Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có từ 100.000 đến 150.000 trẻ sinh non mỗi năm. Những thiệt thòi của trẻ sanh non điểm sơ qua thôi cũng cảm thấy "rùng mình".>> NIPT - Illumina
Tất tần tật về đẻ non và các nguy cơ gặp phải của trẻ đẻ non
Trẻ sinh non có thể trạng rất yếu, lại có nguy cơ mắc nhiều bệnh bởi hệ hô hấp và miễn dịch của cơ thể chưa hoàn thiện. Chăm trẻ sanh non cũng chẳng hề dễ dàng, nhất là với những những ai lần đầu làm cha mẹ.
Trẻ càng sinh sớm nguy cơ càng nhiều do đó các mẹ bầu cần chú ý ngay khi cơ thể có các dấu hiệu sinh non nhé. Em bé sinh non muộn thường được nuôi trong lồng ấp một thời gian ngắn. Những trẻ sinh sớm hơn phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn nhiều. Các em phải được chăm sóc đặc biệt trong lồng kính với chế độ theo dõi gắt gao nhằm hoàn thiện các cơ quan chức năng còn khiếm khuyết trên cơ thể.
Thai bao nhiêu tuần thì gọi là sinh non?
Nếu bé ra đời trước ngày dự sinh từ 3 tuần trở lên, tương ứng với tuần thai thứ 37 đổ về trước, đây chính là một trường hợp sinh non. Thông thường, các bé sinh non được phân làm 3 nhóm:
Sinh cực non: Bé được sinh trước tuần thai thứ 26
Sinh non: Bé ra đời trong khoảng tuần thai thứ 32-35
Non muộn: Bé ra đời trong khoảng tuần thai thứ 35-37
Trẻ sinh non phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ sinh non
Có rất nhiều nhân tố làm gia tăng nguy cơ sinh non. Các mẹ nên thận trọng xem xét những trường hợp dưới đây:
Mẹ hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động
Quá nặng cân hoặc quá gầy yếu trước khi mang thai
Không được chăm sóc tiền sản tốt
Độ tuổi mang thai quá trẻ (dưới 15) hoặc quá lớn tuổi (trên 40).
Uống rượu hoặc dùng chất kích thích khi đang mang thai
Có vấn đề về sức khoẻ như cao huyết áp, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường, rối loạn đông máu hoặc bệnh truyền nhiễm.
Thai nhi bị dị tật, khiếm khuyết bẩm sinh
Thụ tinh trong ống nghiệm
Sinh đôi hoặc đa thai khác.
Gia đình hoặc bản thân có tiền sử sinh non
Mang thai quá sớm sau khi vừa sinh con.
Các dấu hiệu sinh non biểu hiện ra sao?
Dấu hiệu sinh non hay còn được gọi là dọa sinh non mà mẹ bầ cần biết để giảm thiểu những nguy hiểm do sinh non, bạn cần biết các dấu hiệu cảnh báo và xử trí kịp thời. Nhanh chóng liên lạc với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn trong các trường hợp sau đây để được hướng dẫn:
Đau lưng, thường là phần lưng dưới. Có thể đau liên tục hoặc từng cơn nhưng không đỡ mặc dù bạn đã thay đổi tư thế hay cố gắng xoa dịu cơn đau bằng nhiều cách.
Xuất hiện những cơn gò tử cung, khoảng 10 phút lặp lại một lần hoặc thường xuyên hơn.
Đau quặn ở bụng dưới, đau như khi hành kinh hay rối loạn tiêu hoá, đầy hơi…
Tiết nhiều dịch âm đạo
Triệu chứng như khi cảm cúm: Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy. Bạn phải lập tức hỏi ý kiến bác sĩ ngay cả khi mới bị nhẹ. Nếu tình trạng bất ổn này kéo dài hơn 8giờ, bạn phải gặp bác sĩ để được khám kỹ hơn.
Tăng áp lực lên khung xương chậu và âm đạo
Chảy máu âm đạo ít hoặc nhiều.
Một vài triệu chứng khó phân biệt so với khi mang thai bình thường, ví dụ như đau lưng. Tuy nhiên bạn cần thận trọng vẫn hơn, mọi triệu chứng cảnh báo phải được kiểm tra để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con trước khi cán đích 40 tuần thai.
Cơn đau gò tử cung như thế nào?
Kiểm tra cơn gò tử cung là cách hữu hiệu để phát hiện nguy cơ sinh non.
Đặt tay lên phần bụng dưới.
Nếu bạn cảm thấy bụng cứ gồ lên và dãn ra, đó chính là cơn gò tử cung.
Ghi lại mốc thời gian bắt đầu của từng cơn gò.
Cố gắng xoa dịu các cơn gò bằng cách ngồi xuống nghỉ ngơi, đổi tư thế, thư giãn hoặc uống vài ba ly nước.
Gọi cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ của bạn để hỏi ý kiến nếu những cơn gò xuất hiện khoảng 10 phút một lần hoặc thường xuyên hơn. Nếu các triệu chứng trở nên tệ hơn, hoặc bạn cảm thấy đau tức là tình huống đã nghiêm trọng, phải gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.
Các mẹ chú ý là nhiều thai phụ cũng có cơn gò sinh lý Braxton Hicks hoàn toàn vô hại. Những cơn gò tử cung này diễn ra bất thường, không dồn dập và biến mất khi bạn nghỉ ngơi hay đi bộ thư giãn. Đây không phải dấu hiệu chuyển dạ, nhưng nếu bạn nghi ngờ thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
Những trẻ sinh non có nguy cơ gì?
Hầu hết trẻ sinh non có biểu hiện khá hơn khi chúng lớn lên và theo kịp sự phát triển của những trẻ sinh đủ tháng. Và ngay cả với những bé sinh đủ tháng, ba mẹ cũng không thể đảm bảo rằng bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Hệ hô hấp của trẻ sinh non
Trẻ càng sinh thiếu tuần tuổi thì càng dễ bị suy hô hấp. Đặc trưng nhất là bệnh màng trong do sự thiếu hụt hoạt tố sunfactan, chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra. Đây chính là lý do dẫn đến triệu chứng trẻ bị tím tái, thở gắng sức, phải hỗ trợ máy thở và có thể tử vong.>> xét nghiệm quốc tế gentis
Bệnh lý về tim bẩm sinh
Vì lý do trẻ sinh non thường bị huyết áp thấp, mạch máu không đủ khỏe để duy trì lưu lượng máu bình thường. Do vậy có thể dẫn tới các dị tật tim khác nhau sau này.
Nếu không được chăm sóc cẩn thận trẻ sinh non rất dễ mắc bệnh lý nguy hiểm
Các vấn đề về não bộ
Trưởng hợp nhẹ có thể bị các triệu chứng như:
Tri giác thay đổi: lừ đừ, ngủ li bì, lơ mơ hoặc bức rức, khóc thét khi bồng bế trẻ.
Giảm hoặc tăng trương lực cơ.
Co giật
Sụp mí mắt, đồng tử dãn không đều 2 bên, phản xạ ánh sáng giảm.
Thóp phồng căng.
Rối loạn điều hòa thân nhiệt.
Sốt cao có thể gặp trong trường hợp tổn thương não nặng do xuất huyết.
Trường hợp nặng:
Hôn mê
Bệnh nhi có tư thế mất não: co cứng liên tục, gồng cơ, bàn tay nắm chặt xoay trong, cẳng tay duỗi, gồng và duỗi toàn thân.
Đồng tử dãn không còn phản xạ
Liệt mềm 4 chi.
Thân nhiệt của trẻ sinh non
Với những trẻ sinh non tháng, chức năng điều hòa thân nhiệt bị rối loạn do trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não non yếu ,trương lực cơ yếu, giảm vận động để sinh nhiệt , diện tích da lớn hơn so với cân nặng, lớp mỡ dưới da kém phát triển, dễ mất nhiệt.
Cần giữ ấm cho trẻ. Có 2 phương pháp trợ giúp trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân duy trì thân nhiệt là ủ ấm trong lồng ấp và phương pháp chuột túi.
Tăng khả năng mắc bệnh về máu
Những tình trạng như thiếu máu, vàng da và các vấn đề liên quan tới máu khác khá phổ biến ở trẻ sinh non vì các tế bào máu của trẻ còn yếu do chưa phát triển đầy đủ.
Hệ miễn dịch của trẻ sinh non
Hệ miễn dịch yếu cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến ở trẻ sinh non, vì hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng này có thể khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh.
Hệ tiêu hóa của trẻ non tháng
Trẻ sinh non hay bị rối loạn tiêu hóa do thể tích dạ dày nhỏ, dạ dày nằm ngang, các men tiêu hóa còn thiếu và hấp thu kém. Biến chứng. Rối loạn tiêu hóa ở bé sinh non có thể gây biến chứng viêm ruột hoại tử.
Bệnh bại não
Bại não là một rối loạn thần kinh nghiêm trọng ảnh hưởng tới các cơ và làm suy yếu cư động bình thường. Trẻ sinh non dễ bị rối loạn này do lưu thông máu bất thường và hệ thần kinh kém phát triển.
Trẻ chậm phát triển
Bé sinh non phát triển sẽ chậm hơn các bé đủ tháng khác khoảng 1 tháng nên cần được theo dõi phát triển tâm thần và vận động ít nhất mỗi 3 tháng một lần, từ lúc 1 tháng tuổi đến khi được 2 tuổi.
Bệnh lý võng mạc ở bé sinh non (ROP)
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non (ROP) đặc biệt nguy hiểm. Khi nồng độ ôxy trong máu quá cao (gặp nhiều trong thở ôxy áp lực cao), nó sẽ khiến võng mạc của trẻ giãn nở và co thắt bất thường, gây tổn hại thị giác, có thể khiến mù lòa nếu bạn không kịp thời phát hiện và điều trị cho bé.
Các vấn đề về thính giác
Trẻ em sinh ra sớm trong tam cá nguyệt thứ ba sẽ gặp phải sự trậm trễ trong việc phát triển vỏ não thính giác, một vùng não cần thiết để nghe và hiểu âm thanh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng giao tiếp của trẻ khi lớn lên.
Bệnh mãn tính ở bé sinh non
Nhiều trẻ sinh non bị khó thở vì đường hô hấp của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Điều này có thể gây tử vong hoặc dẫn tới các rối loạn hô hấp mạn tính.
Theo các thống kê, trẻ sinh non có nguy cơ gặp các vấn đề về sức khoẻ cao hơn những trẻ khác. Sinh non cũng làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Cha mẹ cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc trẻ tại nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét