Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Chuyển dạ nhanh bằng cách kích thích nhũ hoa mẹ bầu

Kích thích nhũ hoa là hành động cọ xát, xoa bóp núm vú, bầu ngực để giúp gây co thắt và thúc đẩy mẹ bầu chuyển dạ.
Mẹ bầu nào cũng mong đợi sẽ được gặp bé yêu vào tuần mang thai thứ 40 nhưng đôi lúc có vẻ như thiên thần nhỏ vẫn chưa sẵn sàng. Bạn có thể bồn chồn, lo lắng nhưng việc đã qua ngày dự sinh mà bạn vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ là điều bình thường.
Trong những trường hợp như vậy, các bác sĩ có thể cố gắng tác động hoặc hướng dẫn để bạn chuyển dạ một cách tự nhiên hoặc kích thích các cơn gò tử cung để hỗ trợ quá trình chuyển dạ. Một trong những kỹ thuật như vậy là kích thích nhũ hoa. Cùng nipt gentis tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết sau đây nhé !

Kích thích nhũ hoa có hỗ trợ mẹ bầu chuyển dạ nhanh

Bạn có thể thực hiện kích thích chuyển dạ tại nhà khi gần đến ngày dự sinh. Vì hiệu quả của các kỹ thuật này chỉ được biết đến thông qua lời truyền miệng, do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử. Kết quả cũng sẽ phụ thuộc vào vào thể trạng cá nhân của mỗi mẹ bầu. Ngoài ra, kích thích chuyển dạ chỉ được đề xuất trong trường hợp thai kỳ không có bất kỳ nguy cơ cao nào.

Kích thích nhũ hoa có giúp chuyển dạ?

Kích thích núm vú có thể giúp gây chuyển dạ với điều kiện mẹ bầu không gặp bất kỳ biến chứng trong thai kỳ. Oxytocin đóng một vai trò quan trọng trong việc bắt đầu giai đoạn chuyển dạ bằng cách kích hoạt các cơn gò tử cung. Việc kích thích nhũ hoa sẽ giúp giải phóng loại hormone này và thúc đẩy cơn gò nhằm hỗ trợ sự di chuyển của em bé xuống âm đạo.
Dưới đây là một số bằng chứng cho thấy việc kích thích nhũ hoa sẽ giúp kích thích chuyển dạ, nhưng chỉ trong các trường hợp thai kỳ không có nguy cơ hoặc nguy cơ thấp:
  • Trong một thí nghiệm thực hiện một cách ngẫu nhiên nhưng có kiểm soát tại một bệnh viện nhà nước ở Thổ Nhĩ Kỳ (2015), các giai đoạn chuyển dạ diễn ra ngắn hơn khi mẹ bầu kích thích nhũ hoa. Thời gian một ca chuyển dạ sinh con trung bình là 3,8 giờ (giai đoạn đầu), 16 phút (giai đoạn thứ hai) và 5 phút (giai đoạn thứ ba). Ngoài ra, phương pháp này hỗ trợ sinh thường.
  • Trong một nghiên cứu năm 2012 được thực hiện trên mẹ bầu mang thai lần đầu và có nguy cơ thấp, phụ nữ ở tuần thai 38 được khuyên nên xoa bóp ngực ba lần một ngày, trong 15 – 20 phút. Những người này đã sinh em bé ở tuần thai 39,2, sớm hơn khi so sánh với nhóm không xoa bóp. Ngoài ra, nguy cơ mẹ bầu sinh mổ cũng được giảm đáng kể.
  • 16 phụ nữ mang thai khỏe mạnh trong khoảng từ 38 – 40 tuần tuổi thai được yêu cầu thử kích thích nhũ hoa trong ba ngày, một ngày một giờ. Người ta đã tiến hành kiểm tra nồng độ oxytocin trong nước bột của các thai phụ này. Vào ngày thứ ba, nồng độ oxytocin tăng cao và sáu phụ nữ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ. 

Kích thích nhũ hoa hoạt động như thế nào?

Hành động kích thích nhũ hoa mô phỏng hành động cho con bú và làm cho các tế bào cảm giác của núm vú kích thích não bộ giải phóng oxytocin bằng cách xoa hoặc chà xát, từ đó tạo ra các cơn gò tử cung.

Cách kích thích nhũ hoa gây chuyển dạ

Để thực hiện việc này, bạn có thể tham khảo những gợi ý như sau:
  • Chọn phương pháp: Bạn có thể kích thích nhũ hoa bằng tay hoặc sử dụng máy hút sữa
  • Massage quầng vú: Giữ núm vú ở giữa ngón tay cái và ngón trỏ, nhẹ nhàng xoa bóp khu vực này. Bạn có thể tập trung massage quầng vú (khu vực sậm màu xung quanh núm vú). Trong núm vú tồn tại các đầu dây thần kinh kích thích giúp giải phóng nội tiết tố.
  • Thực hiện với bầu ngực còn lại: Mẹ bầu nên dành ra khoảng 15 phút massage cho mỗi ngực và sau đó đợi từ 2 – 4 phút trước khi chuyển bên. Tiếp tục kích thích núm vú và bầu ngực trong 1 giờ và lặp lại 3 lần/ngày.
  • Cẩn trọng khi thực hiện: Hãy nhớ mục đích ban đầu của bạn là tạo ra kích thích chuyển dạ nhưng đừng quá mong đợi các cơn gò mạnh sẽ diễn ra. Nếu cơn gò xuất hiện, hãy tạm dừng xoa bóp và chờ cho đến khi cảm giác này dừng lại để đo thời gian. Tiếp tục kích thích cho đến khi các cơn co thắt kéo dài hơn một phút và cách nhau trong vòng ba phút. Thực hiện chẩn đoán trước sinh khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị hoàn hảo cho công cuộc vượt cạn sau này.
Nếu nhũ hoa của mẹ bầu có cảm giác đau hoặc hơi sưng, hãy thoa dầu dừa giúp để giảm bớt sự khó chịu.

Các kỹ thuật khác để kích thích chuyển dạ

Bên cạnh việc tự kích thích nhũ hoa để kích thích các cơn chuyển dạ còn có nhiều phương pháp tự nhiên khác giúp gây chuyển dạ cho phụ nữ mang thai, chẳng hạn như:
  • Đi bộ, đặc biệt là đi bộ đường dài, có thể kích thích cơ thể giải phóng oxytocin và tạo động lực cho em bé di chuyển xuống xương chậu. Tuy nhiên, không nên đi bộ nhanh vì sẽ khiến cơ thể mệt mỏi nhanh chóng.
  • Người ta tin rằng mẹ bầu sử dụng dầu thầu dầu có thể kích thích sự co bóp tử cung. Tuy nhiên, loại dầu này đôi khi dẫn đến tiêu chảy do đặc tính nhuận tràng tự nhiên của nó.
  • Trong dứa chứa một loại enzyme gọi là bromelain, có khả năng kích thích chuyển dạ bằng cách làm mềm cổ tử cung. Một số loại trái cây nhiệt đới khác bao gồm: đu đủ, xoài và kiwi cũng có tác dụng tương tự.
  • Châm cứu có thể kích thích cơ thể giải phóng oxytocin thúc đẩy các cơn chuyển dạ, làm giảm sự khó chịu và đau đớn liên quan đến chuyển dạ.
  • Tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm có thể kích thích sự co bóp tử cung. Hành động này tác động tích cực đến cảm xúc của mẹ bầu bằng cách hỗ trợ thư giãn, loại bỏ nỗi sợ hãi và lo lắng về quá trình sinh nở. Mặt khác, hãy đảm bảo nước đủ độ ấm nhưng không được nóng quá.

Khi nào bạn nên đến bệnh viện?

Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, các cơn co thắt sẽ diễn ra với mức độ âm ỉ cùng một chút khó chịu. Khi bạn thử bất kỳ phương pháp nào ở trên, hãy quan sát các cơn co thắt và cố gắng ghi chép lại thời gian một cách chính xác.
Lý tưởng nhất, các cơn co thắt sẽ kéo dài khoảng 40 đến 60 giây và lặp lại 3 – 5 lần trong 10 phút. Nếu bạn cảm thấy những hiện tượng sau thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra:
  • Có hiện tượng tháo nút nhầy cổ tử cung
  • Các cơn co thắt diễn ra mạnh hơn và kéo dài hơn
  • Cảm thấy em bé đang di chuyển xuống khu vực xương chậu.
  • Khi đến gần ngày sinh, bạn có thể cảm lo lắng, kiệt sức xen lẫn cảm giác háo hức muốn được nhìn thấy em bé. Dẫu cho như vậy, mẹ bầu vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thay vì tự ý kích thích chuyển dạ.
Đọc thêm: xét nghiệm nipt hết bao nhiêu tiền 2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét