Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Cách để bổ sung canxi cho bà bầu theo từng giai đoạn

Việc bổ sung canxi cho mẹ bầu không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi mà còn cả sức khỏe của mẹ sau này nữa. Nếu cơ thể mẹ thiếu hụt canxi có thể gây tác động bất lợi đến thai nhi bao gồm loãng xương, dị cảm, vọp bẻ, co giật,… Ngược lại tiêu thụ quá nhiều canxi có thể tăng nguy cơ sỏi tiết niệu, táo bón, và giảm khả năng hấp thu các vi chất khác. Do đó hiểu biết rõ bổ sung canxi như thế nào là đúng và đủ rất quan trọng, các mẹ bầu có thể tham khảo thông tin dưới đây cùng xét nghiệm trước sinh gentis để hiểu rõ hơn về việc bổ sung canxi cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ nhé.

Bổ sung canxi cho bà bầu theo từng giai đoạn

Tại sao cần bổ sung canxi cho bà bầu?

Sự phát triển của thai nhi cần được cung cấp đủ canxi mỗi ngày và lượng canxi này bào thai sẽ lấy từ cơ thể mẹ, do đó nếu mẹ không hấp thụ đủ canxi sẽ ảnh hưởng đến cả thai nhi và sức khỏe của mình.
Người mang thai dễ tăng huyết áp. Nghiên cứu đã cho thấy nếu bổ sung đủ canxi và đúng thời điểm thì huyết áp giữ được mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kì, ngược lại nếu bổ sung không đúng cách hoặc không được bổ sung có thể gây ra tăng huyết áp thai kỳ.
Hoạt động xử lý canxi của cơ thể mẹ bầu kém hơn bình thường. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết người có thai thiếu canxi, mẹ nên ghi nhớ để bổ sung canxi kịp thời nhé:
  • Móng tay dễ gãy: canxi giúp móng tay cứng cáp hơn nên khi cơ thể thiếu canxi móng tay rất dễ gãy.
  • Đau răng: nếu răng bị lung lay, đau nhức dễ sứt thì mẹ nên đi kiểm tra vì đây là dấu hiệu cơ thể không được cung cấp đủ canxi.
  • Đau nhức cơ bắp: thiếu hụt canxi khi mang thai có thể gây hiện tượng chuột rút, tê tay chân hoặc đau nhức khi co dãn bắp tay bắp chân.
  • Cơ thể mệt mỏi: có thể kèm theo mất ngủ, lo âu là “báo hiệu” cơ thể không nhận đủ lượng canxi cần thiết đấy. đo độ mờ da gáy (do mo da gay) tuần bao nhiêu thai kì ?

Hướng dẫn bổ sung Canxi cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kì

Tùy thuộc giai đoạn thai kì người mẹ sẽ cần cung cấp lượng canxi khác nhau, mẹ nên nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn để có hàm lượng canxi phù hợp với thể trạng của mình. Thường lượng canxi cần bổ sung trong thời kì mang thai sẽ chia làm 4 giai đoạn quan trọng, cụ thể:

Giai đoạn 1: Từ 0 đến 12 tuần tuổi

Trong 3 tháng đầu tiên này lượng canxi cần thiết cho mẹ bầu vào khoảng 800mg, có nghĩa là mỗi ngày mẹ cần được cung cấp khoảng 50mg canxi.
Sữa là một nguồn bổ sung canxi rất tốt, mẹ bầu chỉ cần uống 1-2 cốc vào buổi sáng là có thể đáp ứng được nhu cầu canxi lúc này.

Giai đoạn 2: Từ 13 đến 26 tuần tuổi

Giai đoạn này mẹ cần phải bổ sung nhiều canxi hơn. Một chế độ dinh dưỡng bổ sung các thực phẩm giàu canxi cùng chăm chỉ tắm nắng, sẽ thúc đẩy sự tổng hợp vitamin D nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Bên cạnh đó mẹ nên tập thể dục thể thao vừa sức, để cải thiện tình trạng của xương tăng cường hoạt động xương khớp. Giai đoạn này cơ thể mẹ cần phải được cung cấp khoảng 1200mg canxi.
Mẹ lưu ý không nên để việc bổ sung canxi chậm quá 20 tuần của thai kỳ vì đây là thời kỳ hình thành cấu trúc xương của thai nhi.

Giai đoạn 3: 3 tháng cuối thai kỳ

Tại thời điểm này xương của trẻ đang dần ổn định mỗi ngày, mẹ cần được bổ sung từ 150 – 450mg canxi để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi trong bụng cũng như sức khỏe người mẹ.

Giai đoạn 4: Sau khi sinh

Lúc này canxi đóng vai trò giúp người mẹ hồi phục cơ thể và cải thiện chất lượng sữa – nguồn dinh dưỡng thiết yếu nhất của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Hấp thụ nguồn sữa mẹ thiếu hụt canxi có thể khiến trẻ gặp các bệnh lý về xương.
Một số lưu ý khi bổ sung canxi cho bà bầu để tăng hiệu quả:
  • Đối với người có lượng canxi thấp, việc bổ sung canxi trước khi sinh giúp phòng ngừa tiền sản giật, đặc biệt cần thiết ở những người có nguy cơ huyết áp cao.
  • Bổ sung canxi là cần thiết nhưng liều lượng thế nào phải do bác sĩ quyết định và cần được theo dõi dựa trên tổng lượng canxi cho bà bầu (gồm chế độ ăn uống, chất bổ sung và thuốc kháng acid). Tổng lượng canxi được khuyến cáo không vượt quá 3g mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng canxi máu.
  • Canxi có trong nhiều nguồn có thể là thực phẩm ăn hàng ngày, dưới dạng thuốc bổ hoặc trong một số thuốc trị bệnh dạ dày tá tráng, do đó cần chú ý tổng lượng canxi đưa vào cơ thể.
  • Cẩn trọng khi bổ sung sắt cùng canxi do sự kết hợp này có thể dẫn đến các phản ứng không mong muốn. Bạn nên sử dụng các chất trên cách nhau vài giờ.
  • Để tăng cường hiệu quả hấp thu canxi bác sĩ có thể chỉ định vitamin D kèm theo.
  • Một chế độ ăn uống khoa học là cách bổ sung canxi hợp lý nhất. Đại diện nhóm thực phẩm lành mạnh giàu canxi như cá, tôm, sữa bò tươi, sữa chua, đậu nành và các chế phẩm của đậu nành, rau muống, rau dền, rau bí…
Một số tác nhân làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể:
  • Một số chất như oxalate khi kết hợp với canxi sẽ làm giảm hấp thu canxi, do đó khi bổ sung canxi cho bà bầu cần lưu ý không sử dụng cùng lúc các thực phẩm chứa oxalate như chocolate, trà, ca cao…
  • Không nên sử dụng các loại đồ uống có gas, nước ngọt, cà phê và các loại thực phẩm chứa nhiều acid phosphoric – chất làm hạn chế sự tổng hợp canxi và tăng đào thải canxi ra khỏi cơ thể.
  • Mẹ bầu không nên ăn nhiều muối, loại gia vị này không chỉ cản trở sự hấp thụ canxi mà còn làm mất canxi qua đường bài tiết. Do đó nếu mẹ bầu có thói quen ăn mặn thì cần kiểm soát những gì mình nạp vào cơ thể hàng ngày hơn.
  • Việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu là cần thiết nhưng chính vì tâm lý này mà một số mẹ đã tiêu thụ nhiều đồ ăn có hàm lượng chất béo cao. Đây chính là tác nhân làm hao hụt canxi trong co thể, acid béo làm hoạt động hấp thụ canxi của cơ thể kém hơn.
  • Một số loại thực phẩm như măng, đậu nành, hành, bột chưa lên men có chứa acid phytic có thể kết hợp với canxi thành các phức hợp không hòa tan ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi.
Đọc thêm: xét nghiệm nipt hết bao nhiêu tiền 2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét