Thứ Năm, 10 tháng 7, 2025

Bật mí 7 loại trái cây thải độc gan thận tự nhiên

 Tác động của căng thẳng, ô nhiễm môi trường... hàng ngày có thể làm quá tải cơ quan thanh lọc, thải độc như gan và thận. Việc bổ sung một số loại trái cây tự nhiên có thể hỗ trợ chức năng gan, thận cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể. Cùng cao sâm hàn quốc Koja mart tìm hiểu 7 loại trái cây giúp thải độc gan hiệu quả nhất.

7 Loại trái cây giúp thải độc gan thận tự nhiên

1. Quả bơ hỗ trợ hồi phục gan

Theo Đông y, quả bơ là trái cây có vị ngọt bùi, tính mát, có nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, làm cân bằng thần kinh, phục hồi sức khoẻ... Quả bơ rất giàu chất béo không bão hòa đơn và glutathione, một hợp chất cần thiết cho quá trình giải độc gan, làm giảm tình trạng viêm gan và hỗ trợ quá trình phân hủy chất béo.
Bên cạnh đó, axit béo omega - 3 có trong quả bơ cũng là một chất chống oxy hóa có khả năng giảm viêm, hỗ trợ quá trình phục hồi gan khi bị tổn thương do sự tích tụ mỡ.

2. Quả lựu ngăn ngừa hình thành sỏi thận

Quả lựu là loại trái cây có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là punicalagin, giúp giảm viêm, giảm nồng độ oxalat, canxi, phosphat và ngăn ngừa hình thành sỏi thận. Ngoài ra, quả lựu còn chứa chất xơ, folate, vitamin E, vitamin K và B6 có tác dụng hạn chế tác động của các gốc tự do lên cơ thể, bảo vệ tế bào, trong đó có tế bào gan, thận.
Quả lựu là trái cây chứa chất chống oxy hóa cao, giúp ngăn ngừa sỏi thận.
Do đó, tiêu thụ quả lựu mỗi ngày có thể bảo vệ chức năng thận hiệu quả cho người khỏe mạnh muốn phòng ngừa sỏi thận và người đã từng mắc bệnh lý này muốn ngăn ngừa tái phát. Tuy nhiên, không nên lạm dụng hay ăn quá nhiều quả lựu vì có thể gây phản tác dụng với sức khỏe.

3. Đu đủ giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Trong Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt, thanh nhiệt, bổ tỳ. Theo các nghiên cứu hiện đại, đu đủ chứa papain, một loại enzyme hỗ trợ quá trình phân hủy protein trong chế độ ăn uống, giúp giảm gánh nặng trao đổi chất của gan.
Hơn nữa, đu đủ rất giàu flavonoid và vitamin C, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ. Để phát huy tác dụng của đu đủ với sức khỏe gan, có thể dùng đu đủ tươi hoặc nước ép đu đủ.

4. Quả chanh hỗ trợ giải độc tự nhiên

Chanh là loại trái cây rất giàu vitamin C và axit citric, giúp kích thích các enzym gan và thúc đẩy quá trình sản xuất nước tiểu. Uống nước chanh ấm vào buổi sáng giúp cung cấp nước cho cơ thể và hỗ trợ quá trình giải độc tự nhiên. Sâm tẩm mật ong hàn quốc có tác dụng gì ?

5. Nam việt quất giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận

Nam việt quất chứa proanthocyanidin, không chỉ ngăn vi khuẩn bám vào niêm mạc đường tiết niệu mà còn hỗ trợ sức khỏe thận bằng cách duy trì hoạt động tốt của toàn bộ hệ thống tiết niệu.
Tiêu thụ nam việt quất có thể làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh thận mạn tính ở những người dễ bị tổn thương.
Uống một phần nhỏ nước ép nam việt quất không đường hoặc thêm nam việt quất khô vào bữa sáng có thể hỗ trợ bảo vệ thận hàng ngày.

6. Dưa hấu là trái cây giúp đào thải độc tố gan, thận tốt

Dưa hấu không chỉ là một loại trái cây mùa hè mà còn có tác dụng lợi tiểu, làm tăng lưu lượng nước tiểu và không gây căng thẳng cho thận do có chứa đến 90% là nước. Điều này giúp đào thải độc tố nhẹ nhàng và bảo vệ gan, thận khỏi tác hại của môi trường ô nhiễm.
Bên cạnh đó, loại quả này cũng chứa citrulline, một loại axit amin có khả năng làm giãn mạch máu, giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm amoniac trong cơ thể, do đó hỗ trợ cả chức năng gan và thận.
Dưa hấu cũng là nguồn cung cấp lycopene - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào gan khỏi sự tấn công của các gốc tự do, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến viêm gan và tổn thương gan.

7. Quả táo giúp giảm viêm

Táo chứa hàm lượng pectin và chất xơ cao giúp liên kết độc tố, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa và gan. Chất chống oxy hóa của chúng cũng giúp giảm viêm, hỗ trợ chức năng gan.
Tham khảo : Bảng giá an cung ngưu hoàng hoàn bao nhiêu ?

Bài thuốc chữa bệnh từ củ gừng hiệu quả nhất

 Gừng là một loại gia vị rất phổ biến trong ẩm thực nước ta, được dùng dưới dạng tươi, khô, bột hoặc nước ép và là vị thuốc không thể thiếu trong bài thuốc Đông y. Cùng an cung ngưu hoàng Koja mart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé !

Bài thuốc chữa bệnh từ củ gừng

1. Gừng - vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền

Gừng còn có tên khác là sinh khương, can khương, bào khương... Tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Cây thảo sống lâu năm, cao khoảng 1m. Thân rễ mọc phình lên thành củ, không có hình dạng nhất định, thường phân nhánh, dài 3 - 7 cm, dày 0,5 -1,5 cm.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị; có tác dụng tán hàn giải biểu, ấm dạ dày, tiêu nước, dịu ho, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc… Vị cay thơm đặc trưng và tính ấm nóng của gừng là đặc điểm khiến cho gừng được sử dụng nhiều trong ẩm thực cũng như trong y học cổ truyền.
Sinh khương hay gừng tươi là một vị thuốc được xếp vào nhóm thuốc phát tán phong hàn. Trong y học cổ truyền phương Ðông, ở các nước Trung Quốc, Ấn Ðộ, Việt Nam… các thầy thuốc đã dùng gừng làm thuốc không thể thiếu trong bài thuốc Đông y và sử dụng gừng từ hơn 2.000 năm.

2. Tác dụng của củ gừng

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (củ gừng). Gừng gồm có tinh dầu, nhựa dầu, tinh bột, chất cay.
Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol, zingerol (trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất), α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol. Cineol trong gừng có tác dụng kích thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.
Hợp chất gingerol có trong gừng giúp hỗ trợ nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm tiêu hóa, giảm buồn nôn, chống lại bệnh cúm và cảm lạnh thông thường. Gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong loại gia vị này cùng với các loại dầu tự nhiên khác tạo cho nó một hương vị và hương thơm độc đáo, có đặc tính chống viêm.
Gừng qua chế biến sẽ biến đổi gingerol thông qua phản ứng aldol ngược thành zingerone, ít hăng hơn và có mùi thơm cay ngọt. Khi gừng được sấy khô hoặc làm nóng nhẹ, gingerol trải qua phản ứng mất nước tạo thành shogaols, hăng gấp đôi gingerol. Điều này giải thích tại sao gừng khô hăng hơn gừng tươi.
Shogaol, gingerol được chứng minh có hiệu quả trong việc tăng cường nhu động ruột để di chuyển thức ăn dọc theo đường tiêu hóa. Zingerone ức chế các chuyển động co bóp tự phát và giảm nhu động ở đại tràng. Gừng được cho là một thuốc chống nôn và thuốc chống buồn nôn có hiệu quả, đặc biệt là cho buồn nôn do say tàu xe hoặc mang thai và giảm co thắt ruột. Gừng cũng được sử dụng như một chất chống viêm và giảm đau.
Tác dụng dược lý: Nước gừng có tác dụng gây co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ức chế trung tâm nôn, gây xung huyết ở dạ dày, có tác dụng cầm máu nhẹ. Nước gừng ức chế một số vi khuẩn, vi trùng ở âm đạo.
Gừng là vị thuốc được y học cổ truyền xếp vào nhóm khử hàn, các tác dụng mà y học cổ truyền ghi nhận chủ yếu là chữa các bệnh do hàn làm đau bụng, khó tiêu, nôn ói.
- Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Sinh khương (gừng tươi) làm thuốc và dùng làm gia vị chế biến các món ăn, có tác dụng: Tăng tiết mồ hôi và giải biểu; làm ấm tỳ, vị và giảm nôn; làm ấm phế và giảm ho; giải độc bán hạ…
- Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị.
- Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu.
Ngoài ra, còn dùng tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao sém vàng, đang nóng, vẩy vào ít nước, đậy kín, để nguội), thán khương (gừng khô thái lát dày, sao cháy đen tồn tính)... Nhờ vậy mà trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng như:Sinh địa nấu với gừng sẽ hạn chế bớt tính mát.
Bán hạ chế với gừng để giải độc.
Một số loại thuốc khác như: sâm, đinh lăng... cũng thường được tẩm gừng, sao qua để tăng tính ấm và dẫn vào phế vị. tinh chất hồng sâm 6 năm tuổi có tác dụng gì ?

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ gừng


- Phụ nữ sau khi đẻ bị cảm lạnh, khí huyết ứ trệ, đầy bụng, mặt nặng, chân lạnh. Trường hợp đau bụng dữ dội do hàn, đau lan ra lưng, sườn: Dùng sinh khương 8g, ngải diệp 12g, quế chi 12g, giấm ăn 15ml, sắc uống.
- Nếu bị tiêu chảy hoặc kiết lị, dùng can khương 8g, tán nhỏ, ăn với nước cháo nóng. Liều dùng: 4 – 12g.
Gừng có vị cay nóng, tính ấm nên khi ăn gừng tươi có tác dụng làm giãn các mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, giúp làm ấm cơ thể từ bên trong.
- Kinh nghiệm dân gian từ lâu đã dùng gừng tươi chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, bụng đầy trướng; dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim, thú độc. Ngày dùng 4-8g, dạng thuốc sắc uống. Ngoài ra, còn dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù, vết thương, giảm đau.
- Gừng khô, gừng sao chữa đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, thổ tả, chân tay giá lạnh, mạch nhỏ, đàm ẩm, ho suyển và thấp khớp: Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán (thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác).
- Chữa ho lâu ngày: Gừng sống giã lấy nước cốt (1 thìa) trộn mật ong (1 thìa). Đun nóng, uống dần ít một.
- Đau lưng, đau vai gáy do lạnh: Có thể dùng rượu gừng làm thuốc xoa bóp, massage cơ để cơ bắp được thả lỏng hơn. Hoặc chườm nóng vai gáy với gừng rang với muối hột.
- Đau xương khớp mùa lạnh: Ngâm chân, tay hoặc tắm với nước thảo dược có thành phần là gừng tươi. Hoặc sử dụng gừng rang với muối hột chườm lên vùng đau.
Nếu như Hàn (thời tiết lạnh) là nguyên nhân gây đau nhức khớp, thì rượu gừng dùng để xoa bóp ngoài khớp giúp làm ấm nóng, tăng tuần hoàn máu có thể giúp giảm đau, tuy nhiên khi sử dụng cần thận trọng không nên lạm dụng.
Gừng có vị cay nóng, tính ấm nên khi ăn gừng tươi có tác dụng làm giãn các mao mạch, thúc đẩy quá trình tiết mồ hôi, giúp làm ấm cơ thể từ bên trong. Phương pháp này không chỉ hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn mà còn có thể chống lại virus hợp bào hô hấp, ngăn cản các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Dân gian cũng sử dụng gừng để cạo gió trị cảm lạnh.
Lưu ý: Nếu muốn sử dụng thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh người bệnh nên tư vấn với thầy thuốc hoặc đến cơ sở y tế hợp pháp để được thăm khám, đánh giá, chẩn đoán và sử dụng thuốc thích hợp.
Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả cây thuốc đông y sẽ không khỏi bệnh hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe. Gừng có tác dụng phụ là làm tăng huyết áp, nếu dùng trên người bệnh có tăng huyết áp hết sức cẩn thận.
Không dùng lượng nhiều, không dùng lâu dài vì bệnh cảnh nhất là người cao tuổi đa bệnh thái, sẽ hết sức nguy hiểm khi tự chữa bệnh cho mình, cho người thân.
Tham khảo thêm : nước hồng sâm hàn quốc hộp 30 gói 50ml giá bao nhiêu ?

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2025

Top 6 thảo dược làm tăng sức đề kháng vào mùa hè

 Mùa hè không chỉ mang theo cảm giác mệt mỏi, khó chịu mà còn khiến cơ thể con người dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng âm dương, suy giảm sức đề kháng.

Trong bài viết này,hãy cùng nước hồng sâm Koja mart điểm qua một số vị thuốc thảo dược nổi bật có tác dụng tăng cường sức đề kháng trong mùa nắng nóng.

6 thảo dược làm tăng sức đề kháng trong mùa hè

1. Hoàng kỳ - Bổ khí, cố biểu, tăng cường miễn dịch

Hoàng kỳ (tên khoa học Astragalus membranaceus) là vị thuốc quý trong nhóm bổ khí. Theo y học cổ truyền, hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng ích khí, cố biểu, sinh tân, thăng dương.
Vào mùa hè, cơ thể dễ bị hao tổn tân dịch qua mồ hôi, khí huyết dễ hư suy, việc dùng hoàng kỳ là lựa chọn tuyệt vời để củng cố chính khí, bảo vệ cơ biểu bên ngoài cơ thể.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy hoàng kỳ giúp tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy sản sinh tế bào lympho và đại thực bào, hỗ trợ phòng ngừa nhiễm khuẩn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt làm giảm sức đề kháng.
Cách dùng: Có thể nấu nước hoàng kỳ uống thay trà (10-15g mỗi ngày), hoặc kết hợp với đại táo, cam thảo, nhân sâm trong các bài thuốc bổ khí kiện tỳ.

2. Đảng sâm - dưỡng khí sinh tân, giải nhiệt nhẹ nhàng

Đảng sâm (tên khoa học Codonopsis pilosula) - vị thuốc có thể thay thế nhân sâm trong các bài thuốc bổ khí, nhưng với tính chất nhẹ nhàng, ôn hòa hơn, rất thích hợp dùng trong mùa hè.
Theo đông y, đảng sâm có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Tỳ và Phế, có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân dưỡng huyết. Trong những ngày hè, khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ăn kém, dễ đổ mồ hôi và mất nước, đảng sâm giúp bổ khí mà không quá nóng, đồng thời dưỡng tân dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi thể lực.
Cách dùng: Dùng đảng sâm nấu với táo đỏ, kỷ tử và vài lát gừng tươi là bài trà dưỡng sinh giúp tăng cường đề kháng rất hiệu quả. Liều dùng 12-20g mỗi ngày. sâm tẩm mật ong hàn quốc có tác dụng gì ?

3. Kỷ tử - dưỡng can thận, sáng mắt, tăng sức đề kháng

Kỷ tử (Lycium barbarum), thường được biết đến với tên gọi "câu kỷ tử", là vị thuốc quý có vị ngọt, tính bình, vào kinh Can, Phế và Thận. Y học cổ truyền cho rằng kỷ tử có tác dụng dưỡng âm, bổ thận, sáng mắt, sinh tinh, ích khí.
Vào mùa hè, kỷ tử giúp phục hồi âm dịch đã hao tổn do nắng nóng, tăng cường sức bền cho cơ thể, hỗ trợ chống oxy hóa và cải thiện thị lực do ánh nắng mùa hè gây mỏi mắt. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy kỷ tử chứa nhiều polysaccharide, vitamin A, vitamin C, kẽm và selen, những hoạt chất này có khả năng tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và bảo vệ gan.
Cách dùng: Kỷ tử có thể dùng hàng ngày bằng cách hãm trà, nấu cháo, hoặc thêm vào các món canh hầm để vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Liều dùng 10 -15g mỗi ngày. 

4. Lá sen - thanh nhiệt, giải thử, chống say nắng

Lá sen (hà diệp) là một dược liệu có tính mát, vị đắng nhẹ, quy vào kinh Tâm, Can và Tỳ. Đông y sử dụng lá sen để thanh nhiệt, giải thử (trị say nắng), sinh tân chỉ khát và giúp điều hòa huyết áp. Trong mùa hè, nước sắc lá sen giúp hạ nhiệt, giảm cảm giác bức bối, đồng thời có tác dụng lợi tiểu nhẹ, hỗ trợ thải độc qua đường niệu.
Hiện nay, y học hiện đại cũng đang quan tâm tới các hoạt chất trong lá sen như nuciferin và lotusine - có tác dụng chống viêm, bảo vệ tim mạch và ổn định đường huyết.
Cách dùng: Lá sen có thể được nấu thành nước uống hoặc phối hợp với hoa cúc, kỷ tử, cam thảo để làm thành một bài trà mùa hè vừa thanh mát, vừa tăng sức đề kháng. Liều dùng 15 -20g lá sen tươi (hoặc 10g lá sen khô).

5. Mạch môn - dưỡng âm sinh tân

Mạch môn (Ophiopogon japonicus) là vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, quy vào kinh Tâm, Phế và Vị. Vào mùa hè, mạch môn có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng âm dịch, làm dịu cơn khát, chữa ho khan và làm mát cơ thể từ bên trong. Với những người dễ bị nóng trong, khô cổ, mất ngủ vì nhiệt, mạch môn rất phù hợp.
Cách dùng: Kết hợp mạch môn với ngũ vị tử, đảng sâm và cam thảo thành bài "Sinh mạch ẩm" giúp nâng cao thể lực, dưỡng tâm an thần, rất thích hợp cho người lao động trí óc nhiều trong mùa nóng. Liều dùng: 6 - 12g mỗi ngày.

6. Nấm linh chi - bổ khí, an thần, tăng cường miễn dịch tế bào

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) có vị đắng nhẹ, tính bình, quy vào Can, Tâm và Thận. Linh chi dưỡng khí huyết, ích tinh, định thần, bổ gan, hỗ trợ hệ miễn dịch và phòng bệnh mạn tính. Nấm linh chi giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại trong môi trường (bụi, nắng, vi khuẩn), đặc biệt thích hợp cho người bị suy nhược, mất ngủ, hay dị ứng thời tiết.
Các hoạt chất như polysaccharides, germani, axit ganoderic, axit ganodermic, axit oleic, ganoderans, adenosine, beta-D-glucan trong nấm linh chi được chứng minh có khả năng tăng sản sinh tế bào miễn dịch, giúp giảm stress, chống oxy hóa và hỗ trợ giải độc gan.
Liều dùng: 5-10g nấm linh chi khô thái lát, nấu với 1 lít nước, chia uống trong ngày; có thể kết hợp cùng hồng táo, kỷ tử để giảm vị đắng và tăng hiệu quả.
Tham khảo : tinh dầu thông đỏ hàn quốc giá bao nhiêu ?

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2025

Tham khảo cách dùng trầm hương tốt cho sức khỏe

 Trầm hương quý bởi mùi thơm độc đáo, đặc trưng. Bên cạnh ứng dụng trong các hoạt động tâm linh, nghi lễ tôn giáo, trầm hương còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cùng an cung ngưu hoàng hàn quốc Koja mart khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé !

1. Trầm hương có tác dụng gì với sức khỏe?


Trầm hương thực chất là một phần của cây Dó. Khi thân cây Dó bị tổn thương cây sẽ tiết ra một chất mủ đặc biệt, kết hợp với các yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu, sẽ tạo thành một lớp dầu tích tụ theo thời gian và hình thành trầm hương.
Theo các nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của trầm hương gồm có tinh dầu và nhựa. Trầm hương còn chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như dẫn xuất 2-(2-phenylethyl)-4 H -chromen-4-one và sesquiterpene, terpenoid, flavonoid… Trong tinh dầu trầm hương, các thành phần chính thường gặp là benzyl acetate, methoxybenzyl acetone, và terpene alcohol.
Bên cạnh đó, khoa học hiện đại đã chứng minh được rằng tinh dầu trầm hương có tác dụng chữa lành các vết thương tinh thần, điều hòa tần số điện của não, an thần, giảm căng thẳng, lo lắng, tăng khả năng ghi nhớ và tập trung.
Ngoài ra, trầm hương cũng được chứng minh là có tác dụng giảm đau, kháng viêm, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa sự tích tụ khí trong đường tiêu hóa, trị đau dạ dày, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư vú, cải thiện sức khỏe làn da, điều hòa kinh nguyệt, trị ho, hen khí phế quản, long đờm, ngạt mũi, giảm buồn nôn, nôn mửa, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị nam giới suy giảm chức năng sinh lý…
Theo Đông y, trầm hương có vị cay, đắng, tính ấm, đi vào các kinh tỳ, vị, thận, có tác dụng giảm đau, giáng khí nghịch, ôn trung, kiện tỳ vị, tráng nguyên dương, làm ấm thận. Trầm hương thường được sử dụng trong điều trị các chứng hen suyễn, khí nghịch, tinh lạnh ở nam giới, tiêu chảy, thận hư, nôn mửa, bí tiểu tiện…

2. Một số cách dùng trầm hương tốt cho sức khỏe

2.1 Xông trầm hương

Đây là cách dùng trầm hương rất truyền thống, được sử dụng lâu đời. Có thể dùng nụ trầm, trầm miếng đốt trên lò gốm chuyên dụng hoặc lò xông điện vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sớm.
Xông trầm là cách tự nhiên giúp thư giãn, dễ ngủ, giảm stress, đồng thời rất hữu ích trong việc trừ tà khí, thanh lọc không gian sống. Cần lưu ý không nên xông trầm trong không gian quá kín như phòng ngủ nhỏ, phòng không có cửa sổ và không nên hít trực tiếp quá nhiều, chỉ nên để hương thơm thoang thoảng giúp tâm trí thư thái mà không gây quá tải cho khứu giác và hệ hô hấp. tinh chất hồng sâm hàn quốc là gì ?

2.2 Đeo đồ trang sức bằng trầm hương

Nhiều người có thói quen đeo đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ bằng trầm hương mà không biết rằng thói quen này lại mang lại lợi ích với sức khỏe.
Khác với các loại trang sức thông thường, đeo trầm hương sẽ tạo hiệu ứng thư giãn thông qua khứu giác, giúp ổn định cảm xúc, ổn định nhịp tim, giảm huyết áp nhẹ, rất thích hợp với người già, người dễ hồi hộp.

2.3 Uống trà trầm hương


Cách thực hiện: Dùng bột trầm loại tốt (loại dùng làm thuốc, không lẫn tạp chất) hòa với nước ấm, mỗi lần uống 0,5-1g.
Trà trầm hương là thức uống có hương vị thơm, lại có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, thích hợp với người tiêu hóa kém, đau dạ dày do lạnh. Đồng thời thức uống này cũng giúp ổn định tâm trạng, giảm bồn chồn và ngủ sâu hơn.

2.4 Ngậm trầm hương

Cách thực hiện: Cạo một ít vụn trầm tốt, ngậm dưới lưỡi.
Trầm hương ngậm dưới lưỡi là phương pháp rất độc đáo làm ấm ngực, tiêu đờm nhẹ, an thần đồng thời làm trong sạch hơi thở, trị hôi miệng rất hiệu quả.

2.5 Rượu trầm hương

Dùng trầm hương dạng bột hoặc vụn ngâm trong rượu gạo ngon sẽ cho ra một loại rượu thơm dịu và ấm. Rượu trầm hương có tác dụng hành khí, bổ dương, an thần, ôn trung, rất thích hợp với người khí huyết lưu thông kém, hay đau lưng, mỏi gối, nam giới suy giảm chức năng sinh lý, người lớn tuổi hay lo âu, hồi hộp, người bụng đầy trướng do khí trệ, đau bụng do lạnh, hỗ trợ điều trị cảm lạnh…
Cần lưu ý chỉ nên uống 10-15ml rượu trầm hương một lần, mỗi ngày uống tối đa 2 lần, không nên dùng quá 30ml rượu/ngày, không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, những người mắc các bệnh lý cần kiêng rượu.

2.6 Trầm hương kết hợp với các vị thuốc Đông y khác

Trầm hương kết hợp cùng bạch đậu khấu: Có tác dụng ôn trung, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy.
Trầm hương kết hợp cùng nhục quế, phá cố chỉ: Có tác dụng ôn thận, bổ dương, lưu thông khí, rất tốt cho người mệt mỏi, thận dương hư.
Trầm hương kết hợp cùng đinh hương, mộc hương, hương phụ: Có tác dụng giảm đau bụng, đau bụng kinh, lưu thông khí huyết.
Trầm hương kết hợp cùng trắc bách diệp: Có tác dụng điều trị hen suyễn, khó thở.
Trầm hương kết hợp cùng nhân sâm, ô dược, hạt cau: Có tác dụng cân bằng thần kinh, giảm lo âu, giúp ổn định cảm xúc, dễ ngủ.
Tham khảo : Bảng giá an cung ngưu hoàng hoàn bao nhiêu ?

Chia sẻ 7 lợi ích sức khoẻ của nước đinh hương

 Đinh hương là một loại dược liệu được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như làm gia vị hoặc chữa bệnh. Vậy uống nước ngâm đinh hương khi bụng đói có tác dụng gì? Cùng cao sâm hàn quốc Koja mart tìm hiểu ngay nào !

Những lợi ích sức khoẻ của nước đinh hương

Đinh hương là nụ hoa đã phơi hay sấy khô của cây Đinh hương.
Tên gọi khác là: Cống đinh hương, đinh tử, đinh tử hương.
Tên khoa học là Syzygium aromaticum (L.) Merill et Perry, thuộc họ Sim (Myrtaceae).
Trong Đông y, đinh hương có công dụng làm ấm hệ tiêu hoá, chữa đau bụng do lạnh, trị nấc, kích thích tiêu hoá, dùng để sát trùng trong nha khoa…
Dưới đây là một số lợi ích của việc uống nước ngâm đinh hương qua đêm hàng ngày khi bụng đói:

1. Cải thiện tiêu hóa và giảm đầy hơi

Đinh hương giúp tăng cường các enzyme tiêu hóa trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn đúng cách và ngăn ngừa bị đầy hơi, chướng bụng và cảm giác nặng nề sau bữa ăn. Uống nước đinh hương khi bụng đói giúp đánh thức hệ tiêu hóa, bắt đầu một ngày mới khỏe mạnh.

2. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Đinh hương là nguồn giàu chất chống oxy hóa, có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus mạnh, rất có lợi cho cơ thể. Uống nước đinh hương hàng ngày có thể giúp chống lại nhiễm trùng, bệnh tật, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi dễ bị cảm lạnh hoặc sốt.

3. Giảm đau khớp và viêm

Nước đinh hương có đặc tính chống viêm tự nhiên, ngăn ngừa tình trạng cứng và đau khớp. Uống nước này có thể giúp giảm sưng, giảm đau theo thời gian, đặc biệt là đối với những người bị viêm khớp hoặc đau nhức cơ thể. tinh dầu thông đỏ hàn quốc giá bao nhiêu ?

4. Cải thiện sức khỏe răng miệng một cách tự nhiên

Đinh hương được sử dụng để chăm sóc răng miệng, đặc biệt là khi bị đau răng. Uống nước đinh hương làm giảm vi khuẩn có trong ruột và miệng, giúp hơi thở thơm tho, bảo vệ nướu răng, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và loét.

5. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Đinh hương có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện insulin của cơ thể. Nó đặc biệt hữu ích cho những người bị tiểu đường hoặc những người đang cố gắng duy trì năng lượng trong suốt cả ngày.

6. Tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân

Nước đinh hương có thể làm giảm cơn thèm ăn và tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể một cách dễ dàng; giúp cơ thể sử dụng năng lượng hiệu quả; có thể giúp kiểm soát cân nặng khi kết hợp với chế độ ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên.

7. Làm sạch cơ thể và làm sạch da

Uống nước đinh hương dễ dàng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Theo thời gian, làn da sẽ ít mụn, ít dầu hơn và sáng tự nhiên. Đây là cách nhẹ nhàng để giải độc cơ thể hàng ngày.

Cách làm nước đinh hương tại nhà

Cách làm nước đinh hương rất đơn giản:
  • Ngâm 3-4 nụ đinh hương trong một cốc nước qua đêm.
  • Lọc lại và uống vào sáng hôm sau khi bụng đói.
  • Có thể thêm nước ấm nếu muốn.

Nhược điểm của đinh hương

Nếu tiêu thụ quá nhiều đinh hương có thể dẫn tới:
  • Giảm lượng glucose: Việc tiêu thụ nhiều đinh hương có thể làm giảm lượng glucose, do đó những người có lượng glucose thấp không nên sử dụng.
  • Làm loãng máu: Đinh hương có thể làm loãng máu, những người mắc chứng rối loạn chảy máu như bệnh máu khó đông không nên dùng đinh hương.
  • Các vấn đề liên quan đến dạ dày: Tiêu thụ quá nhiều gây hại cho thận và gan. Tác động của nó chuyển thành nhiệt, có thể gây hại cho các cơ quan.
  • Tiêu thụ quá nhiều hoặc trong thời gian dài có thể gây dị ứng, làm giảm hormone testosterone và gây ngộ độc nếu tiêu thụ quá nhiều.
Tham khảo : Cách lựa chọn quà biếu người lớn tuổi

Gợi ý 9 lợi ích nên ăn dưa chuột thường xuyên hơn

 Dưa chuột không chỉ là một thực phẩm mát, ngon miệng, cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe...

Theo Đông y, dưa chuột có tên là mã bào qua (dưa chuột non vỏ còn xanh) và huỳnh qua là dưa chuột già chín, vỏ vàng. Dưa chuột vị ngọt, mát; vào kinh tỳ, vị. Dưa chuột có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, dùng rất tốt cho người bị sốt nóng, miệng khô khát nước, đau sưng họng, phù nề.
Dưa chuột có thể dùng lượng tùy ý, ăn trực tiếp, ép lấy nước hay xào nấu. Khi tiêu thụ dưa chuột trong khẩu phần hàng ngày cùng các rau xanh khác có tác dụng tốt cho nhuận tràng, phòng chống u bướu đường tiêu hóa. Cùng an cung ngưu hoàng hoàn Koja mart tìm hiểu 9 lí do nên ăn dưa chuột thường xuyên hơn.

9 lý do nên ăn dưa chuột thường xuyên hơn

1. Dưa chuột hỗ trợ tăng cường hydrat hóa

Dưa chuột chứa gần 95% là nước nên có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể và giải khát rất tốt. Duy trì đủ nước không chỉ giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái mà còn rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa, lưu thông, kiểm soát nhiệt độ và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Vào những ngày nóng hoặc khi hoạt động thể chất, thêm dưa chuột vào bữa ăn có thể là một cách dễ dàng để kiểm soát mức độ hydrat hóa của cơ thể.

2. Hỗ trợ sức khỏe xương

Dưa chuột là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thụ canxi và duy trì xương chắc khỏe. Chỉ cần một cốc dưa chuột thái lát cung cấp cho bạn khoảng 20% nhu cầu vitamin K hàng ngày.
Dưa chuột cũng chứa silica, một khoáng chất vi lượng hỗ trợ các khớp và mô liên kết, đặc biệt quan trọng khi cơ thể già đi.

3. Giàu chất chống oxy hóa

Dưa chuột chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa như flavonoid, tannin và thậm chí cả quercetin. Các hợp chất này chống lại các gốc tự do, các phân tử không ổn định góp phần gây lão hóa và các bệnh như ung thư, Alzheimer. Nước hồng sâm có tác dụng gì với làn da phụ nữ ?

4. Thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa

Chất xơ trong vỏ dưa chuột làm tăng khối lượng phân, ngăn ngừa táo bón. Trong khi đó, hàm lượng nước cao của dưa chuột giúp làm mềm chất thải và dễ tiêu hóa. Vì vậy, để khắc phục tình trạng táo bón hoặc trước khi sử dụng thuốc nhuận tràng hay thực phẩm bổ sung thì nên thử tiêu thụ dưa chuột.

5. Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Mỗi cốc dưa chuột chỉ chứa khoảng 16 calo nên đây là món ăn nhẹ lý tưởng mà không khiến cơ thể cảm thấy nặng nề. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ và nước cao trong loại quả này cũng cũng giúp cơ thể no lâu hơn, giảm thèm ăn, hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

6. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Hàm lượng kali trong dưa chuột giúp cân bằng lượng natri trong cơ thể và hỗ trợ huyết áp khỏe mạnh. Ngoài ra, chất xơ và hợp chất chống oxy hóa trong dưa chuột có thể giúp giảm cholesterol LDL và tình trạng viêm - hai yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim.

7. Cải thiện sức khỏe làn da

Hàm lượng nước cao trong dưa chuột giúp dưỡng ẩm cho làn da từ trong ra ngoài, trong khi silica thúc đẩy sản xuất collagen, giúp da săn chắc và mịn màng.
Hơn nữa, chất chống oxy hóa có trong dưa chuột cũng giúp chống lão hóa da và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm. Để tốt cho da, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc đắp mặt nạ dưa chuột.

8. Có thể giúp hạ đường huyết

Dưa chuột có hàm lượng carbohydrate thấp tự nhiên và có chỉ số đường huyết thấp, khiến chúng trở thành lựa chọn tốt cho những người cần kiểm soát lượng đường trong máu. Dưa chuột cũng chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như cucurbitacin có thể giúp cải thiện cách cơ thể phản ứng với insulin.

9. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch

Viêm mạn tính là gốc rễ của nhiều vấn đề sức khỏe - từ đau khớp đến bệnh tim. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa, dưa chuột giúp chống lại vấn đề này. Ăn chúng thường xuyên có thể giúp giảm sưng, làm dịu kích ứng bên trong và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Tham khảo : tinh chất hồng sâm hàn quốc là gì ?

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2025

Tại sao tỏi lại có công dụng rất tốt cho tim mạch

 Tỏi là một loại gia vị phổ biến, không chỉ làm tăng hương vị và mùi vị trong các món ăn, mà còn cải thiện sức khỏe tim mạch một cách tự nhiên, đặc biệt khi kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh…Dưới đây hãy cùng nước hồng sâm Koja mart tìm hiểu về các lợi ích của tỏi với hệ tim mạch nhé !

Vai trò của tỏi với tim mạch như thế nào ?

1. Tỏi giúp giảm huyết áp

Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. Ăn tỏi, đặc biệt là tỏi sống hoặc ở dạng bổ sung, giúp thư giãn các mạch máu và cải thiện lưu lượng máu.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chiết xuất tỏi lâu năm có thể làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, đặc biệt là ở những người bị tăng huyết áp. Lượng chiết xuất tỏi lâu năm hấp thụ hàng ngày từ 600 -1200 mg có thể có hiệu quả như một số loại thuốc tiêu chuẩn.

2. Giảm cholesterol LDL

Tỏi có thể giúp hạ cholesterol toàn phần và đặc biệt là làm giảm mức LDL (cholesterol xấu) và làm tăng HDL (cholesterol tốt). Tác dụng kép này giúp giữ cho động mạch sạch và giảm nguy cơ tích tụ mảng bám.
Thêm tỏi sống nghiền nát vào bữa ăn hoặc dùng viên bổ sung tỏi có thể cải thiện hồ sơ lipid trong vài tuần. Sâm tẩm mật ong nguyên củ có tác dụng gì ?

3. Ngăn ngừa sự hình thành mảng bám

Allicin và các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) bằng cách giảm stress oxy hóa và viêm. Tỏi cũng làm giảm mức homocysteine - một loại axit amin liên quan đến tổn thương động mạch.
Ăn tỏi thường xuyên hỗ trợ tính linh hoạt của mạch máu và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông hoặc mảng bám nguy hiểm.

4. Giảm đông máu

Tỏi hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên bằng cách làm giảm kết tập tiểu cầu. Tác dụng chống đông máu này hỗ trợ lưu thông máu trơn tru hơn và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Dầu tỏi hoặc tỏi sống trong thực phẩm có thể đặc biệt hữu ích trong việc duy trì lưu thông máu tối ưu, đặc biệt đối với những người có nguy cơ mắc biến chứng tim mạch.
Cách dễ dàng để thêm tỏi vào nấu ăn hàng ngày là chỉ cần thêm tỏi sống băm nhỏ vào salad, súp hoặc xào... Bạn cũng có thể pha trà tỏi bằng cách ngâm tép tỏi đã nghiền nát trong nước nóng hoặc dùng thực phẩm bổ sung tỏi lâu năm nếu tỏi sống quá nồng so với khẩu vị của bạn. Sự nhất quán là chìa khóa, tiêu thụ một lượng nhỏ thường xuyên sẽ giúp bảo vệ tim lâu dài.
Tham khảo : Tinh dầu thông đỏ chính phủ hàn quốc giá bao nhiêu ?