Khi hay tin tai nạn chìm tàu trên biển thuộc Quảng Đông (Trung Quốc), năm gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh đứng ngồi không yên cũng như lập bàn thờ con mình. ≫> Xét nghiệm ADN làm thẻ ADN cá nhân
Sang Trung quốc làm dịch vụ xét nghiệm ADN nhận diện con
Chuyến vượt biển định mệnh
Ngày 8-7, bà Trần Thị Trâm (xã Nam Lộc, Nam Đàn, Nghệ An) đã làm di ảnh, lập bàn thờ thờ con là Lưu Xuân Hoàng (26 tuổi). Thi thể anh Hoàng đang để ở TP Chu Hải (Quảng Đông, Trung Quốc), anh Hoàng cùng với các lao động quê Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương... Đã thiệt mạng trong chuyến tàu vượt biển ở Trung Quốc hôm 31-3.
Nạn nhân Lưu Xuân Hoàng
Những ngày qua, bố anh Hoàng là ông Lưu Văn Báu cùng một người cháu vay mượn được 200 triệu đồng rồi lặn lội sang Trung Quốc để làm thủ tục xét nghiệm ADN, nhận thi thể con, đưa về quê nhà.
"Ông Báu điện về nói qua xét nghiệm ADN thì chính xác là Hoàng. Tuy nhiên, hiện phải ở lại Trung Quốc làm nhiều thủ tục cần thiết mới được nhận thi thể con và xin giấy phép đưa thi thể con về Việt Nam. Hai đến ba ngày nữa chồng tôi mới đưa được thi thể con về đến nhà" - Bà Trâm gạt nước mắt kể.
Theo bà Trâm, anh Hoàng từng đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan nhưng do lương thấp, công việc quá nặng nhọc đã trở về nước vào tháng 5-2016. Sau đó, anh nghe theo một số người rủ rê, đã nộp tiền "cò" để sang Trung Quốc tìm việc làm.
“Hoàng nó đi được vài ngày thì mới điện về nhà nói đã đi Trung Quốc làm ăn. Đến ngày thứ ba Hoàng tiếp tục gọi điện về thông báo với gia đình là đang lên tàu ra biển, sau đó thì mất liên lạc hoàn toàn. Ban đầu vợ chồng chúng tôi chỉ nghĩ con nó đi xuất khẩu lao động chui, bị phía Trung Quốc bắt giữ thôi, ai ngờ… Đến khoảng 25-5, tôi đang gặt lúa ngoài đồng thì nhận được điện thoại của một cháu đang ở Đài Loan nói về việc có tàu bị chìm ở Trung Quốc, trên tàu có nhiều người Việt Nam. Trong số các thi thể được tìm thấy chỉ có duy nhất anh Lê Đình Hiếu (quê Đô Lương) có giấy tờ tùy thân. Hoàng có đi cùng tàu với anh Hiếu" - bà Trâm vừa khóc, vừa nói.
Bà Trâm cũng cho biết gia đình đã ra Bắc Giang tìm hiểu thì được biết người tên Minh Đen là môi giới thu của mỗi người lao động từ 40 triệu đồng để đưa đi lao động chui.
Theo bà Trâm, sau khi đưa thi thể con về quê nhà làm lễ an táng xong sẽ làm đơn tố cáo và đề nghị công an vào cuộc điều tra đường dây đưa người đi lao động trái phép trên.
Bà Trần Thị Trâm ngồi khóc, ngóng trông thi thể con từ Trung Quốc
Hé lộ đường dây đưa người đi trái phép
Ở Hà Tĩnh, đến chiều 6-7, ông Đào Hữu Thiên (xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh) đã mang tro cốt con là Đào Sĩ Hùng về đến quê nhà và tổ chức lễ an táng.
Ông Thiên cũng cho biết: “Khi tôi qua Quảng Đông nhận thi thể con trai thì nghe mấy người bên đó nói mới tìm được khoảng 13 thi thể chủ yếu là người Nghệ An và Bắc Giang. Hiện bảy thi thể đã được người thân sang xin nhận và xin làm thủ tục đưa về nước, số thi thể còn lại chưa xác định được danh tính, quê quán bởi không tìm được giấy tờ tùy thân".
Chị Hồ Thị Tiếp (vợ anh Hùng) cho biết anh Hùng được một đường dây ở Bắc Giang đưa đi lao động "chui". "Khi anh Hùng ra đến Bắc Giang còn phải ở lại đó một tuần để chờ gom các lao động khác. Đến cuối tháng 3 thì anh Hùng qua đến Trung Quốc và có gọi điện thoại về báo tin. Anh nói ở bên này đang có bão nên chưa thể lên thuyền được. Đến ngày 31-3, anh Hùng gọi điện về nói mọi người quyết định lên tàu để vượt biển. Chồng còn căn dặn tôi ở nhà giữ gìn sức khỏe lo cho con ăn học. Anh gắng đi kiếm ít tiền vốn sẽ trở về quê làm ăn...".
Theo các gia đình nạn nhân ở Nghệ An, Hà Tĩnh, tất cả lao động trên đi Trung Quốc đều không có hợp đồng lao động. Anh Hùng từng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài rồi khi hết hạn hợp đồng trở về nước. Đầu năm 2017, anh Hùng được giới thiệu đường dây đi Đài Loan chi phí chỉ hết 40 triệu đồng. Người môi giới cho anh Hùng có tên là Minh Đen (ở huyện Lục Ngạn, Bắc Giang). Tháng 2-2017, anh Hùng cùng một người bạn ở Hà Tĩnh ra Bắc Giang gặp người cầm đầu đường dây "sang Trung Quốc rồi vượt biển sang Đài Loan làm việc". Khi ra Bắc Giang, anh Hùng có gọi điện về cho vợ biết là "ra đầy gặp nhiều lao động quê Nghệ An, Quảng Trị, Hải Phòng... Cùng chờ để đi".
Trước khi vượt biển sang Đài Loan, Hùng liên hệ thoại về cho gia đình cho biết nếu thuận tiện thì chỉ đi tàu mất khoảng tầm 3 giờ đồng hồ và nếu không gặp may thì mắc Công an Trung Quốc bắt giữ.
Nguồn: sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét