bác sĩ của bạn về tiền sử bệnh của gia đình cũng như bạn đời của bạn, tiền sử bệnh của chính bạn, những loại thuốc nào bạn đang sử dụng và lối sống hiện tại của bạn như thế nào. Điều này có thể giúp bác sĩ của bạn đánh giá những loại xét nghiệm nào bạn nên thực hiện.
Một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống và tập luyện, là thật sự quan trọng trong quá trình mang thai. Nếu bạn bị thừa cân, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống và thường xuyên tập thể dục, bởi vì chỉ cần giảm một lượng nhỏ khối lượng cũng ảnh hưởng tích cực đến sự thụ tinh và giúp bạn khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai. Cuối cùng, có một thói quen ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực ảnh hưởng hơn cả số cân thực sự của bạn. Ngoài ra, trước khi mang thai, bạn cũng nên ngừng uống rượu, uống thuốc kích thích và hút thuốc.
Xét nghiệm di truyền
Tuổi của bạn, tiền sử gia đình và chủng tộc cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ của em bé bị mang các bệnh di truyền khi mới sinh ra, một vài trong số chúng có thể làm giảm đáng kể chất lượng và thời gian sống của đứa trẻ.
Nguy cơ mắc bệnh di truyền khi bố mẹ mang gen lặn của bệnh
Một vài bệnh di truyền khá phổ biến ở một số dân tộc. ví dụ như các bệnh thiếu máu thường khác phổ biến ở những người châu Phi, địa trung hải và châu Á. Trong khi đó, bệnh xơ nang lại phổ biến cho những người da trắng.
Mặc dù thông thường các bác sĩ của bạn có thể đề xuất bạn làm các xét nghiệm di truyền cho một số bệnh sau khi bạn đã mang thai, các tiến bộ khoa học hiện nay đã cung cấp những xét nghiệm mà có thể giúp bạn xác định bạn có phải là người mang gen lặn, là người không bị ảnh hưởng bởi bệnh do những bệnh này di truyền theo thể lặn. Nếu cả cha và mẹ đều là người mang đột biến gen thể lặn cho bệnh này, có 25% đứa trẻ sinh ra sẽ bị mắc bệnh.
Những xét nghiệm khi mang thai nên thực hiện
Thông thường, những xét nghiệm bạn nên thực hiện trong quá trình mang thai bao gồm: kiểm tra di truyền để chẩn đoán nguy cơ bé mắc các bệnh di truyền trước khi sinh, kiểm tra sàng lọc ở tam cá nguyệt đầu tiên, kiểm tra sàng lọc ở tam cá nguyệt thứ hai, kiểm tra bằng siêu âm tại các mốc thời gian khác nhau và các xét nghiệm khác trong quá trình mang thai.
Xét nghiệm sàng lọc ở tam cá nguyệt đầu tiên
Ở giai đoạn này, bạn sẽ cần thực hiện một xét nghiệm kết hợp siêu âm và xét nghiệm máu. Xét nghiệm này giúp bạn xác định được nguy cơ em bé có mang một số bất thường nhất định.
Các xét nghiệm ở giai đoạn này bao gồm: siêu âm đo độ mờ da gáy, siêu âm xác định xương mũi và xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu sẽ đo nồng độ của hai chất tìm thấy trong máu của thai phụ: Plasma A và gonadotropin màng đệm. Đây đều là những chất được tiết ra từ nhau thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ và nồng độ bất thường của hai chất này thường liên quan đến những bất thường về nhiễm sắc thể của thai.
Xét nghiệm sàng lọc ở tam cá nguyệt thứ hai
Xét nghiệm sàng lọc ở tam cá nguyệt thứ hai có thể bao gồm một số xét nghiệm máu cho một vài dấu hiệu sinh học. Những dấu hiệu sinh học này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về nguy cơ tiềm ẩn em bé của bạn mắc các bệnh di truyền hay dị tật bẩm sinh. Sàng lọc này thường được thực hiện bằng cách lấy máu ở giai đoạn tuần thai thứ 15 đến 20. Những dấu hiệu sinh học này bao gồm: AFP tiết ra từ gan của thai, hiện diện trong dịch ối của thai, đi qua nahu thai và đi vào máu mẹ; Estriol, Inhibin và gonadotropin màng đệm được tiết ra từ nhau thai.
Nếu xét nghiệm máu ẹ có nồng độ AFP và các dấu hiệu sinh học khác bất thường thì thai phụ cần thực hiện thêm những xét nghiệm chẩn đoán khác. Siêu có thể được sử dụng để đo sự phát triển của thai kì và kiểm tra xương sống cũng như các bộ phận khác của cơ thể có mang bất thường nào hay không. Chọc ối có thể sử dụng trong trường hợp thai phụ cần đến một xét nghiệm chẩn đoán chính xác hơn.
Siêu âm
Siêu âm là một kĩ thuật chẩn đoán sử dụng sóng âm thanh có tần số cao để thể hiện ra hình ảnh của những cơ quan bên trong cơ thể mẹ. Siêu âm thường được sử dụng trong quá trình mang thai để xác định sự phát triển của thai và xác định ngày dự sinh.
Theo dõi tim và các chức năng khác của thai
Trong giai đoạn sau của thai, bác sĩ có thể đề xuất bạn theo dõi tim thai để kiểm tra tốc độ và nhịp đập của thai. Nhịp đập của thai thông thường trong khoảng 120 đến 160 nhịp một phút. Tốc độ này có thể thay đổi khi thai đáp ứng khác nhau với điều kiện ở tử cung. Nếu nhịp tim thai hay kiểu đập của tim có bất thường chứng tỏ thai đang thiếu lượng oxy hay chỉ ra những bất thường khác. Kiểu đập bất thường cũng có thể có nghĩa thai cần được sinh mổ khẩn cấp.
Đo lượng glucose
Trong quá trình mang thai của bạn, bạn cũng nên tiến hành đo lượng glucose có trong cơ thể. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở giai đoạn thai giữa 24 và 28 tuần tuổi. Nếu lượng glucose bất thường nghĩa là bạn bị mắc tiểu đường thai kì và nó có thể ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của thai kì của bạn.
Kiểm tra streptococcus nhóm B (GBS)
Streptococcus nhóm B lạ một loại vi khuẩn thường được tìm thấy ở đường sinh dục dưới của khoảng 20% phụ nữ. Mặc dù thường nhiễm trùng GBS không ảnh hưởng đến phụ nữ trước khi có thai, nó có thể gây một số bệnh nghiêm trọng cho phụ nữ trong quá trình mang thai. GBS có thể gây viêm màng đệm (nhiễm trùng nghiêm trọng các mô nhau thai) và nhiễm trùng sau sinh. Nhiễm trùng đường tiết niệu do GBS có thể dẫn đến sinh muộn và sinh non hoặc viêm bể thận và nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra, GBS là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng ở trẻ sơ sinh, bao gồm viêm phổi và viêm màng não. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng khi còn trong bụng mẹ hoặc từ đường sinh dục mẹ khi mẹ chuyển dạ và sinh em bé.
Tham khảo: bệnh down có di truyền không ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét