Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Tìm hiểu biện pháp sửa chữa ADN phôi thành công

Lần thứ nhất các nhà công nghệ đã sửa chữa ADN phôi thành công trong phôi người mà không gây ra những đột biến tai hại không mong muốn. ≫> xet nghiem adn o tphcm

Tìm hiểu biện pháp sửa chữa ADN phôi thành công

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tiến hành thí nghiệm bằng cách sử dụng một kỹ thuật biên tập gene mới. Tinh trùng được lấy từ người cho mang đột biến gene gây ra bệnh cơ tim, một rối loạn làm tim suy và gây ra loạn nhịp tim, các vấn đề về van tim và suy tim. Tinh trùng được sử dụng để thụ tinh cho trứng và sau đó công cụ biên tập sẽ chỉnh sửa đột biến. Các nhà khoa học mô tả nó như một dạng “vi phẫu”, trong đó họ sẽ tìm cách cắt chính xác các gene đột biến.
Khi gene đã được cắt, phôi được kích hoạt để tự sửa chữa gene bị thiếu. Kỹ thuật này được sử dụng trên 58 phôi và đột biến gene đã được hiệu chỉnh thành công ở 70% trong số đó. Điều quan trọng nhất là việc sửa chữa không gây ra những khiếm khuyết không mong muốn ở các vùng ADN khác như trong các thí nghiệm trước đây. Các phôi không được sử dụng để tạo ra các em bé. Cần phải kiểm tra thêm trước khi có thể làm điều này. ≫> https://xetnghiemadn.com.vn/xet-nghiem-adn-bao-nhieu-tien-la-hop-ly.html
Những người chỉ trích việc biến đổi gene trong phôi bày tỏ sự lo ngại về một số yếu tố. Những thay đổi trong ADN của phôi sẽ được truyền cho các thế hệ sau, vì thế, bất kỳ sai lầm nào trong quá trình biên tập gene có thể gây ra các bệnh di truyền mới. Cũng có lo ngại rằng nghiên cứu có thể dẫn đến “những đứa trẻ theo thiết kế”, nơi cha mẹ lựa chọn những đặc điểm cho con cái trước khi sinh, tạo ra một đứa trẻ có những khía cạnh và khả năng về mặt thể chất nhất định.
Các nhà khoa học nghiên cứu về biến đổi di truyền phôi thai tuyên bố rằng, công trình của họ chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa các bệnh di truyền chứ không phải tạo ra những đứa trẻ theo đơn đặt hàng.
Các bệnh có thể ngăn ngừa bằng cách chỉnh sửa gene trong phôi bao gồm bệnh Huntington, bệnh xơ nang và các trường hợp ung thư vú và buồng trứng do đột biến gene.
Lan Tường (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét