Thứ Ba, 24 tháng 9, 2019

Hình ảnh về sự phát triển của bào thai theo từng tháng

Bạn nhận được 2 gạch đỏ? Xin chúc mừng, nhưng vui cũng chớ quên nhiệm vụ. Đã đến lúc mẹ bầu "nằm lòng" những thông tin cơ bản về sự phát triển của thai nhi. Kích thước, cân nặng của thai nhi theo từng tháng thay đổi ra sao? Cùng gentis tìm hiểu kĩ hơn những thay đổi của thai theo từng tuần tuổi nhé các mẹ.

Hình ảnh về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần

Ngoài chế độ dinh dưỡng, sự phát triển của thai nhi là mối quan tâm chung của hầu hết các mẹ, nhất là những người mới “lên chức” lần đầu. Tháng này bé cưng có sự phát triển nào vượt bậc? Kích thước, cân nặng của thai nhi thay đổi như thế nào? Tất tần tận những thông tin thú vị về em bé trong bụng mẹ sẽ được cập nhật trong bài viết dưới đây. Xem ngay mẹ ơi!

Có mẹ nào đang tò mò về sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn không?
Sự thụ thai
Sự thụ tinh xảy ra khi “anh chàng” tinh binh may mắn nhất gặp gỡ và thâm nhập vào “nàng” trứng. Ngay lúc này, cấu tạo di truyền học đã hoàn thành, bao gồm cả giới tính của thai nhi. Khoảng ba ngày sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào, đi qua ống dẫn trứng vào dạ con, bắt đầu quá trình làm tổ tại tử cung.
Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi
Lúc này cơ thể sẽ có nhiều thay đổi và nếu tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhận biết thai kỳ đang diễn ra nhờ những dấu hiệu mang thai tuần đầu.
Thai nhi 4 tuần tuổi đang trong quá trình phát triển các cấu trúc “tạo khuôn” cho mặt, cổ. Tim và các mạch máu cũng đang trên đà phát triển, trong khi phổi, dạ dày và gan mới chỉ bước đầu xây dựng những nền móng đầu tiên

Ở thời điểm 4 tuần tuổi, thai nhi chỉ bằng 1 hạt mầm nho nhỏ, khoảng 0,35 – 0,6 mm
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Dài khoảng 2,5 cm, nặng khoảng vài gram, thai nhi 8 tuần tuổi có kích thước tương đương với một quả nho Mỹ. Nhỏ xíu mẹ nhỉ? Nhưng lúc này, cơ thể bé cưng đã phát triển đầy đủ hơn. Mí mắt và đôi tai của thai nhi đang thành hình, và mẹ bầu đã có thể trông thấy đầu mũi thai nhi thông qua ảnh siêu âm. Tay và chân của bé cũng đang dần dài ra, trong đó các ngón tay và ngón chân phát triển rõ ràng hơn hẳn.

Thai nhi 8 tuần đã hoàn thành việc phân chia tim thành 4 ngăn cũng như định hình các cơ quan nội tạng, cơ bắp, thần kinh
Thai nhi 12 tuần có gì đặc biệt?
Bước qua giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, thai nhi 12 tuần có vóc dáng hoàn chỉnh và đang dần cứng cáp. Mẹ bầu có thể dần dà cảm nhận được sự hiện diện diệu kỳ của con ở đầu tử cung, trên xương mu.
Vào lần khám thai và siêu âm định kỳ ở thời gian 12 tuần thai, bác sĩ đã có thể nghe được tim thai bằng những trang thiết bị đặc biệt. Các cơ quan giới tính của thai nhi lúc này bắt đầu trở nên rõ ràng hơn.

12 tuần tuổi, thai nhi có kích thước bằng một quả mận, với chiều dài 5,3 cm và cân nặng trong khoảng 14g.
Sự phát triển của thai nhi 16 tuần
Vào thời điểm tuần thai 16 tuần, thai nhi đã to bằng một quả bơ và có thể nằm lọt trong lòng bàn tay mẹ. Bé cưng khá nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và rất hay bị nấc cụt. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo nhé! Thai nhi nấc cụt là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé đang dần hoàn thiện hơn.
Cảm nhận về đầu tử cung bên dưới rốn khoảng 4,5 cm đã trở nên khá rõ ràng. Mắt bé đã có thể chớp và tim cùng với các mạch máu đã hoàn toàn định hình. Các ngón tay và ngón chân của bé cũng đã có vân. ( Tham khảo các Gói xét nghiệm NIPT - xét nghiệm phát hiện sớm dị tật thai nhi)

16 tuần tuổi, bé cưng nặng khoảng 99 g và có chiều dài khoảng 11,6 cm
Sự phát triển ở 20 tuần tuổi
Thai nhi 20 tuần tuổi bắt đầu nặng gần 300 gram và dài hơn 15 cm. Bé con đã khá lớn rồi mẹ ơi! Tử cung của bạn lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn. Thai nhi khi này có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau. Sớm thôi, mẹ sẽ nhanh chóng cảm nhận được chuyển động của con trong bụng. Khoảnh khắc con yêu biết đạp quả thật vô cùng xúc động và diệu kỳ!

Bước sang tháng thứ 5 của thai kỳ, thai nhi có kích thước tương đương một quả chuối
Sự phát triển của thai nhi ở 24 tuần tuổi
Giờ đây, bé cưng đã có thể phản hồi với các thanh âm bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bé có thể hiểu được những lời mẹ thủ thỉ mỗi ngày. Cơ thể thai nhi cũng đã phát triển đầy đủ các chức năng. Khuôn mặt cũng gần giống với lúc chào đời, với đầy đủ lông mi, lông mày, tóc.

Thai nhi tuần thứ 24 có kích thước tương đương một quả dưa lưới, nặng khoảng 500 gram và dài khoảng 29 cm
Sự phát triển của thai nhi ở 28 tuần tuổi
Thai nhi nặng khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên vào thời điểm này. Vào tuần thai thứ 28, tức là mẹ bầu đang ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 và chuẩn bị “cán đích”, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra. Mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, ngay lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám.
Khả năng sống sót của bé con nếu “bất đắc dĩ” phải chào đời sớm ở 28 tuần tuổi cũng thuộc dạng khá cao. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy, mẹ bầu nên đăng ký tham gia các khóa học tiền sản để trang bị thêm kiến thức bảo vệ 2 mẹ con khỏi những tác động gây hại từ bên ngoài.

So với tuần 27, thai nhi tuần 28 đã tăng thêm 100 gram và có kích thước tương đương một trái cà tím
Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển thế nào?
32 tuần tuổi, thai nhi nặng gần 2 kg và thường xuyên di chuyển xung quanh. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Từ thời điểm này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ đạt thêm nửa trọng lượng tương tự lúc chào đời. Đây là lúc bạn nên hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của bào thai. Hầu hết các mẹ bầu đều đi khám bác sĩ mỗi hai tuần ở giai đoạn này của thai kỳ.
Thêm một lưu ý về cơ thể mẹ bầu ở tuần thai thứ 32: Bạn có thể nhận thấy chất lỏng màu vàng rỉ ra từ vú. Đó chính là sữa non, và đó là dấu hiệu cho thấy ngực của bạn đã sẵn sàng cho “công tác” sản xuất sữa nuôi bé. Đừng quên tham khảo thêm thông tin về những bí kíp tăng sữa mẹ.

32 tuần, thai nhi có kích thước tương đương một quả bí đỏ nhỏ
Sự phát triển của thai nhi ở 36 tuần tuổi
Trung bình, một em bé ở giai đoạn này “cao” khoảng 47 cm và nặng gần 2,7 ký. Não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi đã qua 37 tuần, việc mang thai và các giai đoạn phát triển của thai nhi có thể được xem là “đến hạn”. Khoảnh khắc mẹ và bé gặp nhau sẽ nhanh đến thôi.

To bằng một trái dưa gang, khuỷu tay, chân và đầu của thai nhi có thể nổi trên bụng mẹ khi bé con vươn tay, chân
Ngày dự sinh của mẹ được ghi dấu vào ngày kết thúc tuần thứ 40. Ngày sinh được tính bằng cách sử dụng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của người mẹ. Dựa vào cách này này, thai kỳ có thể kéo dài giữa 38 và 42 tuần với ngày sinh “đáo hạn” khoảng 40 tuần.
Một số trường hợp có tình trạng thai phụ mang thai hơn 42 tuần nhưng không phải sinh trễ mà thật ra là do tính ngày dự sinh không chính xác. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh khi đủ 42 tuần. Đôi khi cần thiết, bác sĩ có thể phải kích sinh cho bạn.

Mới ngày nào còn là hạt mầm bé xíu, giờ bé cưng to lớn và khỏe mạnh hơn, sẵn sàng để “diện kiến” bố mẹ
Để biết được sự phát triển chi tiết của con yêu qua từng tuần và chuẩn bị cho những thay đổi trong cuộc sống, mẹ nhất định đừng quên theo dõi thêm chuỗi bài viết về 40 tuần thai nhé.
Tham khảo thêm nhiêu kiến thức bổ ích khi mang thai tại website : https://nipt.com.vn/gioi-thieu-nipt-illumina

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét