Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Covid-19 có thích mẹ bầu hơn vài đối tượng khác

Mẹ bầu có dễ mắc Covid-19 hơn những đối tượng khác? Dưới đây là câu trả lời xác thực nhất, mẹ bầu đang mang thai đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu nên tham khảo kỹ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.

Virut Covid-19 có thích mẹ bầu hơn những đối tượng khác

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng xác thực nào chứng minh mẹ bầu nhạy cảm với SARS-CoV-2 hơn so với các đối tượng khác. Cụ thể, trong quá trình nghiên cứu với những tác nhân như cúm hoặc SARS-CoV, một số phụ nữ có thai dường như biểu hiện bệnh nặng hơn.
Thế nhưng, cho dù vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng vì từ triệu chứng bệnh cho đến các phương pháp dự phòng, điều trị cho bà bầu nhiễm Covid-19 không có gì khác biệt so với các đối tượng khác. Điều đó đồng nghĩa, nếu mẹ bầu nhiễm Covid-19 vẫn được điều trị bình thường như ngành y tế đã và đang thực hiện.

Covid-19 có lây từ mẹ sang con không?

Hiện nay, có 2 đường truyền bệnh khác biệt nhau là: đường truyền dọc và đường truyền ngang. Đường truyền ngang xảy ra khi một người mắc bệnh và lây cho những người xung quanh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Lây truyền dọc là truyền trực tiếp virus gây bệnh từ mẹ sang con mà không qua môi trường bên ngoài.
- Về lây truyền dọc: hiện nay chỉ có 2 ca trẻ sơ sinh mắc Covid-19 đã được báo cáo: ca thứ nhất được chẩn đoán nhiễm Covid-19 khi bé được 17 ngày tuổi, sau khi tiếp xúc gần với mẹ đã dương tính với virus trước đó. Ca thứ 2 là khi bé mới sinh được 36 tiếng, không rõ ràng cả về nguồn lây lẫn thời điểm nhiễm bệnh. Chia sẻ các xét nghiệm cần làm khi mang thai !!!
Theo một nghiên cứu trên 9 thai phụ được đăng tải trên tạp chí The Lancet, không phát hiện virus trong bất kỳ mẫu dịch ối, máu cuống rốn, mẫu phết họng thai nhi, mẫu bánh rau (nhau) hay mẫu sữa mẹ nào đã được thu thập. Từ đó kết luận không có bằng chứng lây truyền dọc, từ mẹ sang con mà không qua môi trường bên ngoài.
- Về lây truyền ngang: Covid-19 có thể lây lan từ người sang người qua ba con đường: tiếp xúc gần (dưới 2 mét); qua các giọt bắn ra khi người có bệnh ho/hắt hơi; qua các bề mặt trung gian (mặt bàn, tay nắm cửa,…). Vì vậy, nếu mẹ bầu thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa, sẽ không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo từ mẹ sang con.

Mẹ bầu cần phòng tránh Covid-19 thế nào là đúng?

- Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ nhiễm khuẩn như nút bấm thang máy, phương tiện giao thông công cộng, tay nắm cửa ra vào công ty, điện thoại, bàn làm việc… Rửa tay bằng dung dịch hoặc xà phòng dưới vòi nước trong từ 20 đến 30 giây.
- Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng vì tay bạn có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn. 
- Hạn chế đến nơi có nguy cơ lây nhiễm, tránh tụ tập đông người. 
- Giữ tinh thần thoải mái, làm việc và tập luyện vừa sức. Đặc biệt mẹ bầu nên ngủ đủ và sâu giấc để tăng sức đề kháng và miễn dịch.
- Thực đơn cần đa dạng thực phẩm để cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất cho cơ thể mẹ và thai nhi. Những dưỡng chất thiết yếu như canxi, sắt, axit folic, vitamin cần được bổ sung đầy đủ qua các thức ăn và các thực phẩm bổ sung. 
Đọc thêm: Hội chứng down khi mang thai và những điều cần biết

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét