Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Sức khỏe của bà bầu làm việc ở môi trường văn phòng

Đối với những nhân viên văn phòng, việc mang thai và sinh con là một vấn đề khá vất vả bởi họ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe cho mẹ và bé. Có rất nhiều yếu tố có thể tác động tới thai phụ khi công việc của họ là trong văn phòng. sàng lọc trước sinh Gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau.

Sức khỏe của thai phụ làm việc trong văn phòng

1. Công việc thường xuyên tiếp xúc với máy tính không an toàn cho thai nhi?

Ý kiến chuyên gia: Không hẳn
Cách nói này đã phóng đại sự nguy hiểm của máy tính với người mang thai. Nếu bạn làm việc với máy tính không quá 4 tiếng mỗi ngày và làm tốt việc đề phòng tia tử ngoại phát ra từ máy thì thai nhi hoàn toàn phát triển bình thường.
Biện pháp: Dùng kính bảo vệ màn hình làm giảm 75% sóng điện từ của máy tính. Nên mặc thêm áo bảo vệ cho phần ngực cho mình.
Bạn cũng cần thay đổi những thói quen trước kia để bảo vệ thai nhi: tắt máy khi không cần thiết, thường xuyên đi lại tránh mệt mỏi. Nếu xung quanh có nhiều máy tính khác, hãy đổi vào góc văn phòng để tránh tia tử ngoại từ nhiều hướng khác nhau.

2. Chỗ ngồi có đủ ánh sáng phòng ngừa thiếu canxi?

Ý kiến chuyên gia: Đúng
Bổ sung lượng can-xi không phải là cách giải quyết vấn đề thiếu can-xi ở các bà mẹ, mà bạn cần tiếp xúc với ánh sáng vào một thời gian nhất định trong ngày. Nếu vitamin A, E, D không đủ sẽ tạo nên sự bài tiết lượng lớn can-xi theo đường tiểu tiện. 
Biện pháp: Nếu chỗ ngồi của bạn gần cửa sổ nơi ánh sáng có thể chiếu vào là điều kiện lý tưởng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tranh thủ thời gian nghỉ tiến hành phơi nắng khoảng 1h. Khi thai đến tháng thứ 5, nhu cầu canxi là rất lớn, hãy bổ sung lượng lượng can-xi thích hợp cho thai.
Khi phơi nắng nên áp dụng các phương pháp bảo vệ phòng ngừa ảnh hưởng đến da, có thể sử dụng kem chống nắng có độ SPF 30 hoặc những sản phẩm mang tính ôn hòa, tránh sinh ra ảnh hưởng không tốt cho thai.
Khi thiếu can-xi các bà mẹ thường có hiện tượng lỏng răng, móng tay chân mỏng mềm hơn, hay ra mồ hôi trộm, chuột rút…

3. Mang thai đến kỳ giữa nên kê chân cao lên?

Ý kiến chuyên gia: Đúng
Việc kê chân cao lên trong thời kỳ giữa giúp giảm gánh nặng cho chân và phòng ngừa phù nề. Thời gian này thể trọng của thai tăng lên khiến cơ thể người mẹ chịu nhiều áp lực từ nửa thân trên hơn, dễ gây ra hiện tượng phù. 
Biện pháp: Trong thời gian này bạn có thể đặt chân lên chiếc ghế đôn nhỏ, nếu cảm thấy không thoải mái có thể đặt chân lên chiếc hòm thấp, cách 1h đổi tư thế một lần sẽ giúp chân bớt mỏi nhức. Cách hai tiếng xoa bóp chân theo hướng từ dưới lên trên nhằm giảm nguy cơ bị phù.
Người mẹ không nên vận động quá mạnh, không nên vội vã tránh gây động thai. Nếu thấy tình trạng phù “mở rộng” đến đầu gối và mặt thì cần đến ngay bệnh viện kiểm tra. Thực hiện chọc ối trước khi sinh giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi và bất thường trong thai kì.

4. Trong thời kỳ mang thai nên bỏ thói quên uống trà hoa cúc?

Ý kiến chuyên gia: Yes
Trong trà hoa cúc và quyết minh tử có tác dụng sáng mắt và mát gan. Nhưng với người đang mang thai, loại trà này có thể gây đi ngoài.
Biện pháp: Hãy tích cực uống nước trắng. Có thể cho thêm kỳ tử hoặc táo đỏ khô. Táo bổ máu và rất có lợi cho sức khỏe. Nên mua các loại táo và kỳ tử có chất lượng tốt.
Cà phê là thức uống yêu thích của dân văn phòng tuy nhiên có ảnh hưởng nhất định đến người mang bầu.
Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, nếu người đang mang thai mỗi ngày uống 200mg cafein, tỉ lệ sảy thai sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Cafein ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai và có thể gây ra máu chảy.

5. Mát-xa vùng bụng giúp thai phối hợp công việc với mẹ?

Ý kiến chuyên gia: Yes
Sau tháng thứ năm thai có thể nhận ra tiếng của mẹ do đó việc mát-xa sẽ giúp thai tìm thấy cảm giác an toàn từ người mẹ
Biện pháp: Không nên lơ là thai ngay cả khi làm việc, mỗi ngày nên dành 30-45 phút mát-xa nhẹ nhàng vùng bụng để bé cảm thấy sự tồn tại của mẹ. Khi rảnh rỗi hãy nói và kể chuyện cho bé nghe. Giúp bé quen với nhiều cô chú và đồng nghiệp để gia tăng tình cảm giữa họ.
Khi làm việc, người mẹ nên khống chế trạng thái tình cảm và giọng nói của mình, không nên để sự bực tức và lo lắng kéo dài ảnh hưởng đến thai; không nên đam mê công việc mà quên trò chuyện với thai.

6. Có thể mang giày đế cao khi mang thai?

Ý kiến chuyên gia: Không 
Khi trọng lượng cơ thể tăng lên, sự đi lại của người mẹ cũng khó khăn và gia tăng gánh nặng cho cơ bắp và đôi chân hơn, nếu đi giày đế cao sẽ khiến đôi chân di chuyển khó nhọc hơn. Ngoài ra đế giày cao không có lợi cho sự lưu thông huyết mạch ở chân.
Biện pháp: Khi đi làm, bạn có thể sử dụng loại giày có đế mềm và có độ cong, đàn hồi để tăng độ vững chắc cho cơ thể và phòng các yếu tố không an toàn khác phát sinh. Nếu không thường xuyên phải đi lại hãy lựa chọn loại giày mềm giúp chân thoải mái và được thả lỏng.

7. Trang điểm không gây hại cho thai?

Ý kiến chuyên gia: Đúng
Trong thời kỳ mang thai các bà mẹ nên hết sức cẩn trọng khi sử dụng đồ trang điểm, bởi trong đồ trang điểm có chứa các nguyên tố hóa học nồng độ cao ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi đặc biệt là các sản phẩm làm trắng da hay mờ vết nám, ban.
Biện pháp: Nếu quy định của công ty là phải trang điểm thì tốt nhất bạn không nên sử dụng các sản phẩm làm trắng da hay mờ vết nám, ban; chỉ nên dùng các sản phẩm bảo vệ và chống khô nẻ. 
Với những sản phẩm không thể thay thế, nên lựa chọn các sản phẩm thuần thực vật. Thuốc nhuộm tóc cũng có ảnh hưởng không tốt cho trẻ, người mẹ không nên nhuộm tóc trong khi có bầu.
Nên ngừng sử dụng các sản phẩm làm trắng trước khi mang thai 3 tháng. Người mẹ cũng không được dùng son màu bởi chất ô nhiễm trong không khí có thể bị son hút qua đường thanh quản và thực phẩm vào cơ thể người mẹ, rất có hại cho thai. Khi mang thai da cũng trở nên nhạy cảm hơn vì vậy bạn nên kiểm tra mỗi loại sản phẩm.

8. Sử dụng điều hòa thường xuyên có ảnh hưởng đến thai nhi?

Ý kiến chuyên gia: Có
Điều hòa mang đến môi trường làm việc dễ chịu mát mẻ cho mẹ nhưng dễ gây ra hiện tượng ngạt mũi, chóng mặt, hắt hơi, mất sức, giảm trí nhớ…
Biện pháp: Hãy xin chuyển đến môi trường làm việc không có điều hòa và sử dụng quạt điện, thoáng mát.
Nếu nhất thiết làm trong phòng điều hòa hãy thương lượng với đồng nghiệp, cách 2-3h thông gió một lần khoảng 30 phút. Không nên ngồi dưới điều hòa, lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
Thời gian tắt mở điều hòa có ý nghĩa quan trọng với người đang mang thai, biết cách sắp xếp thời gian làm việc trong và ngoài văn phòng để điều phối thời gian trong phòng điều hòa.
Đọc thêm : xét nghiệm down cho thai nhi và những điều mẹ nên biết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét