Bắt đầu từ tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ bầu bắt đầu nhận thấy những thay đổi của bản thân. Trong đó, sự thay đổi cảm xúc là tình trạng rất thường gặp ở hầu hết mẹ bầu. Hãy sàng lọc trước sinh gentis cùng tìm hiểu về vấn đề này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai.
Sang tuần thai thứ 7 mẹ bầu có những triệu chứng gì ?
Dưới đây là 8 triệu chứng mẹ có thể gặp khi bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ:Buồn nôn
Đây được xem là triệu chứng ốm nghén điển hình mà đa số các mẹ bầu đều gặp phải. Mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn khi ăn một số món, kể cả những món mà trước đây mẹ rất thích.Không những vậy, tình trạng buồn nôn còn có thể xảy ra mọi lúc, không chỉ trong lúc ăn. Ngay cả khi bụng đói, mẹ cũng cảm thấy buồn nôn. Điều này khiến mẹ vô cùng khó chịu và mệt mỏi.
Tăng hoặc giảm cân
Cân nặng của mẹ có thể tăng lên do thai nhi đang ngày một nặng hơn. Ngược lại, một số mẹ bầu lại bị giảm cân do cơ thể mẹ chưa kịp thích ứng với việc mang thai hoặc do tình trạng ốm nghén quá nặng khiến mẹ chán ăn, ăn ít hơn thường ngày.Tuy nhiên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu chứng tỏ bé yêu trong bụng đang lớn dần. Mẹ sẽ quen dần với việc này và ổn định trở lại sau giai đoạn ốm nghén khó khăn.
Nước miếng tiết ra nhiều hơn
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi. Nhiều mẹ cảm thấy thèm ăn, nhưng có mẹ lại cảm thấy chán ăn. Đó là triệu chứng ốm nghén thường gặp.Tuy nhiên, dù mẹ có thay đổi thói quen ăn uống theo chiều hướng nào đi nữa, mẹ bầu vẫn cảm nhận được nước miếng của mình tiết ra nhiều hơn thông thường. Mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề này nhé vì nó chỉ là thay đổi hết sức bình thường khi mang bầu thôi.
Ốm nghén, buồn nôn là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải ở tuần thai thứ 7
Thèm ăn
Như đã nói ở trên, thói quen ăn uống của mẹ có nhiều thay đổi khi mang bầu. Nhiều mẹ bầu cảm thấy thèm ăn, nhanh đói hơn do lượng máu cung cấp đến thai nhi tăng cao nên lượng dinh dưỡng cũng cần được đáp ứng nhiều hơn.Lúc nào, mẹ có thể thèm những món mà trước đây mình không hề thích. Thậm chí có những người trước đây không ăn được chua nhưng bây giờ lại thèm chua hoặc ngược lại.
Ợ nóng hoặc khó tiêu
Khi mang thai ở tuần thứ 7, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa. Trong đó, ợ nóng và khó tiêu là triệu chứng thường gặp. Tình trạng táo bón không chỉ khiến mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng ở me.Đi tiểu nhiều hơn
Bước sang tuần thứ 7, kích thước của thai nhi bắt đầu tăng nhanh. Tử cung mở rộng để đủ diện tích bao bọc thai nhi. Từ đó, nó chèn ép lên bàng quang khiến bàng quang không còn chứa được nhiều nước tiểu như trước. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn dù lượng nước mẹ uống vẫn không nhiều so với trước đây.Mệt mỏi
Khi bên trong cơ thể mẹ xuất hiện một thiên thần bé nhỏ thì việc mẹ bầu mệt mỏi hơn là một điều dễ hiểu. Thậm chí, tâm trạng của mẹ cũng thay đổi khá thất thường, nhạy cảm hơn, dễ xúc động hoặc dễ giận dữ hơn.Chuột rút vùng xương chậu
Ở tuần thứ 7 của thai kỳ, thai nhi đã có một kích thước rõ rệt. Nó tác động và tăng áp lực lên vùng xương chậu của mẹ khiến mẹ thỉnh thoảng bị chuột rút ở vùng này.Cơ thể của mẹ sẽ có những thay đổi gì?
Bước vào tuần thứ 7, thai nhi đã bắt đầu phát triển mạnh với việc hình thành một số cơ quan như tim, phổi… Đây cũng là lúc cơ thể mẹ cảm nhận được nhiều thay đổi rõ rệt so với thời kỳ không mang bầu.Sang tuần thứ 7 của thai kỳ, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi
Bên cạnh niềm hạnh phúc khi có sự xuất hiện của thiên thần bé nhỏ, mẹ sẽ gặp nhiều phiền toái ở tuần thứ 7 của thai kỳ. Mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều lần hơn. Cảm giác vừa bước chân ra khỏi wc lại đã muốn vào tiếp sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi và phiền toái.
Bên cạnh đó, do sự thay đổi hormone nội tiết tố cũng khiến cảm xúc của mẹ xáo trộn. Tình trạng “sáng nắng chiều mưa”, dễ cáu giận, bực tức là điều dễ hiểu đối với mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ còn gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi… do sự thay đổi mạnh mẽ của nội tiết tố.
Ở tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ bắt đầu thấy xuất hiện những mạch máu nổi rõ lên ở vùng ngực và ở chân. Nếu đứng lâu một chỗ, mẹ sẽ nhanh cảm thấy đau và tê chân, thậm chí bị chuột rút.
Ngoài ra, núm vú của mẹ bắt đầu thâm đen hơn, xung quanh có thể xuất hiện các nốt nhỏ. Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng vì những nốt mụn nhỏ ấy vì chúng là các Montgomery, giúp cho hai đầu vú có thể sẵn sàng tiết sữa. Mẹ tuyệt đối không được nặn hay nắn bóp chúng.
Một sự thay đổi mà mẹ bầu dễ dàng nhận ra khi mang thai tuần thứ 7 là âm đạo tiết ra nhiều dịch nhầy hơn trước. Đây là một sự thay đổi sinh lý hết sức bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ trong trường hợp chất nhầy có màu lạ, kèm theo mùi hôi thì mẹ nên đi khám bác sĩ vì rất có thể mẹ đã gặp phải các vấn đề về phụ khoa
Ngoài những thay đổi trên, ở một số mẹ bầu, tình trạng “dậy thì” lại xuất hiện. Mẹ bắt đầu mọc nhiều mụn hơn. Tuy nhiên, những chiếc mụn này là do sự thay đổi hormone gây nên. Mẹ có thể để mặc chúng hoặc sử dụng các sản phẩm trị mụn chất lượng. Tốt nhất, mẹ nên dùng những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính để không gây ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của mẹ và sức khỏe thai nhi.
Biến chuyển trong cảm xúc của mẹ trong tuần thai thứ 7
Bên cạnh những thay đổi trong sinh lý, mẹ bầu cũng có nhiều biến chuyển trong cảm xúc khi thai nhi bước sang tuần thứ 7.Ở tuần thai thứ 7, mẹ bầu sẽ cảm thấy bị xuống tinh thần một chút. Bên cạnh đó, đa số mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi do ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng vì sắp trải qua 3 tháng đầu thai kỳ “khổ sở” rồi. Bây giờ mẹ chỉ cần ăn uống đầy đủ để bé yêu sẽ lớn lên khỏe mạnh và chờ đón ngày chào đời.
Ở giai đoạn này, có không ít bà bầu cảm thấy có lỗi vì đã không hết lòng với thai nhi. Bởi những mệt mỏi đã khiến mẹ thỉnh thoảng có những suy nghĩ tiêu cực. Cũng ở giai đoạn này, một số mẹ bầu rơi vào trạng thái trầm cảm nếu luôn có những suy nghĩ tiêu cực, cảm giác bị cô lập, không được quan tâm từ phía những người thân yêu hay bị áp lực về tài chính, áp lực xã hội… độ mờ da gáy là gì ?
Khi rơi vào trạng thái trầm cảm, mẹ sẽ không chăm sóc bản thân thật tốt. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của mẹ mà còn ảnh hường tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Mẹ bầu cần giữ tinh thần thoải mái, ăn uống đủ dưỡng chất để luôn khỏe mạnh
Lời khuyên dành cho mẹ bầu để ổn định cảm xúc và sức khỏe
Không chỉ riêng giai đoạn mang thai tuần thứ 7 mà trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên biết cách tự cân bằng, ổn định cảm xúc cũng như sức khỏe để có thể tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển.Sức khỏe tinh thần
Không đơn giản chỉ cần giữ cơ thể khỏe mạnh mà mẹ bầu cũng cần có sức khỏe tinh thần vững chắc để có thể chăm sóc và bảo vệ thai nhi. Ở tuần thứ 7, mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiết chế cảm xúc vì giai đoạn này các triệu chứng ốm nghén luôn làm mẹ khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên, hãy cố gắng cân bằng chúng.Mẹ luôn phải có những suy nghĩ tích cực, tránh xa những suy nghĩ tiêu cực hay trạng thái chán nản. Hãy tìm đến những điều làm mình cảm thấy vui vẻ, thích thú thay vì nghĩ ngợi hay lo lắng quá nhiều. Gặp gỡ, trò chuyện với những bà bầu khác hoặc với bạn bè, người thân để chia sẻ và nhận được sự quan tâm của mọi người. Đừng bao giờ xa lánh và tự cô lập chính mình với những người xung quanh.
Sức khỏe thể chất
Trong suốt thai kỳ, mẹ luôn cần một cơ thể khỏe mạnh để có thể nuôi dưỡng thai nhi lớn lên mỗi ngày. Hãy ăn những món ăn giàu chất dinh dưỡng, ăn chín uống sôi và phải đảm bảo thực phẩm rõ nguồn gốc, sạch sẽ mẹ nhé.Ở tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ cần tăng gấp đôi hàm lượng sắt cho nhu cầu của cơ thể. Vì giai đoạn này thai nhi đang phát triển mạnh mẽ nên thể thích máu sẽ phải tăng lên, đáp ứng nhu cầu của bé. Vì thế, mẹ cẩn bổ sung thêm sắt nếu không sẽ không đủ và mẹ sẽ rơi vào trạng thái thiếu máu. Những thực phẩm giàu sắt mẹ cần bổ sung gồm thịt bò, rau xanh, hạnh nhân, trứng…
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên giảm khối lượng công việc thường ngày để giành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu mẹ vẫn làm đủ khối lượng công việc như trước đây trong trạng thái mệt mỏi vì ốm nghén sẽ không tốt cho sức khỏe hiện tại. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ không được chủ quan.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bước sang tuần thứ 7 của thai kỳ, cả sức khỏe lẫn tinh thần của mẹ đều có những thay đổi. Mẹ không cần quá lo lắng về những thay đổi này. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng tuyệt đối không được chủ quan.Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, cảm xúc luôn rơi vào trạng thái xấu, mẹ nên gặp bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích. Nó không bao giờ là thừa mà sẽ giúp mẹ có những điều kiện tốt nhất để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.
Đọc thêm: Vai trò của xét nghiệm double test với mẹ bầu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét