Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

Dinh dưỡng cho mẹ bầu có thai tháng thứ 8

Bước vào tháng thứ 8 mẹ bầu sẽ gặp không ít khó khăn bởi thai nhi phát triển ngày càng lớn gây chèn ép vào dạ dày và ruột làm tăng chứng ợ nóng và khiến cho bà bầu khó có thể ăn nhiều thức ăn trong một bữa. Vì vậy, để mẹ có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và cần thiết cho sự phát triển của bé, mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho giai đoạn này. Cùng xét nghiệm trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !

Tìm hiểu dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8

Tầm quan trọng về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 hết sức quan trọng, ở giai đoạn này canxi và một số dưỡng chất cần thiết cho quá trình tăng thể trọng, phát triển hệ thần kinh cho bé, tránh tình trạng còi xương cho bé. Vậy mẹ cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào trong tháng thứ 8 thai kỳ?
Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ calo mỗi ngày, mẹ không cần ăn quá nhiều vào 1 lúc mà có thể chia nhỏ thành 5 – 6 bữa mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn và đảm bảo việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và cân đều calo trong cơ thể. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng mẹ cần bổ sung tháng thứ 8.

Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8

Vitamin và các khoáng chất

Khi mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần bổ sung một số vitamin và các khoáng chất sau:
  • Protein: Ngay từ tháng thứ 5 cho đến tháng thứ 9 của thai kỳ mẹ cần bổ sung nhiều protein để giúp kích thích sản sinh sữa mẹ đầy đủ. Protein có trong cá thực phẩm như thịt, sữa, cá, giò heo, các loại hạt.
  • Sắt: Sắt giúp sản sinh ra máu để nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu sắt dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho thai nhi cũng như sự phát triển của thai nhi. Và đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ, bổ sung đầy đủ sắt sẽ giúp mẹ bổ sung thêm lượng máu bị “thất thoát” trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Vì thế mà các bà mẹ cần bổ sung chất sắc có nhiều trong thực phẩm như gan, tim động vật, trứng, thịt nạc, rau muống…
  • Canxi: Thai nhi tháng thứ 8 phát triển gần như hoàn thiện, xương bé giai đoạn này cũng đang phát triển cứng hơn, vì thế mà bà bầu nên bổ sung đầy đủ canxi để giúp bé hoàn thiện xương, chống các bệnh xương khớp bé sau này.
  • Chất xơ: Để tránh tình trạng việc bị táo bón, và hệ tiêu hóa hoạt động kém, các bà mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm có chất sơ, các thực phẩm tươi mát dể tiêu hóa như rau xanh, trái cây, ngũ cốc…
  • Chất đạm, carbohydrate và chất béo
Tháng thứ 8, thai nhi vẫn đang duy trì mức tăng trưởng khá nhanh, tăng 200 g mỗi tuần. Vì vậy, mẹ vẫn cần bổ sung nhiều chất đạm để đảm bảo cho quá trình tăng trưởng của bé. Mẹ có thể bổ sung đạm từ các nguồn động vật, bơ sữa, rau đậu, và quả hạch cũng sẽ giúp mẹ nhanh lành các mô bị tổn thương khi trong quá trình sinh nở.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ, mẹ bầu cần bổ sung từ 75 đến 100gr chất đạm mỗi ngày khi mang thai. Ngoài ra, mẹ còn cần bổ sung các axit béo omega-3 có trong cá để tạo điều kiện cho việc phát triển não bộ của bé và đồng thời làm giảm lượng đường tiêu thụ để kiềm chế sự tăng cân quá mức trong giai đoạn này. Hội chứng down khi mang thai là gì ?

Bổ sung thực phẩm giúp giảm thiểu những vấn đề về dạ dày và ruột

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, do sự chèn ép của thai nhi và sự gia tăng nồng độ progesterone sẽ dẫn đến tình trạng ợ nóng ở bà bầu. Vì vậy, mẹ bầu nên ưu tiên những loại rau củ được nấu chín để tạo ít hơi và làm giảm khó chịu cho dạ dày của mẹ.

Mang thai tháng thứ 8 không nên ăn gì?

Không ăn đồ tái sống

Ăn đồ tái sống rất dễ nhiễm khuẩn vì chúng có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli. Nên từ khi mang thai mẹ không nên ăn uống đồ tái sống để đảm bảo sức khỏe khi mang bầu. Bên cạnh đó, những thức ăn thừa để tủ lạnh, thức ăn đóng gói sẵn, những thực phẩm đóng gói có chứa chất bảo quả và phụ gia cũng không tốt với sức khỏe của phụ nữ mang thai.
Mẹ bầu cần bổ sung cho mình một chế độ ăn giàu protein, canxi, sắt, chất xơ… uống nhiều nước để thai nhi được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, phát triển tốt nhất.

Đồ ăn cay

Đồ ăn cay sẽ khiến mẹ gặp phải những vấn đề về dạ dày và ruột, hơn nữa nó còn ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ nên hạn chế hoặc tránh những món ăn cay nóng.
Hạn chế thực ăn nhiều mỡ
Những thức ăn nhiều mỡ, các loại bột để có thể gây khó khăn cho việc sinh nở. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ không nên ăn thức ăn quá mặn như: cá muối khô, dưa muối…

Mẹ cần chú ý khi mang thai tháng thứ 8

  • Nghỉ ngơi: Thời gian này mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục nên mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, vận động, đi lại nhẹ nhàng.
  • Chuẩn bị vật dụng và sức khỏe để sinh con: Khi mang thai tháng thứ 8, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết trước sinh như: tã, quần áo cho trẻ sơ sinh… Mẹ cần luyện tập phối hợp các bài tập: tập thở, xoa bóp, các động tác áp chế khi sinh để việc sinh con diễn ra thuận lợi hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn trong thời gian này, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.
  • Chú ý khi âm đạo bị chảy máu: Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này. Có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ. Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.
  • Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu, có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra… thì cần nhập viện ngay.
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8 hy vọng sẽ hữu ích với mẹ bầu. Ở tháng thứ 8 mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, bổ sung dưỡng chất để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, chuẩn bị sức khỏe để sinh con.
Đọc thêm: Thực hiện đo độ mờ da gáy ( do mo da gay) tuần bao nhiêu thai kì

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét