Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Nên chuẩn bị những gì khi cần chọc ối lúc mang thai ?

Chọc ối là phương pháp sàng lọc trước sinh có độ chính xác cao nhất để xác định xem thai nhi có thực sự mắc các dị tật bẩm sinh không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù chọc ối có tính chính xác cao nhưng phương pháp này có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như dò ối, tổn thương thai nhi, sảy thai,...

Định nghĩa về chọc ối 

Chọc ối là gì?

Chọc ối là thủ thuật trong y học được thực hiện trong khoảng tuần thứ 16 - 24 của thai kỳ, chỉ định với những mẹ bầu có kết quả xét nghiệm Double test, Triple test có nguy cơ cao. Phương pháp này được thực hiện bằng cách bác sĩ sẽ sử dụng một chiếc kim mỏng, rỗng xuyên qua thành bụng sản phụ, vào buồng tử cung và thu một lượng dịch ối khoảng 10 - 15ml với sự hỗ trợ của máy siêu âm để kiểm soát được hướng đi của kim, tránh tổn thương thai nhi.
Thực hiện phương pháp này có thể xác định chính xác thai nhi có hay không mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh thường gặp như Down, Edwards, Patau và những bệnh dị tật bẩm sinh khác với độ chính xác lên tới 99.99%.

Chọc ối có nguy hiểm không?

Chọc ối là phương pháp sàng lọc trước sinh có độ chính xác cao. Tuy nhiên, khi sản phụ quyết định chọc ối buộc phải đối diện với những nguy cơ nguy hiểm như rò rỉ ối, viêm nhiễm, thai nhi bị tổn thương,.... Mặc dù những nguy cơ này chỉ chiếm khoảng 1% nhưng nó vẫn xảy ra ngẫu nhiên và tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu. Dù mang thai ở độ tuổi nào, mẹ bầu cũng cần thực hiện sàng lọc trước sinh từ 3 tháng đầu, kết quả của các xét nghiệm sàng lọc sẽ là cơ sở để xác định mẹ bầu có cần chọc ối hay không. 
Trong quá trình tiến hành chọc ối, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe, tiến hành siêu âm xác định vị trí thai nhi để đảm bảo tối đa an toàn cho bé. Quá trình chọc ối sẽ diễn ra trong khoảng 30 phút. Sau chọc ối, sản phụ có thể xuất hiện 1 số triệu chứng như đau rút, nhói,...

Khi chọc ối cần lưu ý điều gì?

Do là phương pháp sàng lọc xâm lấn nên khi tiến hành chọc ối, các mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không tiến hành chọc ối với các mẹ bầu mắc bệnh tim mạch.
- Sau khi chọc ối, sản phụ cần nằm nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 1 giờ.
- Sau khi chọc ối khoảng 2 tuần, sản phụ không nên đi lại nhiều, không làm việc quá sức, không quan hệ tình dục, tránh căng thẳng, mệt mỏi,...
- Nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào, các mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để có những biện pháp kịp thời.
- Mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc khi cơ thể thấy mệt mỏi hoặc bất thường.
NIPT: Phương pháp sàng lọc không xâm lấn giảm nguy cơ sảy thai so với phương pháp chọc ối thông thường
Thông thường, kết quả sàng lọc của những phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn thường có độ chính xác thấp (chỉ khoảng 75%), tỷ lệ dương tính giả cao khiến nhiều thai phụ phải tiến hành chọc ối “oan”, vô tình đưa thai nhi vào những rủi ro không đáng có.
Theo các chuyên gia, nếu kết quả sàng lọc kết luận thai nhi có nguy cơ cao, mẹ bầu không nên quá lo lắng và nóng vội, bởi thực hiện chọc ối trước tuần thai thứ 15 có thể gia tăng nguy cơ sảy thai. 
Hiện nay, với sự phát triển của Y học, xuất hiện nhiều phương pháp khám sàng lọc trước sinh, trong đó phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT được xem là bước tiến lớn. NIPT là phương pháp phân tích ADN tự do của thai nhi trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà bé có thể mắc phải. Với độ chính xác lên tới 99.9%, thực hiện ở tuần thai sớm (tuần thứ 10), và giảm tuyệt đối các nguy cơ như sảy thai, chết thai lưu, sinh non,...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét