Những biểu hiện của triệu chứng ốm nghén như cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, có cảm giác buồn nôn và nôn khan rất nhiều, có người nôn đến ra cả mật xanh, mật vàng khiến cơ thể mất nước, chán ăn; ngửi mùi hoặc nhìn thấy một số thực phẩm thì nôn thốc, nôn tháo,… khiến không ít mẹ bầu phải khổ sở đối mặt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dù ốm nghén nhưng mẹ bầu vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ hỗ trợ cho thai nhi phát triển tốt nhất. Cùng sàng lọc trước sinh gentis tìm hiểu chi tiết hơn tại đây.
Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu bị ốm nghén
Ăn theo sở thích
Nguyên nhân gây nghén là bởi phôi thai tồn tại trong cơ thể người mẹ trên cơ sở bánh rau; bánh rau sản xuất nội tiết tố là nguyên nhân khiến cơ thể người mẹ có sự thay đổi, dẫn đến những triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi… Quá trình nghén không phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ, nghĩa là không phải người khỏe mạnh sẽ nghén ít, người yếu thì nghén nặng, mà phụ thuộc vào sự thích nghi của cơ thể người mẹ với phôi thai nhanh hay chậm, tốt hay không.
Dù ốm nghén nhưng mẹ bầu vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi phát triển tốt nhất.
Cảm giác ốm nghén sẽ rất mệt mỏi và khó chịu, không ăn uống được gì, dẫn đến sút cân, mất nước, mất muối khoáng, rối loạn điện giải trong máu, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, thậm chí nhiều trường hợp có thể dẫn đến trụy tim mạch, đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Đối với thai nhi, khi mẹ bầu bị nghén, chán ăn hoặc sợ ăn, khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng trầm trọng, từ đó làm cho thai nhi kém phát triển. Chính vì vậy, dù bị nghén và chán ăn nhưng mẹ bầu cần phải hiểu rằng những ngày đầu của thai kỳ là thời điểm phôi thai cần được cung cấp những chất dinh dưỡng cơ bản và các vitamin để hình thành cấu tạo và các tổ chức bào thai; vì vậy mẹ bầu vẫn phải cố gắng vượt qua cảm giác mệt mỏi để ăn. Có thể ăn theo sở thích, ăn những món không gây buồn nôn, ăn vào những lúc cơ thể cảm thấy thoải mải, khỏe mạnh nhất.
Thức ăn phải mềm, có nước, dễ tiêu hóa, nên ăn nhiều chủng loại thực phẩm giàu đạm, cần thiết cho phôi thai phát triển mà không làm mẹ bầu chán ăn. Trường hợp mẹ bầu nghén đến mức không ăn được, thì ít nhất cũng phải uống một ít nước đường, sữa hoặc nước ép trái cây để đảm bảo năng lượng tối thiểu cho mẹ và dinh dưỡng cho phôi thai. Ngoài ăn, phụ nữ mang bầu cũng cần uống đủ nước, đặc biệt là nước ép, sinh tố trái cây và sữa tươi mỗi ngày. Những thức uống này không những bù lại lượng nước đã thất thoát do nôn mà còn cung cấp các vitamin đặc biệt là vitamin C và chất khoáng. đo độ mờ da gáy ở tuần bao nhiêu ?
Chia nhỏ các bữa ăn
Bánh quy, bánh mỳ nướng hay ngũ cốc khô là những thực phẩm mà các chuyên gia khuyên bạn nên ăn ngay sau khi thức dậy. Bởi những giây phút đầu tiên bắt đầu một ngày mới dường như luôn là nỗi ám ảnh đối với những mẹ bầu bị ốm nghén, các thực phẩm khô này sẽ giúp bạn làm dịu cơn buồn nôn vào buổi sáng sớm. Sau đó, bạn có thể ăn thêm một ít thực phẩm giàu protein như sữa chua, sữa, pho mát, bơ đậu phộng… hoặc bất cứ món ăn sáng nào mà bạn muốn.
Tốt nhất nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, và với mỗi bữa hãy chọn những thực đơn đơn giản, đủ để đảm bảo dinh dưỡng nhưng cũng đừng khiến bạn phát ngấy. Bạn cũng có thể chọn các món ăn mà mình thấy thèm, nhưng vẫn phải chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng. Bạn cũng nên uống nhiều nước, ít nhất là trước và sau khi ăn khoảng nửa tiếng đồng hồ, để giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Hãy tránh xa những thực phẩm nhiều dầu mỡ, bởi chất béo thường sẽ đọng lại rất lâu trong bao tử gây cảm giác khó chịu và buồn nôn.
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có chứa cafein và hạn chế tối đa sự căng thẳng, stress trong giai đoạn này. Ngoài khẩu phần ăn thông thường, phụ nữ mang thai nên uống bổ sung thêm vitamin và khoáng chất mỗi ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ ở các thời kỳ trước, trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
Mỗi ngày mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng với những bài thể dục dành cho người đang mang thai để tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Cố gắng ngủ đủ giấc, mỗi ngày ngủ ít nhất 8- 9 tiếng mới đảm bảo sức khỏe. Trường hợp ốm ngén kéo dài, sức khỏe suy yếu, mệt mỏi và sút cân cần đi bác sỹ chuyên khoa khám và có những phương pháp điều trị phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe mẹ và con.
Đọc thêm: xét nghiệm double test là gì ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét