Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Thai phụ 102 kí tại Bình Phước vất vả sinh nở bởi béo phì

Sản phụ 27 tuổi, quê Bình Phước, được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM ngày 14-5 trong tình trạng sinh khó do béo phì, thai 36 tuần, vỡ ối, chuyển dạ sinh non, tiền sản giật nặng.>> phòng xét nghiệm gentis

Thai phụ 102 kg tại Bình Phước vất vả sinh nở bởi béo phì

Được biết sản phụ tăng 17 kg trong suốt thai kỳ khiến các bác sĩ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thai nhi. Do sản phụ béo phì, lượng thuốc tê sử dụng phải tăng lên rất nhiều theo cân nặng.
Giải cứu thành công sản phụ sinh khó do béo phì
Quá trình chuyển dạ, do đầu thai nhi không xoay xuống hoàn toàn, các bác sĩ quyết định mổ sinh. Ca mổ diễn ra thành công, dù bác sĩ gặp nhiều khó khăn.
Em bé chào đời nặng 3,7 kg, vàng da sơ sinh, viêm phổi, nghi dạng nhẹ khớp háng. Bé được chăm sóc tại khoa Sơ sinh và khám vật lý trị liệu.
Sản phụ Bình Phước nặng đến 102 ký khi sinh con>> https://nipt.com.vn/
Nhiều năm nay, sản phụ này tưởng chừng không thể có con, do di truyền béo phì. Chị lập gia đình năm 22 tuổi, sau khi mang bầu 6 tuần thì bị sảy thai.
“Lần này, tôi bị nghén rất nặng và ba tháng đầu thai kỳ chỉ thèm uống nước ngọt. Từ 85 kg trước khi mang thai, sau ba tháng, tôi tăng lên 10 kg, sinh con tăng tổng cộng 17 kg”, sản phụ nói.
Chỉ định của các sĩ chuyên khoa sản
Theo các chuyên gia sản khoa, mẹ béo phì chỉ nên tăng từ 5-7 kg trong suốt thai kỳ. Các bác sĩ khuyên sản phụ sau khi xuất viện cố gắng vận động nhiều và chú ý dinh dưỡng thai kỳ để giảm cân càng nhiều càng tốt, tích cực cho con bú sữa mẹ.
Mỗi ngày, Bệnh viện Từ Dũ có khoảng 10 thai phụ đến tư vấn liên quan tiểu đường thai kỳ và béo phì. Đơn vị này cũng tiếp nhận nhiều ca sinh khó do béo phì.
Thai phụ cần hạn chế ăn thức ăn nhanh, uống nước ngọt để tránh béo phì trong thai kỳ
Theo bác sĩ, béo phì ở phụ nữ khiến việc thụ thai và khả năng sinh sản gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn mang thai của bà bầu béo phì, việc theo dõi thai kỳ khá phức tạp. Mẹ bầu béo phì có nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, nguy cơ mẹ bầu béo phì sinh non cũng tăng 2-3 lần kèm theo quá trình sinh nở, hậu sản đối diện nhiều rủi ro. Đặc biệt, trẻ chào đời thường có cân nặng trên 4 kg kéo theo nguy cơ béo phì trong tương lai.
Thai phụ cần chú ý chế độ dinh dưỡng, thu nạp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh. Đồng thời, sản phụ nên hạn chế ăn thực phẩm chiên, không sử dụng thực phẩm hoặc thức uống có đường, ăn thật chậm, nhai kỹ để đề phòng sinh khó do béo phì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét