Một số mẹ bầu gặp tình trạng đau bụng trên gần ức trong thai kỳ. Tình trạng này phổ biến hay là cảnh báo sự nguy hiểm nào đó? Bà bầu bị đau bụng trên gần ức lúc nào cần đi khám? xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis sẽ giải thích ngay sau đây.
Bà bầu đau bụng trên gần ức là bệnh gì ?
Theo các bác sĩ, hiện tượng thai phụ bị đau bụng trên gần ức là tình trạng phổ biến, hay còn gọi là đau vùng thượng vị khi mang thai.
Mẹ bầu bị đau vùng thượng vị tức là đau ở khu vực giữa bụng trên và dưới lồng ngực (từ rốn lên đến phần dưới của xương ức) và có thể bị đau trong suốt cả thai kỳ.
Vì sao bà bầu bị tức bụng trên?
Bà bầu có thể bị đau vùng thượng vị vì những lý do chủ yếu sau:
1. Trào ngược dạ dày
Hiện tượng đau bụng trên gần ức ở mẹ bầu có thể là do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Tức là axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Dấu hiệu để nhận biết mẹ bầu bị trào ngược dạ dày là:
- Bị đau tức ngực và vùng bụng
- Có cảm giác khó chịu ở cuống họng
Trào ngược dạ dày kéo dài có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu đối với mẹ bầu, như:
- Ợ nóng, khó tiêu, mất vị giác
- Ho, cổ họng khàn
- Người mệt mỏi.
2. Ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi
Bà bầu đau bụng trên gần ức có thể là do tình trạng ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu gây ra.
Bởi vì mang thai có thể khiến hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động kém hơn bình thường. Vì vậy, một số loại thức ăn có thể khiến cho mẹ bầu bị đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng. Bên cạnh đó, axit trong dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc, dẫn tới việc mẹ bầu thấy đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn và ợ nóng.
3. Áp lực tử cung tăng cao
Khi thai nhi phát triển ngày một lớn sẽ khiến cho tử cung của mẹ mở rộng ra, đồng nghĩa với việc tạo áp lực lên vùng rốn và bụng. Đây là lý do vì sao bà bầu bị đau bụng gần ức, hiện tượng này thường gặp ở tam cá nguyệt đầu tiên và tam cá nguyệt thứ 3.
4. Ăn quá nhiều
Một số mẹ bầu có tâm lý mang thai là phải ăn cho cả 2 người, vì vậy luôn cố gắng ăn ngay cả khi đã thấy no. Ăn quá nhiều sẽ khiến cho dạ dày phình to, căng cứng; gây tình trạng khó tiêu, trào ngược dạ dày nên có thể gây đau vùng bụng trên gần ức. sàng lọc trước sinh là gì ?
5. Da và cơ bắp căng ra
Sự phát triển của thai nhi bắt buộc vùng da và cơ bắp quanh bụng mẹ cũng căng ra hết sức, điều này gây ra cảm giác khó chịu và nặng hơn là đau vùng trên rốn. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ.
6. Không dung nạp lactose
Việc cơ thể mẹ bầu không dung nạp lactose có thể gây ra đau vùng thượng vị. Mẹ bầu có thể nhận ra triệu chứng của tình trạng này thông qua các dấu hiệu sau:
- Đầy hơi, khó tiêu
- Nôn mửa
- Đau bụng
Bà bầu đau bụng trên gần ức còn có thể do một số nguyên nhân khác như mẹ bị viêm thực quản, đau dạ dày, thoát vị hoành, rối loạn túi mật, viêm tụy và viêm đại tràng.
Bà bầu đau bụng trên gần ức có nguy hiểm hay không?
Theo các bác sĩ, bà bầu đau bụng gần ức có thể là hiện tượng bình thường nếu mẹ bầu đau nhẹ và ít. Chúng có thể biến mất sau khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn và không ảnh hưởng xấu đến thai nhi nên mẹ bạn có thể yên tâm.
Ngược lại, nếu mẹ bầu bị đau bụng trên gần ức trong một thời gian dài với tần suất dày đặc, đau mạnh, kèm theo các triệu chứng sau thì rất nguy hiểm:
- Đau ngực, khó thở, đau đến mức không ngủ được
- Lên cơn sốt
- Ngất xỉu
- Nôn ra máu, phân có lẫn máu.
Khi đó, mẹ bầu cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra, nhằm tránh biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Bà bầu đau bụng trên gần ức có thể gây nguy hiểm như thế nào?
Khi bà bầu bị tức bụng trên thường xuyên và đau nặng, mẹ và bé có thể gặp những vấn đề về sức khỏe sau:
1. Người mệt mỏi, lo lắng
Mang thai đã khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu, cộng thêm việc đau vùng thượng vị sẽ khiến bạn mệt mỏi, nặng nề hơn. Tình trạng mệt mỏi khiến bà bầu luôn cáu gắt, tâm lý nặng nề.
Ngoài, ra, việc đau mà không biết nguyên nhân cũng khiến bà bầu cảm thấy lo lắng, thấp thỏm. Điều này dẫn tới ăn không ngon, ngủ không yên.
Tất cả những nguyên nhân này đều có thể ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.
2. Thiếu dinh dưỡng ở mẹ và bé
Cơn đau kéo dài làm cho mẹ ăn không ngon miệng, chán ăn; từ đó thai nhi bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Hậu quả là mẹ bầu có nguy cơ sẩy thai, sinh non; em bé sinh ra nhẹ cân.
3. Làm tổn thương những cơ quan khác trong cơ thể
Bà bầu đau bụng trên gần ức không chỉ ảnh hưởng xấu đến thai nhi mà còn có thể làm tổn thương một số bộ phận trong cơ thể như túi mật, gan, lá lách, tuyến tụy.
Đặc biệt, việc điều trị bệnh của mẹ bầu bị khó khăn do phải hạn chế các loại thuốc. Điều này làm cho triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe của mẹ.
Bà bầu đau bụng trên gần ức nên làm gì?
Một số biện pháp sau đây có thể có ích cho mẹ bầu khi lâm vào tình trạng này:
- Mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn quá no, vì có thể dẫn tới đầy bụng, bụng ậm ạch khó tiêu, đau dạ dày. Thay vào đó, hãy ăn thành nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa ăn nên ăn chậm, nhai kỹ và dừng trước khi cảm thấy no.
- Mẹ cần có chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh. Tuyệt đối không ăn những thức ăn có thể gây ợ nóng như dưa chua, măng, cà muối hoặc gia vị cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích. Thay vào đó, hãy lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, hoa quả, cá, sữa chua, chuối…
- Nên chọn những bộ quần áo co giãn, rộng rãi, thoải mái, không cọ xát nhiều vào vùng bụng và mẹ có thể hít thở dễ dàng.
- Mẹ bầu có thể tắm nước ấm để máu huyết được lưu thông. Khi đau có thể dùng túi chườm ấm vào vùng bụng bị đau (lưu ý không chườm nóng và chườm lâu).
- Cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; tránh làm việc quá nặng, làm nhiều hoặc thức khuya.
- Uống nhiều nước hoặc uống một chút nước muối ấm cũng có thể khiến cơn đau bụng trên giảm đi.
- Lựa chọn bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe của mẹ bầu.
- Nếu tình trạng bị đau bụng trên ức kéo dài, bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau, mà cần chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các phương pháp giảm đau tự nhiên như uống nước nghệ và mật ong, uống trà gừng ấm hoặc nước nha đam.
Hy vọng bạn đã hiểu rõ bà bầu đau bụng trên gần ức là do đâu. Mong rằng thông tin sẽ hữu ích cho mẹ bầu đang phải đối mặt với tình trạng này! Mẹ có thể tham khảo thêm sàng lọc trước sinh khi nào chính xác nhất ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét