Nước ối định nghĩa là 1 môi trường giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống còn và phát triển của thai nhi nằm trong bụng mom. Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai. Nước ối được tạo thành từ ba nguồn gốc: thai nhi, màng ối và máu mẹ. ≫> xét nghiệm adn cần mẫu gì
Hướng dẫn cách thu lấy mẫu nước ối cho xét nghiệm adn
Tại sao nước ối có thể dùng làm xét nghiệm ADN?
Sự tái hấp thu nước ối: được thực hiện chủ yếu qua hệ tiêu hóa thai nhi. Từ tuần thứ 20 thai kỳ, thai nhi bắt đầu nuốt nước ối. Ngoài ra, nước ối còn được tái hấp thu qua da của thai nhi, dây rốn và màng ối.
Chính vì có sự tái hấp thu này nên trong nước ối sẽ có chứa các tế bào ADN của thai nhi sau khi luân chuyển trong cơ thể của thai nhi. Và có thể tách chiết, dùng những ADN này để làm xét nghiệm ADN xác nhận quan hệ huyết thống và chẩn đoán các nguy cơ bệnh về di truyền mà thai nhi có thể mắc phải.
Cách thức lấy mẫu:
Đây là một thủ thuật kết hợp cùng lúc 2 thao tác: siêu âm và chọc hút.
§ Siêu âm: sóng dò siêu âm sẽ giúp xác định vị trí của bé trước khi chọc ối, nhằm tránh tình trạng kim chọc sẽ đâm trúng vào bé.
§ Chọc hút: Dùng một cây kim rỗng nòng, đâm xuyên qua thành bụng của thai phụ, vào túi ối, và hút dịch ối của thai nhi. Dịch ối này sẽ được dùng làm mẫu cho xét nghiệm ADN.
Ảnh minh hoạ thủ thuật chọc ối, dịch ối sẽ có màu vàng nhạt/đạm và trong suốt
Lượng nước ối cần lấy là 3 – 5ml.
§ Nước ối sau khi xong được đựng vào ống chuyên dụng của bệnh viện (ví dụ: ống falcon), nhớ dụng cụ đựng dịch ối phải được đậy nắp thật chặt để không bị trào/rò rỉ dịch ối ra ngoài.
§ Chuyển mẫu nước ối đến trung tâm xét nghiệm ADN
Bảo quản mẫu: >> chi phí kiểm tra adn
§ Đối với mẫu nước ối, ngay sau khi thu cần gửi đến phòng xét nghiệm ADN
§ Nếu chưa chuyển được ngay, mẫu được lưu lại trong tủ lạnh với nhiệt độ 4oC (đây là nhiệt độ tương ứng nhiệt độ lưu mẫu của phòng xét nghiệm ADN của Bionet Việt Nam). Tuy nhiên, trong vòng 24h kể từ khi thu mẫu phải chuyển được đến phòng xét nghiệm.
Các điểm lưu ý:
§ Mẫu nước ối cần được thu tại bệnh viện/ phòng khám có uy tín, người thu mẫu phải có chuyên môn cao.
§ Phương pháp này còn gọi là phương pháp xâm lấn, tức có xâm lấn đến thai nhi. Vì thế ít nhiều sẽ có nguy cơ tiềm ẩn: 0.5 - 1% nguy cơ sảy thai, ngoài ra còn có các nguy cơ khác như chảy máu âm đạo…
§ Tuổi thai thích hợp để có thể chọc dò ối là từ 16 – 22 tuần. Nhằm đảm bảo cho xét nghiệm của mình, bạn không nên vì nôn nóng mà chọc dò ối sớm hơn thời điểm này vì ở thời điểm sớm hơn, lượng ADN của thai nhi trong dich ối chưa đủ để làm xét nghiệm, bạn sẽ phải chọc ối lại, vừa nguy hiểm vừa mất thời gian của bạn.
Mặc dù việc sử dụng mẫu nước ối trong xét nghiệm ADN là đúng theo nguyên lý khoa học và là phương pháp chính xác, nhưng việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Nhờ vào sự tiến bộ của khoa học, bạn có thể chọn phương pháp an toàn hơn như: phương pháp dịch vụ xét nghiệm adn trước sinh không xâm lấn, hoặc cẩn thận hơn là đợi đến khi em bé đã có mặt trên đơi để tiến hành xét nghiệm adn (nếu thai đã quá lớn, gần ngày sinh nở).
Nguồn: sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét