Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Dấu hiệu bị thiếu kẽm ở mẹ bầu là gì ?

Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ "nạp" quá ít hoặc quá nhiều khoáng chất này vào cơ thể đều sẽ gây phản tác dụng và để lại những hậu quả khôn lường. Dưới đây sàng lọc trước sinh gentis sẽ chia sẻ với các mẹ những điều cần biết về kẽm đối với thai kì.

Những dấu hiệu thiếu kẽm ở bà bầu

Mẹ bầu cần bao nhiêu kẽm trong thai kỳ?

Kẽm (Zn) đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các quá trình sinh hóa trong cơ thể. Kẽm giúp đảm bảo cân bằng hàm lượng đường trong máu, giảm tốc độ chuyển hóa của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phân chia và tổng hợp AND. Kẽm đặc biệt quan trọng đối với khả năng đề kháng của cơ thể.
Ở mỗi độ tuổi thì lại cần một lượng kẽm khác nhau, trong đó, các mẹ bầu cần nạp 11-12mg/ngày (mẹ bầu dưới 18 tuổi cần tăng lên 13mg/ngày).
Mẹ không nhất thiết phải mỗi ngày bổ sung chính xác lượng kẽm kể trên, mà có thể cộng dồn lại vài ngày hoặc một tuần.
Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ để hạn chế thiếu kẽm trong thai kỳ.

Tác hại của thừa, thiếu kẽm ở mẹ bầu 

Kẽm rất cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi nhưng nếu bổ sung kẽm quá nhiều hay quá ít đều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
Việc thiếu kẽm của mẹ bầu có thể do tình trạng ốm nghén, không ăn uống được gì ở những tháng đầu mang thai gây ra. Thiếu kẽm lại làm cho tình trạng nghén tăng lên, nôn ói, mệt mỏi nhiều... cứ như vậy tạo thành một vòng soắn bệnh lý rất khó gỡ ra được. Nghén lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của bào thai. Hơn nữa có thể còn làm giảm sự tích lũy năng lượng và các chất dinh dưỡng gây ra giảm tiết sữa mẹ sau sinh, mất sữa sớm (do không tích lũy năng lượng trước khi mang thai).
Thừa kẽm ở mẹ bầu cũng có những tác hại lớn không kém, khiến mẹ mệt mỏi và có thể dẫn tới chuyển dạ sớm (nếu thừa kẽm ở tam cá nguyệt thứ 3). Khám thai định kì, chuẩn đoán trước sinh là cách các mẹ an tâm hơn trong suốt quá trình mang thai.

Dấu hiệu thiếu kẽm - Dấu hiệu thừa kẽm

Để phát hiện được tình trạng thiếu kẽm thì mẹ bầu cần theo dõi những dấu hiệu nghén để nhận biết: nghén nặng và giảm ăn kéo dài.
Ngoài việc dựa vào dấu hiệu nghén để nhận biết tình trạng thiếu kẽm, phụ nữ mang thai cần phải làm một số xét nghiệm (phân tích kẽm bằng cực phổ Polarography).
Trong khi đó, việc thừa kẽm ở mẹ bầu là khá hiếm nhưng việc sử dụng quá nhiều kẽm sẽ khiến mẹ thường bị ớn lạnh, đau miệng và cổ họng, ợ hơi, buồn nôn, mệt mỏi
Mẹ bầu nên chú ý các hiện tượng ốm nghén của mình bởi nó có thể bị nhầm lẫn với việc thiếu kẽm.
Bổ sung kẽm hợp lý trong thai kỳ
Chính bởi tác hại của việc thừa, thiếu kẽm trong thai kỳ mà mẹ bầu nên nhớ bổ sung kẽm thật hợp lý với lượng 11-12mg/ngày nhé.
Mẹ có thể bổ sung bằng việc uống viên kẽm (nếu có sự đồng ý của bác sĩ) hoặc bổ sung một số loại thực phẩm giàu kẽm vào chế độ ăn hàng ngày như các loại hải sản, thịt nạc đỏ, gan bò, ngũ cốc thô (nguyên hạt), rau củ, rau lá xanh và trái cây.
Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh. 
ĐỌc thêm nhiều hơn tại đây: độ mờ da gáy là gì ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét