Đau mắt đỏ là bệnh lý rất thường gặp, dễ lây lan thành dịch bệnh. Với bà bầu, căn bệnh này lại không hề đơn giản. Nếu không được chăm sóc tốt sẽ gây biến chứng nguy hiểm. cùng xét nghiệm sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu ngay nhé !
Bị đau mắt đỏ khi mang thai có nguy hiểm
Bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai
Đau mắt đỏ là bệnh do virus nhóm Adeno gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Đặc biệt, do có thể lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc nên rất dễ phát triển thành dịch trên phạm vi lớn.
Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị đau mắt đỏ do khi mang thai, nội tiết tố nữ thay đổi, hệ miễn dịch của mẹ cũng yếu hơn nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ có thể gây ra do 3 nguyên nhân chính là:
– Vi khuẩn
– Virus
– Dị ứng (lông động vật, bụi…)
Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ
Cũng giống như những đối tượng khác, khi bị đau mắt đỏ, mẹ bầu sẽ có một vài biểu hiện sau:
– Ngứa, cộm mắt
– Đỏ mắt
Đau mắt đỏ không chỉ gây khó chịu mà có thể làm giảm thị lực
Với từng nguyên nhân gây bệnh, bệnh đau mắt đỏ lại có biểu hiện khác nhau.
Đối với trường hợp đau mắt đỏ do bị dị ứng, người bệnh sẽ bị ngứa mắt và chảy nước mắt kèm theo rỉ ở 2 bên khóe mắt và cũng có thể bị viêm mũi dị ứng. Mặc dù vậy, bệnh đau mắt đỏ do dị ứng không lây lan nên khác an toàn.
Đối với trường hợp đau mắt đỏ do virus, người bệnh sẽ bị đau mắt và chảy nước mắt. Thị lực suy giảm và rất nhạy cảm với ánh nắng. Kèm theo đó, người bệnh sẽ bị nổi hạch ngay trước tai.
Đối với trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, ngoài đau và ngứa mắt, người bệnh còn bị ra nhiều rỉ mắt màu xanh hoặc vàng vào buổi sáng, việc mở mắt bình thường trở nên khó khăn và thường phải dùng nước thấm mới mở được. Một số trường hợp nặng có thể bị viêm loét giác mạc.
Đường lây truyền của bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Có thể kể đến như:
- Lây lan qua không khí
- Tiếp xúc trực tiếp với rỉ mắt của người bệnh qua bắt tay, cầm nắm những vật dụng đã nhiễm nguồn gây bệnh
- Sử dụng nguồn nước bẩn, ô nhiễm
Con đường lây lan của bệnh đau mắt đỏ khá dễ dàng nên nó dễ trở thành dịch bệnh trên diện rộng.
Đau mắt đỏ ở bà bầu có nguy hiểm không?
Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây truyền và bà bầu là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch yếu. Đau mắt đỏ ở bà bầu có nguy hiểm không là mối quan tâm của hầu hết chị em phụ nữ.
Đau mắt đỏ nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm giác mạc, gây sẹo giác mạc và có nguy cơ làm giảm thị lực… Tuy nhiên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng về việc ảnh hưởng đến thai nhi bởi vì khả năng ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ bầu mắc bệnh đau mắt đỏ là rất thấp.
Cách chữa đau mắt đỏ ở mẹ bầu
Dù không quá nguy hiểm nhưng đau mắt đỏ khiến mẹ vô cùng khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống thường ngày nên cần được chữa trị ngay nếu phát hiện bị bệnh.
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có cách chữa trị khác nhau:
Đau mắt đỏ do virus
Thường thì bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể chườm lạnh để giảm phù nề, nhỏ mắt bằng nước mắt nhân tạo thường xuyên để làm sạch và bảo vệ mắt.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị bằng một vài loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc mỡ tra mắt dành cho mẹ bầu.
Đau mắt đỏ do dị ứng
Trước tiên hãy tránh xa nguồn gây dị ứng và đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc giảm dị ứng và nước mắt nhân tạo để có thể giảm cảm giác ngứa, khó chịu ở mắt.
Tốt nhất, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên nghỉ làm vài ngày để tránh lây bệnh. Nên đeo kính để không lây cho những người xung quanh. Với mẹ bầu, việc sử dụng thuốc cần hết sức chú trọng. Mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống mà hãy đi khám và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mẹ có thể rửa mắt bằng dung dịch nước muối 0,9%. Tuy nhiên, cần đảm bảo tay được vệ sinh sạch sẽ và không nên dụi lên mắt vì có thể sẽ lây nhiễm vi khuẩn và cọ xát gây tổn thương mắt. độ mờ da gáy nên thực hiện siêu âm vào tuần bao nhiêu ?
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng ngừa đau mắt đỏ hiệu quả
Bị đau mắt đỏ bà bầu nên ăn gì/kiêng gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, mẹ bầu nên kết hợp chế độ ăn uống đúng cách để quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Thực phẩm nên ăn
Mẹ bầu nên ăn những thực phẩm giàu vitamin A và tốt cho mắt như cà rốt, ớt chuông, dầu cá, quả việt quất, các loại rau xanh (trù rau muống)…
Thực phẩm nên kiêng
Nếu bị đau mắt đỏ, mẹ bầu nên tránh xa thực phẩm tanh như tôm, cá, chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga, hạn chế ăn mỡ động vật và rau muống vì ăn rau muống sẽ sinh nhiều ghèn mắt.
Biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ nếu để lâu, kéo dài có thể ảnh hưởng đến thị lực sau này, làm giảm thị lực nên mọi người, nhất là mẹ bầu cần thật sự đề cao việc phòng tránh bệnh kể cả khi những người xung quanh đang không có ai mắc bệnh.
Mầm bệnh đau mắt đỏ có thể tồn tại bên ngoài môi trường vài ngày nên rất khó phát hiện và dễ lây lan khi người bệnh chưa có biểu hiện bệnh. Do đó, phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ đôi mắt của chính mình.
Mẹ bầu cần:
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
- Không nên dùng tay dụi mắt;
- Nên dùng nước nhỏ mắt để dưỡng mắt mỗi ngày;
- Không được dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt với người khác;
- Khăn mặt cần được giặt sạch thường xuyên và phơi khăn ngoài nắng để hạn chế vi khuẩn sinh sôi trong khăn;
- Khi có dịch bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm;
- Hạn chế đến nơi đông người, nơi có nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh như bệnh viện, trạm xá…;
- Không nên sử dụng nguồn nước ô nhiễm;
- Hạn chế đi bơi vì có thể lây nhiễm bệnh dễ dàng qua nước ở bể bơi;
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh đau mắt đỏ, mẹ bầu cần tham khảo để có biện pháp phòng ngừa và chữa trị đúng cách, hiệu quả.
Tham khảo thêm: xét nghiệm sàng lọc trước sinh vào tuần thứ mấy