Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Phát hiện mang thai có nên siêu âm đầu dò hay không ?

Rất nhiều chị em phụ nữ, nhất là những bạn trẻ khi mới mang thai lần đầu, ngoài việc thích nghi dần với những thay đổi ở cơ thể trong thời kỳ mang thai... thì các mốc khám thai, kỹ thuật khám thai, xét nghiệm trước sinh là điều mà mọi người thường quan tâm hơn cả.

Mới phát hiện mang thai có nên siêu âm đầu dò

Xuân L. (24 tuổi, Nhân viên văn phòng tại Hà Nội) chia sẻ: “Cháu đã chậm được 10 ngày và kiểm tra bằng que thử thai, cho kết quả 2 vạch rõ nét. Giờ cháu muốn thực hiện siêu âm, để chắc chắn bào thai có thực sự khỏe mạnh, an toàn. Tuy nhiên, cháu băn khoăn mới có thai có nên siêu âm đầu dò không? vì cháu nghe nói đây là kỹ thuật siêu âm an toàn, cho kết quả thăm khám chính xác? Nhưng cũng nhiều người lại bảo siêu âm đầu dò là không tốt, và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Mong bác sỹ sớm giải đáp và cho cháu lời khuyên. Cảm ơn bác sỹ”.

Bác sỹ Phụ sản giải đáp, mới có thai có nên siêu âm đầu dò không?

Là người từng thăm khám, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho hàng ngàn thai phụ, Bác sỹ chuyên khoa I phụ sản - Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, siêu âm đầu dò là kỹ thuật siêu âm vùng chậu nhằm chuẩn đoán hình ảnh hiện đại và chuẩn xác nhất dành cho phụ nữ mang thai hiện nay.
- Theo đó, khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế để tiếp xúc trực tiếp vào bộ phận sinh dục, qua âm đạo tạo nên sóng âm tần cao chiếu lên phía trên tử cung để thu hình ảnh từ buồng trứng, tử cung, giúp phát hiện thể trạng thai nhi, mức độ phát triển và các vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra… Cụ thể:
+ Theo dõi thai nhi, xác định vị trí nằm của thai nhi, phát hiện sớm những trường hợp mang thai ngoài tử cung và áp dụng biện pháp xử lý kịp thời.
+ Đối với thai nhi lớn có thể giúp theo dõi chính xác nhịp tim và chẩn đoán sớm nguy cơ sảy thai.
+ Chẩn đoán một số loại bệnh lý hoặc bất thường của mẹ liên quan đến tử cung (độ dày niêm mạc), buồng trứng (vòi trứng, cổ tử cung, buồng trứng u nang, u xơ buồng trứng) và nguyên nhân gây chảy máu bất thường (nếu có).
- Mặt khác, bác sỹ Hương cũng cho biết với phụ nữ mang thai, trong 3 tháng đầu thai kỳ nên thực hiện siêu âm đầu dò để có kết quả theo dõi chính xác nhất, bởi khi đó phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên phương pháp này sẽ mang lại kết quả tốt hơn là siêu âm thành bụng. Siêu âm đo độ mờ da gáy vào tuần bao nhiêu của thai kì.
- Đồng thời khi đưa thiết bị đầu dò vào âm đạo chỉ dừng lại ở phía ngoài chứ không tiến sâu vào bên trong gần với tử cung và thai nhi, do đó chị em có thể yên tâm khi áp dụng hình thức siêu âm thai này.

Siêu âm đầu dò và những điều mà thai phụ cần lưu ý!

- Khi thực hiện kỹ thuật siêu âm đầu dò, thai phụ nên hạn chế uống nước và cần đi tiểu cho hết để bàng quang rỗng, giúp kết quả thu được chính xác hơn.
- Mặc dù kết quả siêu âm đầu dò chính xác, nhưng không nhất thiết lần khám thai nào chị em cũng phải thực hiện kỹ thuật này. Khi thai nhi phát triển hơn thì chỉ nên thực hiện kỹ thuật siêu âm thành bụng.
- Đồng thời, các mẹ bầu cần chú ý chọn địa chỉ thăm khám thai uy tín, có bác sĩ thực hiện siêu âm đầu dò cũng như khám thai an toàn, giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo cho kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Từ những phân tích và đánh giá được Bác sỹ Hương đưa ra ở trên, chính là câu trả lời cho thắc mắc của chị em về vấn đề “mới có thai có nên siêu âm đầu dò không?”. Đây thực sự là một hình thức khám thai an toàn, không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi như nhiều người lầm tưởng.
Vậy nên, nếu có băn khoăn về các mốc khám thai quan trọng hay kỹ thuật khám thai an toàn, mời chị em gọi ngay cho bác sỹ của chúng tôi theo Hotline: 18002010 – Website: gentis.com.vn để được giải đáp mọi thắc mắc và đưa ra lời khuyên tốt nhất.
Đọc thêm: chọc ối là gì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét