Bây giờ, số cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn càng ngày gặp nhiều trong cuộc sống. Mặt dù vậy, để xác định chuẩn xác và giúp bác sĩ chỉ ra giải pháp điều trị thích hợp, cả người vợ và người chồng đều cần cần phải đi khám và thực hiện các giám nghiệm cần thiết… >> xet nghiem adn o dau
Chuẩn đoán vô sinh phải thực hiện ở cả nam và nữ
Theo PGS.TS.BS. Hồ Sỹ Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản quốc gia, để thăm khám cho một cặp vợ chồng vô sinh bác sĩ bắt buộc phải khám cho cả hai người, bao gồm hỏi tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Tất cả đều có các quy trình và hướng dẫn cụ thể tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa.
Các xét nghiệm cần thiết đối với nam
Đối với người chồng thì việc thăm khám đầu tiên là về toàn thân như tầm vóc, đặc tính sinh dục phụ như lông, tóc, lông mu, lông nách, giọng nói, tiền sử bệnh có liên quan đến sinh sản như viêm nhiễm sinh dục, có từng mắc bệnh quai bị có biến chứng viêm tinh hoàn, lao sinh dục không… Bên cạnh đó, bắt buộc cần thực hiện xét nghiệm mẫu tinh trùng, gọi là tinh dịch đồ. Nếu có bất thường kèm theo có thể làm các xét nghiệm thăm dò chuyên sâu khác như xét nghiệm nội tiết, đánh giá đứt gãy ADN của tinh trùng…
Chẩn đoán vô sinh cần thực hiện cho cả vợ và chồng.
Xét nghiệm tinh dịch đồ
Đây là một xét nghiệm quan trọng và cần thiết nhưng đơn giản giúp đánh giá sơ bộ khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải chú ý, tinh dịch phải được lấy bằng tay (bằng cách thủ dâm). Không được dùng bao cao su để đựng tinh trùng vì bao cao su thường có chất diệt tinh trùng (có loại bao cao su chuyên biệt dành cho việc lấy tinh trùng). Người lấy mẫu phải rửa sạch tay trước khi thực hiện nhưng không được rửa bằng xà phòng, vì xà phòng có thể làm chết tinh trùng. Cũng không nên lấy mẫu bằng cách giao hợp và xuất tinh ngoài âm đạo vì sẽ bị mất một phần tinh dịch ban đầu rất nhiều tinh trùng và còn có thể bị lẫn các thành phần khác trong âm đạo.
Thời điểm tốt nhất lấy tinh dịch để xét nghiệm là sau khi kiêng giao hợp hoặc xuất tinh từ 2 đến 7 ngày.Nếu kiêng dưới 2 ngày, có thể giảm số lượng tinh trùng. Nếu kiêng trên 7 ngày, có thể giảm độ di động và tăng tỷ lệ tinh trùng chết.
Mẫu tinh dịch nên được lấy ở phòng riêng gần phòng xét nghiệm, nếu lấy mẫu ở nơi khác thì phải mang mẫu đến phòng xét nghiệm không quá 1 giờ vì tinh dịch đồ tốt nhất nên thực hiện trong vòng 1giờ sau khi lấy mẫu. Nếu để lâu tinh trùng sẽ giảm độ di động và tăng tỉ lệ tinh trùng chết sẽ cho kết quả không chính xác. Nếu kết quả lần đầu bất thường, nên kiểm tra ít nhất 2 lần, cách nhau ít nhất 2 – 7 ngày giữa mỗi lần kiểm tra.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy việc ảnh hưởng lên sức khỏe của người nam do việc lấy tinh dịch làm xét nghiệm. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tinh dịch đồ nam giới như uống rượu, hút thuốc lá, ảnh hưởng của phóng xạ hoặc hóa chất, mẫu tinh dịch để trong môi trường lạnh, xuất tinh không hoàn toàn…
Xét nghiệm nội tiết
Xét nghiệm này được thực hiện ở các trường hợp thiểu tinh nặng hoặc vô tinh để xem nguyên nhân tại tinh hoàn hay là do rối loạn trục hạ đồi - tuyến yên - tinh hoàn.
Các xét nghiệm nội tiết phải làm là FSH, LH và testosterone. FSH do tuyến yên bài tiết ra theo từng xung nhịp trong ngày, có tác dụng kích thích sản sinh tinh trùng. Nếu chỉ số FSH cao chứng tỏ quá trình sinh tinh bị tổn thương và tinh hoàn không còn sinh tinh được nữa. Nồng độ FSH thấp gợi ý suy vùng hạ đồi, tuyến yên. LH cũng do tuyến yên tiết ra, có tác dụng kích thích tế bào Leydig sản xuất testosteron. Bình thường LH trong giới hạn từ 2 - 12 mIU/ ml. Nếu nồng độ LH tăng cao quá mức cũng có thể là do suy tinh hoàn nguyên phát, hội chứng Klinefelter, suy tế bào Sertoli. Testosteron chịu trách nhiệm phát triển cơ thể trong thời kỳ dậy thì, đặc biệt là phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát bao gồm phát triển dương vật, tinh hoàn, mọc râu và lông của cơ thể, phát triển tiền liệt tuyến và hệ cơ, xương. Ngoài ra, testosteron cùng với FSH còn có tác động lên các ống sinh tinh bên trong tinh hoàn, kích thích các ống này sản xuất tinh trùng. Nếu testosteron thấp sẽ gây giảm phát triển lông, giảm ham muốn tình dục, liệt dương. >> >> giám định adn ở hà nội
Đánh giá đứt gãy ADN của tinh trùng
Xét nghiệm này được thực hiện ở các trường hợp vô sinh, hiếm muộn nhưng có kết quả tinh dịch đồ bất thường. Đứt gãy DNA tinh trùng làm giảm khả năng thụ tinh, giảm chất lượng phôi trong thụ tinh trong ống nghiệm dẫn đến giảm hiệu quả điều trị vô sinh.
Xét nghiệm nội tiết tố rất cần thiết với cả vô sinh nam và nữ.
Các xét nghiệm cần thực hiện ở nữ
Đối với người vợ, việc thăm khám cũng rất quan trọng. Ngoài việc quan sát toàn thân về tầm vóc, các đặc tính sinh dục phụ cần khám phụ khoa phát hiện những tổn thương về đường sinh dục chủ yếu là tình trạng viêm nhiễm và các khối u phụ khoa, hình thái tử cung, độ thông của vòi trứng, xác định xem buồng trứng còn tốt không (hay còn gọi là dự trữ buồng trứng), các xét nghiệm chuyên sâu khác nữa tùy thuộc vào nguyên nhân bao gồm:
Xét nghiệm hormon tuyến giáp
Rối loạn hormon tuyến giáp (cường giáp hay suy giáp) có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và mang thai, vì vậy xét nghiệm này rất cần thiết giúp tìm ra nguy cơ gây vô sinh ở nữ cũng như cho nhóm người mắc bệnh tuyến giáp muốn sinh con.
Để thăm khám cho một cặp vợ chồng vô sinh bác sĩ bắt buộc phải khám cho cả hai người, bao gồm hỏi tiền sử bệnh, thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân. Tất cả đều có quy trình và hướng dẫn cụ thể tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa.
Xét nghiệm nội tiết
Đây là xét nghiệm được thực hiện để khảo sát tình trạng hoạt động của buồng trứng, sự phát triển nang noãn và khả năng dự trữ buồng trứng. Xét nghiệm nội tiết bao gồm xét nghiệm prolactin, hormon AMH, hormon FSH, hormon LH…
HormonAMH được sản xuất bởi các tế bào trong các nang nhỏ của buồng trứng. Nồng độ AMH cho biết khả năng dự trữ buồng trứng hoặc nếu nồng độ AMH thấp thì kết quả điều trị vô sinh cũng rất thấp.
Hormon FSH, đây là hormon chịu trách nhiệm chính cho việc kích thích sản xuất trứng. Nếu nồng độ FSH cao thì khả năng dự trữ buồng trứng thấp, là một nguyên nhân gây vô sinh.
Hormon LH là một trong những nội tiết quan trọng cho quá trình sinh sản vì nó có thể can thiệp vào quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, một nguyên nhân gây hiếm muộn.
Những điều cần lưu ý
PGS.TS. BS. Hồ Sỹ Hùng cho biết, mỗi một phương pháp thăm dò đều nhằm mục đích tìm ra được nguyên nhân của vô sinh để từ đó có phương pháp điều trị cụ thể. Việc thăm dò bắt buộc phải được thực hiện cho cả hai người chứ không được thực hiện cho mỗi người vợ. Mỗi cặp vợ chồng đều bắt buộc phải được thăm khám và làm các xét nghiệm thường quy theo hướng dẫn. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể mà phải làm các xét nghiệm chuyên sâu khác.
Trong quá trình thực hiện, với mỗi một phương pháp thăm dò lại cần một lưu ý khác nhau,
Chẳng hạn để xét nghiệm tinh dịch đồ thì người chồng cần hạn chế không quan hệ tình dục trước đó ít nhất từ hai - 7 ngày, hay để chụp phim cho người phụ nữ thì cần sau sạch kinh 3 - 5 ngày, cũng không được quan hệ tình dục trước đó, hay để giám nghiệm nội tiết thì cần phải tiến hành vào đầu chu kỳ kinh…
Nguồn: sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét