Mang bầu là thời điểm vô cùng quan trọng và nhạy cảm đối với các bà mẹ. Ăn gì, uống gì phải xem xét rất kỹ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho mẹ mà vẫn an toàn cho con, trong đó có kẽm. Kẽm cho bà bầu có vai trò như nào? Cách bổ sung an toàn nhất là gì? Hãy cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !
Vai trò của kẽm đối với phụ nữ mang thai
Vai trò của kẽm cho bà bầu là gì?
Cơ thể con người cần tới khoảng 60 loại nguyên tố khác nhau để tồn tại và phát triển bình thường, trong đó có kẽm. Vi khoáng kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng tế bào, góp phần khởi tạo và phân chia ADN, nhất là với thai nhi.
Thời điểm bà bầu mang thai chính là lúc thai nhi cần đầy đủ dưỡng chất nhất cho quá trình hình thành và phát triển cả về ngoại hình và trí não. Mà kẽm lại có trong thành phần của hơn 80 loại enzym, tác động đến sự phát triển toàn diện của trí não.
Vai trò của kẽm đối với phụ nữ đang mang thai vô cùng quan trọng
Các bà đẻ mà thiếu kẽm thời điểm này đồng nghĩa với trẻ cũng bị thiếu kẽm. Các thai nhi bị thiếu kẽm trong quá trình phát triển sẽ dần tới khi sinh ra sẽ có một hệ miễn dịch kém, nhẹ cân, còi cọc, lười ăn, các vết thương sẽ lâu lành hơn và có khả năng trí tuệ sẽ thấp hơn so với bạn cùng trang lứa. Dấu hiệu thiếu kẽm ở bà bầu cũng không rõ ràng bởi chúng hay bị nhầm lẫn với các triệu chứng của thời kỳ mang thai. Vì thế, cần phải đi khám thai kỳ thường xuyên và bổ sung kẽm cho bà bầu cũng chính là giúp cho các công tử, tiểu thư nhà bạn có được sức khỏe tốt trong tương lai. Đo độ mờ da gáy cho thai nhi vào tuần bao nhiêu ?
Bổ sung kẽm cho bà bầu, bà đẻ an toàn nhất
Trước khi tìm cách bổ sung kẽm cho bà bầu, bà đẻ thì bạn cần phải biết liều lượng cần bổ sung là bao nhiêu? Mỗi một độ tuổi, tình trạng cơ thể khác nhau thì sẽ cần một lượng kẽm khác nhau. Bổ sung đúng, đủ sẽ mang đến rất nhiều lợi ích nhưng thừa thì gây hại không nhỏ đâu. Bổ sung thừa kẽm sẽ ảnh hưởng đến quá trình dậy thì của trẻ. Thậm chí, nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não bởi thừa quá nhiều kẽm sẽ là chất độc cho não.
Bảng lượng kẽm khuyến cáo cho bà bầu, bà đẻ
Lượng kẽm khuyến nghị
- Phụ nữ mang thai 11mg/ngày
- Phụ nữ cho con bú 12mg/ngày
- Phụ nữ bình thường 8mg/ngày
Dựa vào bảng lượng kẽm khuyến nghị trên, hẳn là bạn đã biết được mỗi ngày mình nên bổ sung bao nhiêu là hợp lý. Giờ là tìm giải pháp bổ sung cho hợp lý.
Bổ sung kẽm cho phụ nữ mang thai có nhiều cách khác nhau, nhưng dễ nhất là bổ sung bằng thực phẩm giàu kẽm và thuốc kẽm. Đây là 2 cách mà các ông chồng có thể làm thường xuyên để chăm sóc chị em.
1. Thực phẩm tự nhiên chứa nhiều kẽm
Thực phẩm giàu kẽm thì có rất nhiều, có khi sử dụng thường ngày mà lại không biết nó tốt cho sức khỏe. Xung quanh chúng ta, rất nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao. Bởi thế đừng lo lắng đến việc ăn mãi một món mà chán nhé. Bảng dưới đây sẽ chứng minh cho bạn điều đó:
Bảng thực phẩm chứa hàm lượng kẽm cao nhất
Theo một số chuyên gia tư vấn sức khỏe thì phụ nữ mang thai không nên ăn hàu. Bởi đây là loại thực phẩm có khả năng mang một số bệnh truyền nhiễm và ở trong hàu cũng có chứa một hàm lượng thủy ngân nhỏ. Các bà bầu nên đặc biệt chú ý điều này nhé!
Bổ sung kẽm bằng thực phẩm thiên nhiên là cách an toàn nhất. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến nguồn gốc thực phẩm. Rất nhiều người vì lợi ích trước mắt mà sử dụng các loại hóa chất, các chất bảo quản. Nếu các bà bầu sử dụng thực phẩm này sẽ rất nguy hiểm.
2. Thuốc kẽm
Bổ sung kẽm bằng thuốc là cách bổ sung rất nhanh bởi kẽm đã được tổng hợp với hàm lượng cao. Khi sử dụng thuốc kẽm nhất quyết phải ghi nhớ một số điều sau:
- Không tự tiện sử dụng thuốc kẽm, phải có sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn
- Không tự ý tăng (giảm) liều lượng
- Không uống thuốc kẽm khi đang uống thuốc bổ sung canxi bởi canxi sẽ hạn chế khả năng hấp thu kẽm vào cơ thể. Nếu muốn uống thuốc kẽm cần phải cách thời gian uống canxi khoảng 3-4 tiếng.
- Khi thấy cơ thể có biểu hiện lạ như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, hãy đến bác sĩ để kiểm tra lại. Các triệu chứng này khá giống với thời kỳ đầu khi mang thai nên dễ khiến chị em nhầm lẫn mà bỏ qua.
- Thời gian bổ sung kẽm tốt nhất cho bà bầu là khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi ăn.
Trên đây là vai trò của kẽm đối với bà bầu và cách bổ sung kẽm an toàn nhất mà chị em cũng như các ông chồng cần phải tuyệt đối quan tâm. Nhớ theo dõi để cập nhật tin tức mới nhất nhé!
ĐỌc thêm: xét nghiệm nipt hết bao nhiêu tiền 2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét