Trong thời gian thai nghén, những tác động từ mẹ bầu như thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ có ảnh hưởng lớn đến thai nhi. Đặc biệt, theo các chuyên gia, dị tật thai nhi có nguy cơ tăng cao nếu mẹ bầu mắc những lỗi sau. Tham khảo bài viết sau đây cùng sàng lọc trước sinh gentis để biết cách phòng ngừa và bảo vệ con yêu tốt nhất, mẹ bầu nhé!
Những thói quen xấu của mẹ dễ gây dị tật thai
Dị tật bẩm sinh là hiện tượng thai nhi sau khi sinh ra có dấu hiệu bất thường về chức năng, cấu trúc cơ thể hay chuyển hóa ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ sau này. Theo thống kê của bệnh viện Phụ Sản Trung ương, tỉ lệ dị tật thai nhi ở Việt Nam khoảng 3%, trong đó đứng đầu là các dị tật ở hệ thần kinh, đầu, mặt, cổ tiếp đến là vùng bụng và hệ xương, chi. Theo các chuyên gia, ngoài lỗi nhiễm sắc thể, nguy cơ dị tật thai nhi cũng sẽ tăng cao hơn nếu mẹ bầu thuộc những trường hợp sau.
1/ Bà bầu bị căng thẳng, stress
Do chưa chuẩn bị tâm lý, mọi thứ bị xáo trộn kết hợp với sự gia tăng nội tiết tố làm cho mẹ luôn ở trong trạng thái căng thẳng. Khi phải sống chung với stress trong suốt thai kỳ mẹ đã vô tình gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của thai nhi.
2/ Dùng thuốc bừa bãi
Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời gian mang thai đều cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ. Vì nhiều thành phần của thuốc có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành hình và phát triển của thai nhi, gây ra những dị tật bẩm sinh đáng tiếc khi trẻ chào đời. Thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc ngủ hoặc giảm đau hạ sốt là những loại đặc biệt nguy hiểm với thai nhi.
3/ Mẹ bầu nghiện rượu, thuốc lá
Phụ nữ mang thai khi uống rượu sẽ tác động trực tiếp lên thai nhi gây sẩy thai, sinh non, em bé sau khi sinh còn có thể bị ảnh hưởng về tâm lý. Thuốc lá vốn đã được xem là một chất độc vì có hàm lượng các chất độc hại rất cao. Đối với mẹ bầu khi hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động đều gây hại đến thai nhi trong bụng. Vì vậy, cần tránh xa hai loại chất độc hại trên, bầu nhé!
4/ Phơi nhiễm các chất phóng xạ, tia X-quang
Thường tiếp xúc với môi trường có chất phóng xạ hay các thiết bị phát ra tia X-quang, máy CT cũng sẽ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Bé sinh ra có nguy cơ mất hoặc giảm khả năng học tập, có bất thường ở mắt hay khiếm khuyết bộ phận nào đó trên cơ thể.xét nghiệm hpv là gì ?
Phòng tránh dị tật thai nhi: Cần bắt đầu từ sớm!
Trước khi mang thai
Khi có ý định mang thai, mẹ bầu nên khám sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị dứt điểm những căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nên tiêm phòng các bệnh như cúm, rubella, viêm gan B…ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Bắt đầu bổ sung sắt và đặc biệt là axit folic để tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Giai đoạn mang thai
– Mẹ hãy nên đi khám và siêu âm thai ít nhất 3 lần trong suốt thai kỳ. Lần đầu tiên khi tuổi thai từ 11-13 tuần; Lần thứ 2 từ 18-22 tuần tuổi; Lần thứ 3 từ 28-32 tuần tuổi. Vì trong 3 lần khám này có thể phát hiện sớm và hầu hết các dị tật bẩm sinh cả bên ngoài lẫn bên trong nội tạng của thai nhi.
– Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng hết sức quan trọng, cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, hạn chế sử dụng các loại cá có nguồn thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ…vì có thể gây dị tật thai nhi. Bà bầu cũng cần tránh xa những củ quả đã mọc mầm bởi chúng chứa nhiều chất độc, các sản phẩm nhiều cafein, cocain.
– Trong khi mang thai, mẹ bầu không nên tiếp xúc với chó mèo vì trong phân của chúng có vi khuẩn Toxoplasmosis. Khi bị nhiễm vi khuẩn này trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ làm tăng tỉ lệ dị tật thai nhi lên đến 40%. Những dị tật thường gặp như điếc bẩm sinh, đầu nhỏ, trí tuệ chậm phát triển.
Tham khảo thêm : Địa chỉ làm xét nghiệm thalassemia tại đà nẵng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét